Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tích hợp liên môn trong dạy học sinh học vi sinh vật (sinh học 10 - Trung học Phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỨA THỊ THÚY
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
VI SINH VẬT (SINH HỌC 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỨA THỊ THÚY
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
VI SINH VẬT (SINH HỌC 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)
Ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Sinh học
Mã ngành: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HÀ
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Hà.
Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kì công trình khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả
Hứa Thị Thúy
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi luôn nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, đồng nghiệp
và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hà - người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa sau Đại học, khoa Sinh trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
và các em học sinh ở trường THPT Lục Ngạn số 4 đã hợp tác nhiệt tình, tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và
người thân đã luôn tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Hứa Thị Thúy
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
5. Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới........................................................................................................ 5
1.1.2. Ở Việt Nam......................................................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn....................................... 8
1.2.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 8
1.2.2. Các mức độ trong dạy học tích hợp .................................................................. 11
1.2.3. Nguyên tắc của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ................................... 14
1.2.4. Mối quan hệ giữa dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với việc hình
thành và phát triển năng lực của học sinh................................................................... 15
1.2.5. Các năng lực được hình thành và phát triển cho học sinh thông qua dạy
học các chủ đề............................................................................................................. 16
iv
1.3. Thực trạng việc vận dụng dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường
phổ thông .................................................................................................................... 16
1.3.1. Phương pháp điều tra ........................................................................................ 16
1.3.2. Đối tượng điều tra............................................................................................. 16
1.3.3. Kết quả điều tra................................................................................................. 17
Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH
HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH
HỌC 10 - THPT)....................................................................................................... 23
2.1. Cấu trúc nội dung phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10 - THPT).................. 23
2.2. Sự phù hợp của nội dung Sinh học vi sinh vật để dạy học theo chủ đề tích
hợp liên môn ............................................................................................................... 24
2.3. Thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học
10 - THPT) ................................................................................................................. 24
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề tích hợp liên môn .................................................. 24
2.3.2. Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp liên môn ..................................................... 26
2.3.4. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn phần Sinh học Vi sinh vật
(Sinh học 10 - THPT) ................................................................................................. 29
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................ 48
3.1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................... 48
3.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 48
3.3. Đối tượng thực nghiệm........................................................................................ 48
3.4. Thời điểm thực nghiệm........................................................................................ 49
3.5. Phương pháp thực nghiệm................................................................................... 49
3.5.1. Bố trí thực nghiệm............................................................................................ 49
3.5.2. Kiểm tra thực nghiệm ....................................................................................... 49
3.6. Kết quả thực nghiệm............................................................................................ 49
3.6.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra của học sinh...................................................... 49
3.6.2. Phân tích kết quả đánh giá năng lực của HS .................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 62
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 NL Năng lực
4 PHT Phiếu học tập
5 PPDH Phương pháp dạy học
6 TH Tích hợp
7 THLM Tích hợp liên môn
8 THPT Trung học phổ thông
9 TN Thực nghiệm
10 TNSP Thực nghiệm sư phạm
11 VSV Vi sinh vật
12 VK Vi khuẩn
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả điều tra của CBQL về dạy học THLM....................................... 17
Bảng 1.2. Kết quả điều tra của GV về dạy học THLM ........................................... 18
Bảng 1.3. Kết quả điều tra của HS về dạy học THLM ............................................ 20
Bảng 3.1. Bảng thông tin về các lớp thực nghiệm trường THPT Lục Ngạn 4 ........ 49
Bảng 3.2. Bảng tần số xuất hiện điểm kiểm tra của các đợt TN.............................. 50
Bảng 3.3. Bảng tần suất xuất hiện điểm kiểm tra của các đợt TN........................... 50
Bảng 3.4. Bảng tiêu chí đánh giá các kĩ năng hoạt động nhóm............................... 51
Bảng 3.5. Bảng kết quả đánh giá năng lực của HS lần TN 1................................... 52
Bảng 3.6. Bảng kết quả đánh giá năng lực của HS lần TN 2................................... 53
Bảng 3.7. Bảng kết quả đánh giá năng lực của HS lần TN 3................................... 54
Bảng 3.8. Bảng kết quả đánh giá năng lực của HS qua 3 lần TN............................ 55
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn...........................................26
Hình 2.2. Một số sản phẩm lên men..........................................................................37
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất điểm của các đợt TN.........................................50
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả dự án nhóm qua các lần TN ............................................55
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở trường phổ thông
Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển
nhanh chóng của khoa học - công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt
trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh
tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và khoa học - công
nghệ. Nếu không đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là
yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước.
Trước bối cảnh đó, nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI của Đảng về đổi mới
căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập đã chỉ
rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [5].
Trên cơ sở xác định đúng mục tiêu đổi mới giáo dục thì việc tiếp theo là “tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng và phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm sáng tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [5].
Trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo. Từ năm học 2013-2014, các trường phổ thông được giao quyền tự chủ
trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục dựa vào mục tiêu giáo dục quy
định trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều
kiện cụ thể của nhà trường. Theo đó Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng
cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu
đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”.
2
1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của dạy học tích hợp
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật và công nghệ,
tri thức của loài người đang tăng lên một cách nhanh chóng không những thông tin
ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày
càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Trước
tình hình trên đòi hỏi giáo viên (GV) phải biết dạy tích hợp (TH) các khoa học, dạy
cho học sinh (HS) cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến
thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế.
Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng: Đến nay không còn là lúc bàn đến vấn đề
cần hay không, mà chắc chắn là cần phải dạy học TH.
Trong dạy học, TH có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong
việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho HS. Học các chủ đề tích hợp liên môn
(THLM) HS được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình
huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là
các chủ đề THLM giúp cho các em không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung
kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được
sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức vào thực tiễn [14].
Đối với GV, trong quá trình dạy học môn học của mình, GV vẫn thường xuyên
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác nên có sự am hiểu về những
kiến thức liên môn đó. Hơn nữa, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò
của GV không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, GV các bộ môn
liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
1.2. Xuất phát từ đặc điểm nội dung phần “Sinh học Vi sinh vật” (Sinh học 10 - THPT)
Sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên mang tính thực nghiệm cao.
Nội dung phần Sinh học Vi sinh vật có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn. Hiểu biết
về một số quá trình sinh học cơ bản ở vi sinh vật (VSV) sẽ là cơ sở để các em vận dụng
giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống, biết bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Theo đó, giáo viên Sinh học phải có phương pháp dạy học phù hợp nhằm tăng hứng thú
3
học tập của HS, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá cái mới lạ nhưng rất
gần gũi trong cuộc sống ở xung quanh các em. Hơn nữa nội dung phần Sinh học Vi
sinh vật có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức của nhiều môn học trong chương
trình. Vì vậy, cần thiết phải được tích hợp kiến thức các môn học liên quan để giải quyết
có hiệu quả một vấn đề thực tiễn.
Với xu thế xã hội và thực tiễn đặt ra như trên, cùng với sự mong muốn nâng cao
chất lượng dạy và học môn Sinh học ở trường phổ thông chúng tôi lựa chọn vấn đề
nghiên cứu là: Tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10 -
Trung học phổ thông).
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức được một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học
phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10 - THPT) nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10) ở trường phổ thông.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học Vi sinh vật
(Sinh học 10 - THPT).
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học Sinh học Vi sinh vật Sinh học
10 ở trường phổ thông.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một số chủ đề tích hợp liên môn và áp dụng vào dạy học Sinh
học Vi sinh vật (Sinh học 10 - THPT) thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10) ở trường phổ thông.
5. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thực trạng dạy học tích hợp ở một số trường phổ thông.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn.
- Thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh
học 10 - THPT).
- Tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả một số chủ đề tích hợp liên
môn, qua đó khẳng định tính khả thi của luận văn.