Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ HÀ GIANG
TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ HÀ GIANG
TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nhung
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu
phát hiện có sự gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận
văn của mình./.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Hà Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Nguyễn Thị Nhung,
người đã tận tình hướng dẫn viết luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn các
thầy, cô giáo đã giảng dạy, tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong học tập và nghiên cứu. Cuối cùng,
tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, học viên lớp Cao học
Ngôn ngữ khóa 24, cộng tác viên người Tày, Nùng đã động viên, giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn./.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Đinh Thị Hà Giang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU...........................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát..........................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................4
6. Cấu trúc luận văn.............................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiếng Tày - Nùng trong truyền thông .......6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về truyền thông ..........................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ truyền thông ......................................6
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về truyền thông cho DTTS.....................................7
1.1.4. Những nghiên cứu về tiếng Tày - Nùng....................................................8
1.2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu ngôn ngữ Tày - Nùng trong truyền
thông trên địa bàn Thái Nguyên ..............................................................10
1.2.1. Một số khái niệm về truyền thông...........................................................10
1.2.2. Một số khái niệm về ngôn ngữ ................................................................11
1.2.3. Ngôn ngữ truyền thông............................................................................14
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu ngôn ngữ Tày - Nùng trong
truyền thông trên địa bàn Thái Nguyên...................................................15
iv
1.3.1. Khái quát về dân tộc Tày, Nùng và ngôn ngữ Tày - Nùng .....................15
1.3.2. Đôi nét về dân tộc Tày, Nùng và ngôn ngữ Tày - Nùng ở Thái Nguyên......19
1.3.3. Truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....26
1.4. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngôn ngữ, chữ
viết, truyền thông cho đồng bào DTTS ...................................................27
1.4.1. Giai đoạn từ sau 1975 đến những năm 90 của thế kỷ XX.......................27
1.4.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay...............................................................28
1.5. Tiểu kết .......................................................................................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG
TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN...........................31
2.1. Thực trạng về cách thức sử dụng phương ngữ Tày - Nùng trong
truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...........................................31
2.1.1. Đặc điểm về cách thức sử dụng ngữ âm..................................................31
2.1.2. Đặc điểm về cách thức sử dụng từ ngữ ...................................................34
2.1.3. Đặc điểm về cách thức sử dụng câu ........................................................38
2.1.4. Đặc điểm về phong cách..........................................................................43
2.1.5. Đặc điểm về cách thức giao tiếp..............................................................45
2.2. Thực trạng về hiệu lực, hiệu quả truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.................................................................47
2.2.1. Thực trạng về hiệu quả truyền thông.......................................................47
2.2.2. Thực trạng về hiệu lực truyền thông .......................................................49
2.3. Nhu cầu, thái độ, nguyện vọng của đồng bào Tày - Nùng với việc tiếp
cận thông tin bằng tiếng Tày - Nùng.......................................................50
2.3.1. Nhu cầu....................................................................................................50
2.3.2. Thái độ.....................................................................................................53
2.3.3. Nguyện vọng............................................................................................55
2.4. Tiểu kết .......................................................................................................58
v
Chương 3: NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ......................................................60
3.1. Thành công, hạn chế của việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền
thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.......................................................60
3.1.1. Những thành công và nguyên nhân .........................................................60
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..............................................................62
3.2. Cách thức lựa chọn tiếng Tày - Nùng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
truyền thông.............................................................................................65
3.2.1. Cách thức lựa chọn ngôn ngữ/ phương ngữ ............................................65
3.2.2. Cách thức dùng từ ngữ ............................................................................67
3.2.3. Cách thức dùng câu .................................................................................68
3.2.4. Cách thức giao tiếp, lựa chọn phong cách...............................................69
3.3. Xây dựng, triển khai các chính sách khuyến khích phát triển truyền
thông bằng tiếng Tày - Nùng...................................................................69
3.3.1. Chính sách về việc chọn ngôn ngữ/phương ngữ .....................................70
3.3.2. Chính sách về việc lựa chọn loại hình, cấp truyền thông........................71
3.3.3. Chính sách về nội dung truyền thông......................................................71
3.3.4. Chính sách về khoa học, công nghệ và sự hiện đại hóa truyền thông.....73
3.3.5. Chính sách về nhân lực làm truyền thông bằng ngôn ngữ Tày - Nùng........73
3.3.6. Chính sách về kinh tế, tài chính, huy động các phương tiện và
nguồn lực cho hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ Tày - Nùng .......75
3.4. Tiểu kết .......................................................................................................76
KẾT LUẬN ........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................81
PHỤ LỤC...............................................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCCL : Báo chí - công luận
DTTS : Dân tộc thiểu số
KT - XH : Kinh tế - xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
PT - TH : Phát thanh - Truyền hình
TT - TH : Truyền thanh - Truyền hình
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống thanh điệu ........................................................................22
Bảng 1.2: Hệ thống âm đầu (theo tiêu chí định vị)..........................................22
Bảng 1.3: Hệ thống âm đầu (theo tiêu chí phương thức) ................................23
Bảng 1.4: Hệ thống âm cuối ............................................................................24
Bảng 2.1: Thực trạng sử dụng ngữ âm trong Chương trình Phát thanh
tiếng Tày - Nùng..............................................................................31
Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng từ vựng tiếng Tày - Nùng trong Chương
trình Phát thanh tiếng Tày - Nùng...................................................34
Bảng 2.3: Bảng so sánh tỷ lệ dung lượng âm tiết của câu trong văn bản
tiếng Tày - Nùng..............................................................................38
Bảng 2.4: Hiệu quả của truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng.........................47
Bảng 2.5: Tỷ lệ tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ........................50
Bảng 2.6: Thái độ của người Tày - Nùng đối với các loại hình truyền
thông bằng tiếng dân tộc mình ........................................................54
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện hiệu quả truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ........49
Hình 2.2: Biểu đồ nhu cầu tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ......52
Hình 2.3: Biểu đồ nguyện vọng tiếp cận truyền thông tiếng Tày - Nùng ở
các cấp .............................................................................................55
Hình 2.4: Biểu đồ so sánh nguyện vọng đánh giá mức độ yêu thích nội dung
các chương trình truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ......................57
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay. Đối với xã hội, truyền thông tạo tiền đề cơ bản cho sự phát
triển văn hóa, là huyết mạch của nền kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị. Bằng
ngôn ngữ, truyền thông làm thay đổi một cách tự nguyện từ nhận thức đến hành
vi của con người.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Truyền thông bằng tiếng dân tộc
thiểu số giúp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao niềm tự hào dân tộc,
góp phần bảo vệ biên cương, biển đảo của tổ quốc.
Trong số 54 dân tộc anh em thì dân tộc Tày, Nùng có số dân đông, sinh
sống tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có Thái Nguyên), sớm
giác ngộ cách mạng, trung thành với các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, có ảnh hưởng lớn về mọi mặt đến các DTTS khác.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông
chưa thực sự phát triển. Ở Trung ương, Hệ VOV4 Đài Tiếng nói Việt Nam phát
thanh bằng 12 thứ tiếng dân tộc, chưa sử dụng tiếng Tày - Nùng. Ở cấp tỉnh
như Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, mặc dù đã có bản tin tiếng Tày
nhưng thời lượng phát sóng quá ngắn. Ở các huyện, thành, thị, hầu hết tiếng
Tày - Nùng không được sử dụng trong các chương trình, hoặc có cũng chỉ ở
mức manh mún, cục bộ.
Thực hiện Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và Luật tiếp cận thông tin số
104/2016/QH13 để thừa nhận vị thế bình đẳng của các DTTS cùng với nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng của đồng bào; người Tày, Nùng cần được truyền
thông bằng tiếng dân tộc mình để góp phần nâng cao nhận thức, giữ gìn ngôn
ngữ truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Vậy, vấn đề đặt ra là:
- Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở Thái Nguyên hiện nay ra sao?
2
- Có nên phát triển việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở
Thái Nguyên?
- Cần sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên như thế nào?
- Cần có sự thay đổi về chính sách như thế nào để nâng cao hiệu quả, hiệu
lực, phát triển việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở tỉnh Thái
Nguyên cũng như trên cả nước?
Bởi những lý do trên mà tên đề tài “Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được chọn làm hướng nghiên cứu của luận văn này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Qua khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông;
hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ở một số xã thuộc các
huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa và nhu cầu, thái độ, nguyện
vọng của người dân với việc tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng; luận
văn góp phần tìm hiểu sâu hơn về tiếng Tày - Nùng trong truyền thông và đề
xuất một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của việc sử dụng
tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh trung
du miền núi phía Bắc nói chung.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định các cơ sở lý thuyết, cơ
sở thực tiễn liên quan đến việc nghiên cứu tiếng Tày - Nùng trong truyền thông.
- Khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông; hiệu
quả, hiệu lực truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ở một số xã thuộc các huyện
Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa và nhu cầu, thái độ, nguyện vọng
của người dân với việc tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng.
3
- Đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và giới truyền thông về những
chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa truyền thông bằng
tiếng Tày - Nùng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiếng Tày - Nùng trong truyền thông
(phát thanh, truyền hình) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu tiếng Tày - Nùng trong truyền
thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ở một số nội dung sau:
- Phương ngữ Tày - Nùng trong truyền thông (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,
phong cách, giao tiếp);
- Các cấp truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng (tỉnh, huyện);
- Loại hình truyền thông (phát thanh, truyền hình);
- Cách thức sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông;
- Các yếu tố khác có liên quan: thời gian, thời lượng, nội dung...
3.3. Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát của luận văn tập trung vào:
- Đối tượng đồng bào đã được tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày -
Nùng trong phát thanh, truyền hình ở các xã, phường, thị trấn thuộc huyện
Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa bởi 2 lý do sau:
+ Thứ nhất, đây là 4/9 đơn vị hành chính người Tày - Nùng sinh sống với
số lượng lớn bởi vị trí địa lý phù hợp với phong tục tập quán của họ.
+ Thứ hai, như đã nói, trong 9 huyện, thành, thị của tỉnh Thái Nguyên, chỉ
có riêng Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Phú Lương sản xuất bản tin
bằng tiếng Tày - Nùng với thời lượng phát sóng khoảng 30 phút vào tuần I,
tuần III hằng tháng.
- 34 văn bản (nói và viết) của Chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng
trên Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên và Đài Truyền thanh - Truyền