Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
19
Tạp chí chăn nuôi số 2 - 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đôi điều suy ngẫm về:
Tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi
T.S*
*Ai bảo nông dân là bảo thủ? Thật sai lầm! Trong
nông thôn phương thức chăn nuôi truyền thống đã lâu
đời, bởi nó còn phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố: hoàn
cảnh của nông dân còn nghèo, phải tận dụng mọi điều
kiện sẵn có của từng nông hộ và của từng địa phương
để sản xuất chăn nuôi, bảo đảm nhu cầu tự cung tự
cấp. Do tác động của cơ chế thị trường, một số hộ
nông dân đã sản xuất theo phương thức “gia trại” quy
mô vừa và nhỏ, để có sản phẩm hàng hóa. Nhưng
cũng gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào giá thức
ăn chăn nuôi luôn tăng cao và giá thuốc thú y cũng
vậy. Sản phẩm tạo ra tiêu thụ không ổn định, giá cả
bấp bênh, mất cân đối giữa “thu – chi” nên dễ bị thua
lỗ. Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh dập dình đe dọa mà
không phòng chống được, càng sản xuất lớn lại càng
lỗ to.
Bởi vậy, chăn nuôi truyền thống còn có chỗ tồn tại để
đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp trong gia đình và góp
phần cung cấp sản phẩm cho xã hội đáng kể.
Để nâng cao dần phương thức chăn nuôi truyền thống
nhỏ lẻ trong từng hộ gia đình hoặc trong các “gia
trại” quy mô vừa và nhỏ. Người nông dân chăn nuôi
đã phải tự tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong điều
kiện của họ. Qua sách, báo và qua các thông tin đại
chúng về khoa học kỹ thuật để học tập. Đúc rút kinh
nghiệm qua thực tế của bản thân và tham quan những cơ
sở của những người nông dân làm ăn có kết quả. Điều đó
chứng tỏ nông dân rất “đói” khoa học kỹthuật và “đói” cả
thông tin thị trường.
* Hội Chăn nuôi Việt Nam
Vậy, ai lo toan cung cấp những tiến bộ kỹ thuật chăn
nuôi cho họ?
Nhà nước rất quan tâm đến nghiên cứu khoa học,
hàng năm đầu tư kinh phí không nhỏ cho nghiên cứu.
Các nhà khoa học cũng say sưa nghiên cứu những
vấn đề trong sản xuất hoặc nghiên cứu ứng dụng
những thành tựu nước ngoài và điều kiện Việt Nam.
Các đề tài được nghiên cứu từ trong phòng thí
nghiệm, từ trang trại thực nghiệm và từ trong sản
xuất. Hàng năm qua các hội nghị tổng kết nghiên cứu
khoa học đã có khá nhiều đề tài được công nhận trở
thành tiến bộ kỹ thuật để đưa vào phục vụ sản xuất.
Đó là điều đáng mừng của các nhà khoa học đã bỏ ra
bao công sức để tạo thành. Vấn đề còn lại là làm thế
nào để những tiến bộ kỹ thuật ấy lọt vào “mắt xanh”
của sản xuất.
Thế là, từng đợt đều có ra “lò” những tiến bộ kỹ
thuật, nó được ghi trong các tập báo cáo dầy cộp dày
hàng trăm trang, được ghi vào kỷ yếu, ghi vào tuyển
tập công trình khoa học hoặc rải rác lạc lõng trong
các tờ tạp chí ... Phải chăng? Đó là nơi dừng chân “xả
hơi” của các công trình được công nhận là tiến bộ kỹ
thuật. Rồi đây, nó cũng không tồn tại lâu dài, bởi mầu
mực sẽ phai, giấy sẽ ố vàng, mối mọt thăm hỏi; kể cả
thất lạc không tìm kiếm được, mà có thấy được cũng
đã lỗi thời không áp dụng được nữa.
Nhà nước tốn tiền (tiền cũng từ trong dân mà ra); các
nhà khoa học đổ công sức và trí tuệ; nông dân thì
“đói” khoa học kỹ thuật; nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn
nuôi. Tất nhiên, tiến bộ kỹ thuật ứng dụng nó không
vĩnh cửu, nhưng nó cũng mang tính thời sự nóng