Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TIẾNG cười KHÔI hài và CHÂM BIẾM TRONG KỊCH TARTUFFE của MOLIÈRE
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TIẾNG CƯỜI KHÔI HÀI VÀ CHÂM BIẾM
TRONG KỊCH TARTUFFE CỦA MOLIÈRE
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I Khái quát thế kỷ XVII ở Pháp
1 Bối cảnh lịch sử xã hội Pháp thế kỷ XVII
2 Các khuynh hướng văn học thế kỷ XVII
*Văn chương đài các
*Văn chương cổ điển
3 Ảnh hưởng tôn giáo đối với văn học Pháp thế kỷ XVII
II Tiếng cười khôi hài và châm biếm trong kịch Tartuffe của Molière
1 Đôi nét về Molière
2 Tác phẩm Tartuffe
*Hài kịch
3 Tiếng cười khôi hài và châm biếm trong Tartuffe của Molière
3.1 Dưới góc nhìn lịch sử xã hội
3.2 Dưới góc nhìn đạo đức
3.3 Dưới góc nhìn tôn giáo
III Nghệ thuật xây dựng tác phẩm
1 Ngôn ngữ
1 Xây dựng nhân vật
3 Hành động kịch
4Xung đột kịch
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1
MỞ ĐẦU
Mỗi dân tộc có một nền văn hóa, văn học riêng. Văn học Pháp là một
trong số những nền văn học hàng đầu thề giới, được coi là một nền “văn học
khổng lồ” bên cạnh văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Anh, Mỹ, Đức…Từ
khởi thủy đến nay, văn học Pháp đã trải qua khoảng 12 thế kỷ đầy biến
động, tuy chiều dài thời gian không lớn nhưng nền văn học ấy vẫn được xem
là nền văn học khổng lồ bởi ở những thành tựu và chiều sâu mà nền văn học
của xứ sở tháp Effel đạt được.
Nằm trong vùng văn hóa Châu Âu nên văn học Pháp đã chịu nhiều
ảnh hưởng của cả nền văn hóa khu vực phương Tây, trên cơ sở của cái nôi
văn hóa Hy Lạp và La Mã. Nói đến văn học Pháp, người ta hay nói đến yếu
tố lãng mạn, tính trong sáng và yếu tố duy lý của nó.
Nhắc đến văn học cổ điển Pháp là nói đến hai thể lọai nổi bật : bi kịch
và hài kịch. Khi nhắc đến hài kịch cổ điển Pháp, người ta lại nghĩ ngay tới
Molière với vở kịch nổi tiếng đầy truân chuyên “Tartuffe”.
Tartuffe là một vở hài kịch vừa có tính khôi hài vừa mang ý nghĩa
châm biếm, phê phán xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ - hai thế lực đã tác động
mạnh mẽ tới toàn nước Pháp lúc bấy giờ. Tìm hiểu tính khôi hài và châm
biếm trong vở kịch Tartuffe của Molière trước hết để biết được nghệ thuật
viết hài kịch của tác phẩm và sau đó là những khám phá sâu xa sau những
tiếng cười giòn giã. Đồng thời qua đó cũng thấy đươc xã hội Pháp lúc bấy
giờ với những biến động, những sự kiện nổi bật trong đời sống xã hội và đời
sống văn chương nghệ thuật. Quyền lực của những kẻ cầm quyền và sự chi
phối của tôn giáo vào đời sống văn học.
2
I. Khái quát thế kỷ XVII ở nước Pháp
1. Bối cảnh lịch sử xã hội Pháp thế kỷ XVII
Từ 1685 – 1715, nước Pháp trải qua một cuộc khủng hoảng về nhiều
mặt, chính trị, xã hội và văn hóa, cùng với sự sa sút dần của Cung đình và
những chính sách khắc nghiệt về tôn giáo, xã hội. Những tư tưởng chống đối
bắt đầu phát triển nhanh và mạnh, kết quả là cho ra đời nhiều tác phẩm đấu
tranh chống áp bức của chính quyền và nhà thờ.
Thế kỷ XVII cũng là thời kỳ hoàn chỉnh và thống nhất quốc gia, chế
độ quân chủ tập trung trở thành một trung tâm văn minh (tuy vẫn còn tồn tại
những áp bức nặng nề và nghèo đói trong dân chúng nhất là ở nông thôn vào
những thập niên cuối thế kỷ).
Công cuộc thống nhất quốc gia đạt tới đỉnh cao lộng lẫy dưới triều
vua Louis XIV (1643 – 1715)
Khi Henry IV lên ngôi, nền kinh tế chính trị gặp nhiều khó khăn
nhưng ông đã thực hiện nhiều chính sách có lợi cho dân như giảm bớt gánh
nặng tô thuế, khuyến khích sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, cải tổ xây
dựng thủy lợi, đường sá, cầu cống, ngoại thương…khi mọi việc còn đang
dang dở thì vua Henry IV bị ám sát (1610).
Vua Louis XIII lên ngôi (1610 – 1624), nước Pháp lại rơi vào tình
trạng rối ren khủng khiếp. Tướng của vua là Richelieu đã góp phần bình ổn
nước Pháp với chính sách đối nội, đối ngoại cứng rắn, cố gắng mở mang
hàng hải, giao lưu nước ngoài…nhưng nông dân thì vẫn cơ cực.
Năm 1642, Richelieu chết; 1643, vua Louis XIII chết còn Louis XIV
mới lên năm. Lúc này mẹ của Louis XIV là Anne d’Autriche giữ quyền
nhiếp chính và cùng với Mazain là cộng tác của Richelieu nắm quyền điều
hành. Trong thời điểm này nổi lên hai cuộc nổi dậy gọi là La Fronde đe dọa
sự thống nhất của nước Pháp. Mazain đã khôn khéo lợi dụng những mâu
thuẫn và chỗ yếu của hai vụ La Fronde này để đi đến chỗ chiến thắng.
Năm 1653, nước Pháp lập lại trật tự.
3