Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếng Thái trên đài phát thanh và truyền hình ở huyện Phù Yên - Sơn La
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1940

Tiếng Thái trên đài phát thanh và truyền hình ở huyện Phù Yên - Sơn La

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ TÌNH

TIẾNG THÁI TRÊN ĐÀI PHÁT THANH

VÀ TRUYỀN HÌNH Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ TÌNH

TIẾNG THÁI TRÊN ĐÀI PHÁT THANH

VÀ TRUYỀN HÌNH Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tạ Văn Thông

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa

từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Lương Thị Tình

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Tạ Văn Thông, người thầy

đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau đại học,

các thầy cô trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên, các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách

khoa thư Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện, Lãnh đạo đài TT - TH

Phù Yên đã giúp đỡ tác giả trong sưu tầm tài liệu. Xin cám ơn Ban giám hiệu

Trường THPT Quang Trung - Hải Phòng, các bạn bè, đồng nghiệp và những

người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 05/ 9/ 2018

Tác giả

Lương Thị Tình

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3

5. Đóng góp của đề tài.........................................................................................3

6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ

LUẬN, THỰC TIỄN............................................................................................5

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu..............................................................5

1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí .........................5

1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu về tiếng

Thái trong hoạt động truyền thông............................................................7

1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn..............................................................................9

1.2.1. Cơ sở lí luận: truyền thông và ngôn ngữ truyền thông..............................9

1.2.2. Cơ sở thực tiễn: huyện Phù Yên - Sơn La và người Thái, tiếng Thái ở

Phù Yên ...................................................................................................20

1.3. Tiểu kết .......................................................................................................32

Chương 2: ĐÀI TIẾNG THÁI VÀ SỰ TIẾP NHẬN CỦA NGƯỜI THÁI Ở

PHÙ YÊN ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG THÁI...........................33

2.1. Tình hình phát sóng tiếng Thái trên các đài phát thanh, truyền hình ở

Sơn La......................................................................................................33

2.1.1. Tình hình phát sóng bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ...33

2.1.2. Tình hình phát sóng chương trình tiếng Thái..........................................40

iv

2.2. Khả năng tiếp nhận các chương trình trên đài bằng tiếng Thái của

người Thái ở Phù Yên, Sơn La................................................................42

2.2.1. Về điều kiện và thực tế nghe/ xem các chương trình phát thanh,

truyền hình bằng tiếng Thái.....................................................................42

2.2.2. Khả năng tiếp nhận (hiểu) của người Thái ở Phù Yên với các chương

trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Thái.........................................50

2.3. Tiểu kết .......................................................................................................61

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG THÁI

TRÊN ĐÀI CHO NGƯỜI THÁI Ở PHÙ YÊN..................................................63

3.1. Ý kiến nhận được từ người dân về việc thiết kế các chương trình phát

sóng bằng tiếng Thái .................................................................................63

3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu suất truyền thông bằng tiếng Thái cho người

Thái ở Phù Yên..........................................................................................69

3.2.1. Những nội dung chính sách của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt

Nam giai đoạn từ sau 1975 đến nay ..........................................................69

3.2.2. Một số kiến nghị......................................................................................70

3.3. Tiểu kết .......................................................................................................80

KẾT LUẬN ........................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................84

PHỤ LỤC...............................................................................................................

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong thời đại ngày nay, báo (nói chung) là phương tiện thông tin

đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất, có tác động

mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống và trở thành một trong những động lực

quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Báo gồm những loại hình khác

nhau: báo in (còn gọi là báo viết), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền

hình), thông tấn, báo ảnh và báo điện tử (báo trên internet). Trong tiếng Việt,

báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình, tivi...) được gọi chung là ”đài”.

Trong báo, ngôn ngữ (dạng nói và viết) là phương tiện truyền tải thông

điệp chính, cơ bản nhất. Ngôn ngữ báo tuân theo quy luật tồn tại và phát triển

của ngôn ngữ chung, đồng thời có những nét riêng biệt. Nghiên cứu về ngôn

ngữ báo là một việc làm cần thiết và mang tính thời sự, giúp cho việc sử dụng

nó có hiệu quả hơn trong hoạt động truyền thông.

1.2. Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (DTTS) ở

Việt Nam được thực hiện chủ yếu ở hai hình thức là báo in và đài. Quyết định

số 53 - CP (22/02/1980) đã chỉ đạo cụ thể: công tác thông tin, tuyên truyền và

công tác văn hóa của Nhà nước ở các vùng đồng bào DTTS phải tăng cường

phát huy tiếng nói, chữ viết DTTS trong giao tiếp xã hội cũng như sử dụng trên

các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hóa xã hội, cố

gắng kết hợp sử dụng tiếng, chữ DTTS, giúp đồng bào tiếp thu được dễ dàng,

nhanh chóng.

Trong trường hợp này, ngôn ngữ vừa có vai trò truyền tải nội dung truyền

thông vừa là phương tiện nối kết cộng đồng.

1.3. Ở Việt Nam, dân tộc Thái có 1.550. 423 người, đứng hàng thứ 3 về

dân số trong 54 dân tộc ở nước ta (tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009; Nguồn:

Tổng cục Thống kê/ Kết quả Tổng điều tra dân số 2009). Người Thái ở Việt

Nam sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Tây Bắc Việt Nam và Thanh Hoá,

2

Nghệ An. Ở Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, dân tộc Thái có

số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số (DTTS). Tiếng Thái có thể được

coi là “tiếng phổ thông vùng”.

Huyện Phù Yên vốn là huyện lâu đời nhất của tỉnh Sơn La, là một trong 9

mường Thái trước đây (Mường Tấc). Trong những năm gần đây, huyện Phù

Yên và người Thái nói riêng đang từng bước thoát nghèo và vươn lên, trở thành

huyện phát triển khá của tỉnh. Truyền thông nói chung và đài phát thanh/ truyền

thanh, truyền hình bằng tiếng Thái có vai trò tích cực trong công cuộc này.

Đó chính là lí do đề tài “Tiếng Thái trên đài phát thanh và truyền hình ở

huyện Phù Yên - Sơn La” được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Luận văn cung cấp cứ liệu khoa học từ nghiên cứu truyền thông bằng

ngôn ngữ DTTS ở một địa phương, để làm căn cứ hoạch định những chính sách

và giải pháp cho việc truyền thông của Nhà nước bằng tiếng DTTS ở vùng

DTTS. Đây cũng cơ sở để chính quyền ở huyện Phù Yên và tỉnh Sơn La thực

hiện hiệu quả hơn những chính sách truyền thông bằng ngôn ngữ Thái ở địa

phương mình.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động truyền thông và về tiếng Thái.

- Khảo sát, điều tra làm rõ thực trạng truyền thông bằng tiếng Thái ở

huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La: Các hình thức truyền thông, đặc điểm ngôn ngữ/

các phương ngữ, chữ viết sử dụng cho truyền thông; các cấp, các địa phương có

truyền thông bằng tiếng Thái;

- Khảo sát, điều tra làm rõ khả năng tiếp nhận, nhu cầu, thái độ, nguyện

vọng của người Thái với truyền thông bằng tiếng mẹ đẻ; Phân tích, đánh giá

những thành công và hạn chế của truyền thông bằng tiếng Thái hiện nay.

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông bằng

tiếng Thái tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát khả năng tiếp nhận, nhu cầu, thái độ, nguyện

vọng đối truyền thông bằng tiếng Thái, ở cộng đồng người Thái, với một

nghiên cứu trường hợp: ở huyện Phù Yên - Sơn La.

Lí do lựa chọn huyện Phù Yên là bởi đây là khu vực có hơn 12 dân tộc sinh

sống, trong đó người Thái là dân tộc chiếm đa số tại đây.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Truyền thông gồm 4 loại hình là: báo in (báo giấy), báo nói (phát thanh,

truyền thanh), báo hình (truyền hình) và báo điện tử (báo mạng điện tử).

Do thời gian và khuôn khổ hạn chế, luận văn chỉ tìm hiểu một số khía

cạnh ngôn ngữ học xã hội (như đã nói trên), ở người Thái, đối với các chương

trình tiếng Thái trên đài phát thanh truyền hình trong hoạt động truyền thông ở

huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Các khía cạnh khác về tiếng Thái trên đài (chẳng

hạn từ góc nhìn của “nhà đài” - những người làm công tác truyền thông; đặc

điểm cấu trúc và văn bản tiếng Thái với tư cách phương tiện truyền hình...)

không được coi thuộc phạm vi của luận văn.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: với những hoạt động phỏng vấn,

ghi chép, chụp ảnh, tìm hiểu các tài liệu được lưu giữ tại địa phương và thực tế

quanh chủ đề hoạt động truyền thông bằng tiếng Thái.

Số lượng người Thái được phỏng vấn qua bảng hỏi ngôn ngữ học xã hội là: 182.

4.2. Phương pháp miêu tả: các thủ pháp thống kê, phân loại các dữ liệu;

phân tích các sự kiện và khái quát tìm ra qui luật của các sự kiện cụ thể cho

mục tiêu và mục đích nghiên cứu.

5. Đóng góp của đề tài

5.1. Luận văn góp phần tập hợp những khía cạnh trong lí thuyết về truyền

thông, về vai trò của tiếng mẹ đẻ các DTTS đối với truyền thông ở vùng các

4

DTTS. Đồng thời, chỉ ra vai trò của truyền thông đối với việc bảo tồn và phát

triển ngôn ngữ các DTTS như một thành tố trong văn hóa truyền thống.

5.1. Giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động truyền thông trên đài

bằng tiếng Thái cho đồng bào Thái và các DTTS khác có sử dụng tiếng Thái

hiện nay ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận, thực tiễn

- Chương 2: Đài tiếng Thái và sự tiếp nhận của người Thái ở Phù Yên đối

với các chương trình tiếng Thái

- Chương 3: Một số đề xuất về chương trình tiếng Thái trên đài cho người

Thái ở Phù Yên

5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí

Đã có không ít các tác giả tập trung tìm hiểu những yêu cầu chung

nhất, những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

Về mặt lí luận, năm 1985, tác giả Quang Đạm [11] đã có bài viết Ngôn

ngữ báo chí đăng trên Tập san Người làm báo, số 1. Tác giả đã chỉ ra một số

đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ báo chí thuộc hình thức (báo in) thời bấy giờ.

Năm 2000, Đinh Văn Đức trong bài Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt đầu thế

kỷ XX: Một quan sát về ngôn ngữ của báo chí cách mạng Việt Nam (giai đoạn

1925-1945) [15], đã khảo sát và chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí

cách mạng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, nhấn mạnh đặc trưng và chức

năng của báo chí trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Năm 2001, tác giả Vũ Quang Hào [20] trong cuốn Ngôn ngữ báo chí đã đi

sâu vào khảo sát 3 phong cách chức năng, mà theo ông, báo chí thường sử dụng

là: phong cách chính luận, phong cách khoa học và phong cách hành chính.

Năm 2003, tác giả Nguyễn Tri Niên [39] cũng cho ra đời cuốn sách cùng

tên với cuốn sách của Vũ Quang Hào. Ông đã chỉ ra ba đặc điểm loại hình của

ngôn ngữ báo chí và xem xét nó trong nhiều mối quan hệ: quan hệ phản ánh,

quan hệ đối xứng, quan hệ liên tưởng. Những quan hệ này được cụ thể hóa

trong một số mô hình thông tin.

Năm 2003, tác giả Hoàng Anh đã cho ra đời cuốn sách Một số vấn đề sử

dụng ngôn từ trên báo chí [1], là tập hợp 21 bài viết của tác giả đã công bố trên

các tạp chí và các hội thảo khoa học chuyên ngành. Sách đề cập đến một số vấn

đề khá bức xúc nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức trong

6

địa hạt ngôn ngữ báo chí - một địa hạt vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam: Trách

nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; tính

chất của ngôn ngữ báo chí, sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn

ngữ báo chí; một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn

ngữ báo chí; về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí; một số nét

khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học; những kiểu

lỗi về chính tả thường gặp trên báo chí và mấy kiểu lỗi về dùng từ trên báo

chí; sự kết hợp khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; cách thức tạo

giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn học và

ngôn ngữ báo chí; ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả trong tác phẩm báo

chí; phân loại tiêu đề các văn bản báo chí... Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả

của những khảo sát bước đầu. Có thể cho rằng các bài viết này dành sự quan

tâm khá nhiều đến phương diện hình thức và cấu trúc của tác phẩm báo chí.

Đặc điểm của một số thể loại cũng đã được tác giả nghiên cứu và đề cập đến

trong cuốn sách này như: thể loại phóng sự, ghi nhanh, phát thanh, phỏng vấn

truyền hình...

Năm 2007, tác giả Nguyễn Đức Dân xuất bản cuốn Ngôn ngữ báo chí -

Những vấn đề cơ bản [8], đã bàn luận khá sâu sắc và toàn diện về các phương

diện của ngôn ngữ báo chí từ góc độ lí luận. Trong sách, tác giả đã trình bày về

báo chí - ngôn ngữ báo chí - nhà báo; ngôn ngữ bài tin; thông tin chìm trong

báo chí; diễn đạt trong báo chí.

Sau đó ít năm, Nguyễn Đức Dân cũng có một loạt bài viết về vấn đề này

như: Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí; Vận dụng

tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí [7], [8]. Đây là những bài viết bàn

luận khá sâu sắc về một vài khía cạnh tiêu biểu trong việc sử dụng ngôn ngữ báo

chí. Ông đã khái quát những đặc trưng cũng như những yêu cầu của ngôn ngữ

báo chí về từ ngữ, về câu văn, về tính biểu cảm. Đồng thời ông cũng chỉ ra

những khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ thuộc các phong cách chức

năng khác.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!