Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tieng khoc cua nguyen du trong bai tho doc tieu thanh ki doc tieu thanh ki
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Tiếng khóc của Nguyễn Du trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Độc
Tiểu Thanh kí)
Bài làm
Đau đớn, xót thương cho mọi số kiếp khổ đau trong nhân gian là tình cảm lớn, xuyên suốt hầu hết sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. Từ tập đại thành
Truyện Kiều đến Văn tế thập loại chúng sinh, Phản Chiêu hồn, Sở hiến hành, Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí..., ở văn bản nào, chúng ta
cũng.được chứng kiến nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người nghệ sĩ có con
mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời (Mộng Liên Đường chủ
nhân). Lo đời, thương người, nên suốt đời thơ Nguyễn Du là tiếng khóc nhân
sinh đau đớn:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kỉ oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Có thể thấy ở hầu hết các sáng tác, Nguyễn Du luôn dành tiếng khóc lớn cho
những người phụ nữ khốn khổ, những cô gái tài hoa bạc mệnh. Họ là Thuý
Kiều, Đạm Tiên (Truyện Kiều), là người con gái đánh đàn ở đất Long Thành
(Long Thành cầm giả ca), là người mẹ nghèo khổ của bầy con nheo nhóc (Sở
kiến hành)... Với Độc Tiểu Thanh kí,Nguyễn Du lại thêm một lần nức nở vì
người con gái mang tên Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là cô gái sống ở đầu đời Minh
(Trung Quốc), tên thật là Phùng Huyền Huyền. Nàng nổi tiếng tài hoa, xinh
đẹp nhưng sớm phải đem thân đi làm lẽ họ Phùng. Cuộc đời nàng mang nhiều
bi kịch. Tiểu Thanh luôn bị người vợ cả của chồng ghen tị. Nàng bị bắt dọn ra
núi Cô Sơn để ở. Tiểu Thanh mất khi mới mười tám tuổi. Mọi tư trang, thư tịch
của nàng bị người vợ cả đốt hết để hả lòng ghen giận. Nhan đề Độc Tiểu Thanh
kí có thể hiểu là đọc những ghi chép về Tiểu Thanh hoặc đọc tiểu truyện về
Tiểu Thanh sau đó ghi lại cảm xúc. Như vậy, có thể hiểu các ghi chép hay tiểu
truyện ấy chính là nguyên cớ khiến nhà thơ của chúng ta đau đớn cất lên tiếng
thơ ai động đất trời (Tố Hữu). Đọc bài thơ, bất cứ ai cũng nhận thấy tiếng khóc Nguyễn Du trước hết hướng
tới số phận bi kịch của nàng Tiểu Thanh với nỗi niềm cảm thương dào dạt:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Tây Hồ vốn là một cảnh đẹp thuộc tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc, trước đây
vốn là nơi huy hoàng, thịnh vượng (hiểu theo cách giải nghĩa cửa Từ hải từ
nguyên về hai chữ hoa uyển). Câu thơ đầu thể hiện triết lý, sự nhìn nhận khái
quát về thời cuộc: sự suy tàn, đổ nát của thời đại (xưa là vườn hoa đẹp, nay
thành gò hoang trơ trụi, tiêu điều, tang thương). Sự đổi thay của thiên nhiên, cảnh vật được diễn đạt triệt để thông qua từ tẫn. (nghĩa là hết, cùng), nó nhấn
mạnh quy luật biến thiên dâu bể. Viết câu thơ này, chắc chắn Nguyễn Du
không chỉ thổn thức trước vẻ đẹp của quá khứ bị tiêu tan, tàn lụi trước năm
tháng thời gian.