Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp trong giảng dạy về từ ở phân môn tiếng việt của sách giáo khoa trung học cơ sở.
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
839.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1740

Tích hợp trong giảng dạy về từ ở phân môn tiếng việt của sách giáo khoa trung học cơ sở.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

--------

HUỲNH THỊ THÚY AN

TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY VỀ TỪ

Ở PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SÁCH GIÁO KHOA

TRUNG HỌC CƠ SỞ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

--------

TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY VỀ TỪ

Ở PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SÁCH GIÁO KHOA

TRUNG HỌC CƠ SỞ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

PGS.TS TRƯƠNG THỊ DIỄM

Người thực hiện:

HUỲNH THỊ THÚY AN

(Khóa 2011-2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là do

tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của của PGS.TS Trương Thị Diễm.

Nếu có gì không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Huỳnh Thị Thúy An

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn

nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều người.

Nhân đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại

học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều

kiện cho tôi được thực hiện đề tài khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trương Thị Diễm

trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, từ việc xác định trọng tâm đề tài, tìm

kiếm tài liệu để phát triển nội dung đề tài…

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô quản lý thư viện

trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, phòng tư liệu khoa Ngữ Văn đã

giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu để hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp này.

Dù đã nỗ lực cố gắng song do điều kiện về thời gian và khả năng

nghiên cứu có hạn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn

chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý chân thành của các thầy cô và

các bạn để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Huỳnh Thị Thúy An

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9

NỘI DUNG..................................................................................................... 10

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.... 10

1.1. Nguyên tắc dạy học tích hợp ................................................................. 10

1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp .................................................................. 10

1.1.2. Nội dung dạy học tích hợp .................................................................... 13

1.2. Việc giảng dạy từ theo chương trình và SGK THCS hiện hành ....... 16

1.2.1. Vị trí, mục đích và nội dung dạy học từ ngữ trong chương trình Ngữ

văn THCS........................................................................................................ 16

1.2.2. Nguyên tắc dạy học từ ngữ ................................................................... 21

1.2.3. Dạy học lý thuyết và thực hành sử dụng từ ngữ ................................... 23

Chương 2. TÍCH HỢP GIỮA GIẢNG DẠY VỀ TỪ VỚI VIỆC GIẢNG

DẠY CÁC CẤP ĐỘ NGÔN NGỮ KHÁC.................................................. 31

2.1. Tích hợp giữa giảng dạy về từ với giảng dạy ngữ............................... 31

2.1.1. Nội dung tích hợp giữa giảng dạy về từ với giảng dạy ngữ trong SGK

THCS............................................................................................................... 33

2.1.2. Tích hợp giữa giảng dạy về từ với giảng dạy ngữ trong việc soạn giảng. 35

2.1.3. Hiệu quả của việc dạy học tích hợp giữa giảng dạy về từ với giảng dạy

ngữ ở sách giáo khoa THCS ........................................................................... 42

2.2. Tích hợp giữa giảng dạy về từ với giảng dạy câu................................ 44

2.2.1. Nội dung tích hợp giảng dạy về từ với giảng dạy câu trong sách giáo

khoa THCS...................................................................................................... 47

2.2.2. Tích hợp giữa giảng dạy về từ với giảng dạy câu trong việc soạn giảng.. 50

2.2.3. Hiệu quả của việc dạy học tích hợp giữa giảng dạy về từ với giảng dạy

câu trong sách giáo khoa THCS...................................................................... 58

2.3. Thiết kế bài giảng minh họa.................................................................. 59

Chương 3. TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC VẾ TỪ VỰNG HỌC, NGỮ

PHÁP HỌC VÀ PHONG CÁCH HỌC TRONG GIẢNG DẠY TỪ ....... 68

3.1. Tích hợp trong giảng dạy về từ ở nội dung kiến thức Từ vựng học và

Ngữ pháp học................................................................................................. 68

3.1.1. Phương pháp tích hợp trong giảng dạy về từ ở những bài học về ngữ

pháp trong sách giáo khoa THCS ................................................................... 69

3.1.2. Hiệu quả của việc tích hợp trong giảng dạy về từ ở nội dung kiến thức

Từ vựng học và Ngữ pháp học........................................................................ 73

3.2. Tích hợp trong giảng dạy về từ ở nội dung kiến thức Từ vựng học và

Phong cách học .............................................................................................. 74

3.2.1. Phương pháp tích hợp trong giảng dạy về từ ở những bài học về các

biện pháp tu từ trong sách giáo khoa THCS ................................................... 75

3.2.2. Hiệu quả của việc tích hợp trong giảng dạy về từ ở nội dung kiến thức

Từ vựng học và Phong cách học ..................................................................... 83

3.3. Thiết kế bài giảng minh họa.................................................................. 83

Hoạt động của giáo viên.................................................................................. 85

KẾT LUẬN.................................................................................................... 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ và những vấn đề giảng dạy liên quan đến từ luôn là mối quan tâm

hàng đầu của người giáo viên trong dạy học Ngữ văn. Lê A trong quyển

Phương pháp dạy học Tiếng Việt đã cho rằng: “Trong hệ thống ngôn ngữ, từ

là đơn vị tín hiệu đích thực. Bản chất tín hiệu là điều kiện cho ngôn ngữ trở

thành công cụ giao tiếp của xã hội loài người. Từ vựng là một trong các bộ

phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ

nào”. Như vậy, việc dạy và học từ ngữ là một điều cần thiết trong chương

trình phân môn Tiếng Việt ở những cấp học phổ thông.

Đặc biệt, với học sinh trung học cơ sở (THCS), việc nắm vững kiến

thức về từ còn góp phần hình thành cho các em một nền tảng vững vàng trong

việc tiếp nhận những tri thức của bộ môn Ngữ văn; hình thành kĩ năng vận

dụng từ ngữ; biết cách kết hợp từ, cụm từ một cách đúng nhất để thực hành

trình bày bài viết.

Ngày nay, trong hệ thống giáo dục hiện đại, tích hợp là phương pháp

nhằm phối hợp một cách tối ưu và có hiệu quả nhất đối với các quá trình học

tập riêng rẽ giữa các môn học, phân môn khác nhau nhằm đáp ứng những

mục đích và yêu cầu cụ thể.

Tích hợp được xem là nguyên tắc tổng hợp của việc xây dựng cả hệ

thống chương trình. Dạy học tích hợp, người giáo viên phải biết thực hiện các

yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo mà điểm chính của sự sáng tạo là luôn

suy nghĩ về mục tiêu của bộ môn Ngữ văn để tìm ra những yếu tố đồng quy

giữa ba phân môn tích hợp trong từng thời điểm, theo từng vấn đề. Quan điểm

tích hợp phải quán triệt trong mọi khâu kể cả khâu đánh giá. Có thể có những

bài tập riêng cho từng phân môn, song chúng ta cần đánh giá cao những học

sinh biết sử dụng cả những kiến thức của phân môn khác.

Là một giáo viên tương lai, chúng tôi nghĩ rằng: việc có những kiến

thức chuyên môn vững vàng, nắm bắt được kĩ năng và chuẩn bị chu tất cho

bài giảng là điều rất cần thiết và không thể bỏ qua. Vì vậy, ba nhiệm vụ: học

tập, giảng dạy và nghiên cứu phải luôn đi liền với nhau. Người giáo viên phải

luôn trau dồi tri thức và bổ sung kịp thời những thiếu sót của chính mình.

Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy

tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, chúng tôi đã chọn nghiên cứu

đề tài “Tích hợp trong giảng dạy về từ ở phân môn Tiếng Việt của sách

giáo khoa Trung học cơ sở”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tiếng Việt là phân môn nền tảng và là cơ sở cho các môn học trong hệ

thống trường phổ thông. Việc dạy và học từ ngữ trong phân môn Tiếng Việt

là điều vô cùng cần thiết. Trong quyển Phương pháp dạy học Tiếng Việt của

Lê A, Nguyễn Quang Ninh và Bùi Minh Toán, các tác giả đã nêu khái quát về

phương pháp dạy các hợp phần Tiếng Việt ở nhà trường trung học phổ thông

(THPT), phương pháp giảng dạy về từ ngữ, cung cấp cho người đọc cái nhìn

chung nhất đối với các vấn đề giảng dạy từ ngữ ở các trường phổ thông.

Dạy học tích hợp là một phương pháp dạy học còn khá mới mẻ đang

được triển khai, vận dụng sâu rộng trong tất cả các môn học. Trong công trình

nghiên cứu Khoa học sư phạm tích hợp, PGS.TS. Nguyễn Văn Khải cũng đã

trình bày khá rõ về phương pháp dạy học tích hợp, về mục tiêu và các nguyên

tắc trong dạy học tích hợp, từ đó có thể áp dụng để giảng dạy bộ môn Ngữ

văn.

Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nêu trên vẫn chưa đi sâu vào xem

xét vấn đề tích hợp giảng dạy về từ trong phân môn Tiếng Việt và cũng mới chỉ

nghiên cứu với đối tượng là học sinh THPT. Vấn đề là cần phải thực hiện quan

sát, nghiên cứu phương pháp dạy học đối với học sinh thuộc cấp THCS để nắm

bắt được năng lực tiếp thu, sáng tạo của học sinh theo từng độ tuổi.

Chúng tôi sẽ học hỏi, tiếp thu và xem đó là những gợi ý đáng quý để

tiếp tục nghiên cứu đề tài “Tích hợp trong giảng dạy về từ ở phân môn Tiếng

Việt của sách giáo khoa trung học cơ sở”.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những kiến thức giảng dạy lý thuyết và luyện

tập về từ và liên quan đến từ.

Phạm vi nghiên cứu: Những bài có nội dung giảng dạy về từ trong bộ

sách giáo khoa Ngữ văn cấp THCS.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp miêu tả;

- Phương pháp phân tích;

- Phương pháp khảo sát;

- Phương pháp tổng hợp.

NỘI DUNG

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Nguyên tắc dạy học tích hợp

1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp

Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm

khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay

là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên

những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một

phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy,

tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau,

là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn,

không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự

thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành

phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ

được tiếp thu, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với

nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.

Trong dạy học, tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị bài học, thậm

chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với

nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học. Quan điểm

dạy học tích hợp kiến thức đã được nhiều nhà giáo dục ở nước ta nghiên cứu và

nhận thấy ý nghĩa thiết thực của nó trong xã hội học tập hiện nay. Khi đất nước

hội nhập, xu hướng toàn cầu hoá đặt con người trước những vấn đề phong phú

hơn, phức tạp hơn, nền giáo dục cần có những điều chỉnh và thay đổi kịp thời để

đáp ứng được những yêu cầu của việc đào tạo con người trong xã hội mới. Sự

điều chỉnh và thay đổi ở đây không hiểu một cách đơn giản chỉ là bổ sung thêm

những kiến thức mới vào chương trình dạy học, vì cùng với sự phát triển của xã

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!