Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thue mau mot ang van chinh luan mau muc va doc dao
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
130.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1298

Thue mau mot ang van chinh luan mau muc va doc dao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Thuế máu – Một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo

Hướng dẫn

Chương Thuế máu (Trích từ Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái

Quốc) có sự kết hợp tài tình của nhiều hình thức thể loại: phóng sự, văn

chương thẩm mĩ, nhưng trên hết và trước hết, nó là một tác phẩm văn chính

luận, mang đầy đủ đặc trưng của một tác phẩm văn chính luận. Viết Thuế máu, Nguyễn Ái Quốc muốn vạch trần chân tướng dã man, tàn ác, xảo trá, đê hèn của thực dân Pháp, đồng thời để thức tỉnh nhanh chóng nhân

dân các nước thuộc địa cổ vũ họ đứng lên đấu tranh. Đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức trên khắp thế giới và bênh vực quyền

sống của họ. Nguyễn Ái Quốc đã lên án mạnh mẽ các thủ đoạn xấu xa của thực

dân Pháp và bè lũ tay sai nhằm xô đẩy hàng chục vạn dân vô tội vào lò lửa

chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), biến họ thành vật hi sinh cho

những tham vọng ngông cuồng của bọn đế quốc. Tác phẩm thuyết phục người đọc một cách mạnh mẽ bởi hệ thống luận điểm

đúng đắn độc đáo, những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng và phương pháp lập luận đa

dạng. Có thể coi văn bản Thuế máu có một luận điểm bao trùm qua tên chương và ba

luận điểm cụ thể ứng với tên gọi ba phần của nó. Tiêu đề Thuế máu thể hiện như một luận điểm chìm, mang ý nghĩa tiềm ẩn. Tư

tưởng, quan điểm, thái độ của tác giả chứa đựng trong ý nghĩa của từ ngữ. Thay

vì nêu trực tiếp: chính sách bóc lột xương máu dã man của thực dân Pháp, tác

giả đã để cho hai chữ Thuế máu tự nó nói lên ý nghĩa. Bên cạnh bao thứ thuế

nhằm bóc lột của cải, sức lực, có một thứ thuế độc ác nhất, man rợ nhất, kỳ lạ

nhất là thứ thuế đánh vào mạng sống, xương máu người dân các nước thuộc địa. Do vậy, bản thân tên gọi của chương văn cũng đã toát lên tinh thần tố cáo, lên

án, buộc tội chế độ thực dân Pháp. Kết cấu ba phần của chương là sự triển khai luận điểm bao trùm nói trên. Ba

luận điểm cụ thể cũng được nêu ra qua tên gọi của ba phần, cũng với tính chất

hàm ẩn tương tự. Chiến tranh và người bản xứ: Người dân các nước thuộc địa

đã bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh như thế nào? Chế độ lính tình nguyện: Phải

chăng người dân thuộc địa nguyện đi lính cho Pháp? Kết quả của sự hi sinh:

Người dân thuộc địa được gì sau cuộc chiến tranh?

Tính tiềm ẩn của hệ thống tên gọi luận điểm tự nó đã mang màu sắc khách

quan, châm biếm, thống nhất với phong cách trình bày chung trong nội dung

triển khai của từng phần. Đồng thời, cách nêu hệ thống luận điểm kiểu này

(cùng với cách diễn đạt cụ thể, sinh động trong toàn bài) tạo cho bài văn ấn

tượng về sự hòa trộn của ba phong cách chính luận, trào phúng và phóng sự. Mặt khác, ta còn thấy ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự

thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Với cách sắp xếp này, tác giả đã phơi bày toàn diện, triệt để bộ mặt giả nhân

giả nghĩa, trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân xung quanh việc

bóc lột bằng "thuế máu", đồng thời sự thật thảm thương về số phận người dân ở

các nước thuộc địa cũng được thể hiện sinh động, cụ thể. Bên cạnh cách nêu luận điểm độc đáo, tác giả Thuế máu còn sử dụng kết hợp

các phương pháp lập luận nhằm xác lập luận điểm cho từng phần và mối quan

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!