Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Châu Á đang nổi lên là châu lục phát triển năng động nhất thế giới. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ luôn được
ghi nhận thuộc vào những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Sự vươn lên
mạnh mẽ của châu lục từng bị lãng quên này được thể hiện qua nhiều khía cạnh,
trong đó sự phát triển của thị trường bán lẻ là một trong những bức tranh rõ nét
nhất minh chứng cho thời kỳ đỉnh cao của châu Á. Thị trường châu Á trong thời
đại hiện nay không chỉ đi theo những xu thế đã được tạo dựng trên thế giới mà dần
thể hiện vị thế chủ động khi tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử phát triển của
nền kinh tế toàn cầu.
Một trong những khuynh hướng nổi bật trong lĩnh vực thương mại toàn cầu
trong thế kỷ 20 chính là sự mở rộng lãnh địa kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ ra
khỏi biên giới quốc gia. Và có thể nói rằng, sự kiện các tập đoàn bán lẻ hàng đầu
châu Âu và Bắc Mỹ đặt chân vào thị trường châu Á là một cột mốc trong lịch sử
thương mại thế giới. Thời kỳ trước những năm 1980, tầm ngắm của các nhà bán lẻ
châu Âu chỉ dừng lại ở các quốc gia châu Âu khác. Một số lượng nhỏ chỉ bắt đầu
chú ý đến thị trường Bắc Mỹ và thành công của họ ở khu vực này khá khiêm tốn.
Tương tự, sự xâm chiếm của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Mỹ hay Canada vào
thị trường Châu Âu không mang lại kết quả thành công như mong đợi. Chỉ đến khi
các tập đoàn bán lẻ ở hai châu lục phát triển nhất thế giới này bắt đầu tìm kiếm cơ
hội và tiến đến thị trường châu Á, khái niệm toàn cầu hóa khu vực bán lẻ mới thực
sự bước sang một trang mới.
Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Đây là thị
trường luôn được đánh giá cao và thường xuyên nhận được những dự báo khả
quan về mức độ cũng như tốc độ phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị
trường bán lẻ vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt
Nam vẫn rất cần những định hướng phát triển chi tiết, hợp lý.
1
Xuất phát từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Thực trạng thị trường bán lẻ
châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát về mặt lý luận, phân tích những đặc điểm chính của thị
trường châu Á hiện nay cũng như những xu thế phát triển mới trong tương lai. Một
số thị trường tiêu biểu cũng được phân tích nhằm rút ra những bài học cho những
thị trường phát triển sau. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra những đánh giá về
những tập đoàn bán lẻ lớn đến từ châu lục khác hay những tập đoàn bán lẻ mạnh
nhất châu Á thông qua việc tìm hiểu những yếu tố quyết định thành công của
những tập đoàn này.
Thứ hai, từ những phân tích đánh giá rút ra trên thị trường châu Á, rút ra
những kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá
trình quy hoạch, phát triển thị trường theo hướng hiện đại hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là các hoạt động, xu hướng bán lẻ
đang diễn ra trên thị trường châu Á nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói
riêng. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam, các nghiên cứu dành sự chú ý cho những
ảnh hưởng từ việc trở thành thành viên của WTO đến thị trường Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu tập trung nhiều vào thị trường Đông Á và Đông Nam
Á, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn
Quốc. Nghiên cứu của bài khóa luận không bao gồm Nhật Bản do thị trường bán
lẻ ở quốc gia này đã phát triển khá lâu và hiện nay đã được xếp vào một trong
những thị trường có dấu hiệu bão hòa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân
tích – tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, đánh giá nhằm rút ra
những bài học kinh nghiệm hợp lý.
2
2
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn của em được chia làm ba phần:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ.
Chương 2: Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á.
Chương 3: Thị trường bán lẻ Việt Nam và những kiến nghị nhằm phát triển
thị trường trong tương lai.
Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng
dẫn nhiệt tình cũng như những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá của Thạc sỹ
Nguyễn Thị Xuân Hường. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất. Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót do đề tài tương đối rộng
trong khi khuôn khổ của bài khóa luận lại hạn chế. Em rất mong nhận được sự
thông cảm và góp ý từ phía các thày cô và các bạn.
3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
1. Các khái niệm về bán lẻ
1.1 Thị trường bán lẻ
• Thị trường bán lẻ: được hiểu là thị trường trên đó người bán (cá nhân hay
các công ty, gọi chung là nhà bán lẻ) bán sản phẩm trực tiếp đến người mua (người
tiêu dùng cuối cùng).
• Dịch vụ bán lẻ: Theo tài liệu số MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong
vòng đàm phán Urugoay dựa trên hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hợp
Quốc thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối. Dịch
vụ phân phối được quy định bao gồm:
Dịch vụ đại lý hoa hồng
Dịch vụ bán buôn
Dịch vụ nhượng quyền thương mại
Dịch vụ bán lẻ
1.2 Nhà bán lẻ
1.2.1 Nhà bán lẻ:
Nhà bán lẻ là người bán sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) đến khách
hàng. Khách hàng mua sản phẩm vì mục đích tiêu dùng của cá nhân
hay gia đình mình. Bán lẻ là khâu kinh doanh cuối cùng trong chuỗi
phân phối hàng hóa/dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Nhà
sản xuất tạo ra sản phẩm và phân phối đến cho các nhà bán buôn. Nhà
bán buôn lại phân phối sản phẩm nhận từ nhà sản xuất đến các nhà
bán lẻ khác. Cuối cùng, nhà bán lẻ sẽ bán lại sản phẩm đến người tiêu
dùng. Trong chuỗi phân phối, nhà bán buôn có thể đồng thời hoạt động
như nhà bán lẻ và ngược lại.
4
4
1.2.2 Chức năng của nhà bán lẻ trên thị trường:
• Tập hợp và cung cấp một chuỗi các loại hàng hóa/dịch vụ khác nhau
Nhà bán lẻ sẽ gom sản phẩm từ các nhà bán buôn và bán lại cho người tiêu
dùng. Sản phẩm mang các nhãn hiệu khác nhau với số lượng, chủng loại, kích cỡ,
màu sắc đa dạng. Tuy vậy, mỗi nhà bán lẻ thường tập trung vào một số lĩnh vực
nhất định.
• Chia nhỏ sản phẩm
Nhà bán buôn phân phối sản phẩm theo từng lô hàng hay kiện hàng với số
lượng lớn. Nhà bán lẻ có nhiệm vụ chia nhỏ những sản phẩm này phục vụ nhu cầu
tiêu dùng cá nhân.
• Lưu trữ hàng tồn kho
Một chức năng quan trọng của nhà bán lẻ là lưu trữ hàng hóa phục vụ nhu
cầu người tiêu dùng. Thông qua chức năng này, nhà bán lẻ giúp người tiêu dùng
giảm thiểu chi phí dự trữ hàng hóa. Khoản đầu tư cho việc dự trữ hàng hóa của
người tiêu dùng do đó có thể chuyển thành các khoản đầu tư khác mà người tiêu
dùng có thể hưởng lãi suất như khoản tiền gửi tiết kiệm.
• Cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Bên cạnh chức năng chính là bán hàng hóa, nhà bán lẻ còn cung cấp cho
khách hàng những dịch vụ khiến cho việc mua sắm của họ trở nên dễ dàng và
thuận lợi hơn như việc trưng bày một số mẫu thử sản phẩm mới cho khách hàng
dùng miễn phí hay ở một tầm cao là cho khách hàng vay tiền để mua hàng của họ
Với tất cả chức năng trên của mình, nhà bán lẻ đã thực hiện được nhiệm vụ
quan trọng nhất là làm gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng nhận
được.
Từ những khía cạnh đã phân tích ở trên, chúng ta có thể định nghĩa hoạt
động bán lẻ là hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị đối với hàng hóa hay dịch
vụ bán cho người tiêu dùng vì mục đích sử dụng của cá nhân hay gia đình. Hoạt
5
động bán lẻ không chỉ diễn ra trong các cửa hàng mà còn bao gồm các hoạt động
bán hàng qua điện thoại, qua mạng Internet, các dịch vụ chăm sóc, làm đẹp, v.v.
2. Những đặc điểm của thị trường bán lẻ
Trên thị trường bán lẻ, hàng hóa được bán đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Người này mua hàng theo nhu cầu và sử dụng cho bản thân hay gia đình mà
không bán lại nhằm mục đích kinh doanh hay bất cứ mục đích sinh lời nào khác.
Đây được coi là đặc điểm cơ bản phân biệt thị trường bán lẻ với các thị trường
giao dịch hàng hóa khác.
Thị trường bán lẻ cung cấp hàng hóa với những chủng loại đa dạng, nhãn
hiệu và có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng sinh sống ở các vùng địa lý khác
nhau. Hàng hóa trên thị trường bán lẻ có thể được phân thành hai loại:
• Nhóm các sản phẩm lương thực, thực phẩm và các loại hàng hóa liên quan
(food sector), bao gồm: lương thực (gạo, ngũ cốc, bột mì,…); thực phẩm
(tươi sống hay đã qua chế biến); đồ uống (rượu, bia, nước giải khát); .v.v.
• Nhóm các sản phẩm phi thực phẩm (non-food sector), bao gồm: đồ điện tử
dân dụng hay gia dụng; hóa mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe hay sắc
đẹp; các sản phẩm thời trang: hàng dệt, may, da giày…; văn phòng phẩm;
sách báo; đồ chơi; máy tính và các phần mềm máy tính; .v.v.
3. Phân loại các loại hình thức bán lẻ trên thị trường
Cách phân chia cơ bản nhất và được sử dụng nhiều nhất khi phân tích hay
nghiên cứu thị trường bán lẻ là phân loại dựa vào mô hình kinh doanh. Theo đó thị
trường bán lẻ bao gồm hai hình thức kinh doanh chính:
3.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống
Biểu đồ I.1: Phân loại hệ thống bán lẻ truyền thống
6
6
Trong các mô hình bán lẻ truyền thống, chợ là hình thức bán lẻ sơ khai
nhất, tồn tại từ khi loài người bắt đầu thoát khỏi thời kỳ tự cung tự cấp và bắt đầu
biết trao đổi những thứ mình sản xuất thừa, không dùng đến. Trong xã hội hiện đại
ngày nay chợ vẫn tồn tại ở các quốc gia phát triển nhất tới các quốc gia kém phát
triển.
3.2 Hệ thống bán lẻ hiện đại
Theo công ty nghiên cứu thị trường thuộc tập đoàn IBM (Hoa Kỳ) năm
2007, Euromonitor và Nielsen 2008, hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện
đại gồm những mô hình chính sau:
3.2.1 Trung tâm mua sắm (department store)
Trung tâm mua sắm là một tổ hợp thương mại lớn bao gồm các gian hàng
bán lẻ hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Tất cả những gian hàng này được bố trí
dưới cùng một mái vòm, cung cấp đa dạng các chủng loại mặt hàng từ các mặt
hàng tiêu dùng thiết yếu tới các hàng hóa lâu bền, bao gồm: quần áo, sản phẩm dệt
may, giày dép, đồ điện tử, đồ chơi, nội thất, phần mềm máy tính, trang sức, mỹ
phẩm, dụng cụ thể thao, v.v. Trung tâm mua sắm lớn nhất trên thế giới hiện nay là
trung tâm Shinsegae Centum City của tập đoàn Shinsegae (Hàn Quốc) đặt tại
thành phố Busan.
3.2.2 Đại siêu thị (hypermarket)
Đại siêu thị là các mô hình kinh doanh bán lẻ có quy mô lớn nhất với tổng
diện tích sàn vào khoảng 30.000 mét vuông. Số mặt hàng bày bán có thể lên tới
25.000. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm từ một phần ba đến hai phần
ba tổng số sản phẩm bày bán. Tại các đại siêu thị, người tiêu dùng có thể mua sắm
các mặt hàng khác không nằm trong nhóm lương thực, thực phẩm như mỹ phẩm,
các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
3.2.3 Siêu thị (supermarket)
Siêu thị được xây dựng trên mô hình người mua sắm tự phục vụ. Diện tích
sàn của các siêu thị nằm trong khoảng từ 5.000 đến 30.000 mét vuông. Số loại sản
7
phẩm bày bán vào khoảng 15.000. Khoảng hai phần ba các sản phẩm bày bán
trong siêu thị là lương thực, thực phẩm. Thông thường các siêu thị còn cung cấp
thêm quầy đồ ăn sẵn và hiệu bánh mỳ.
3.2.4 Cửa hàng tiện ích (convenience store)
Các cửa hàng tiện ích là các mô hình cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ. Diện tích
mỗi cửa hàng thường dưới 3000 mét vuông, số các mặt hàng bày bán dưới 5000
loại. Các cửa hàng này thường mở ở những nơi giao thông thuận lợi, tập trung dân
số, giờ hoạt động thường muộn hơn các loại hình khác. Sản phẩm bày bán chủ yếu
là các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và giá cả thường cao hơn so với hàng hóa
trong siêu thị.
3.2.5 Cửa hàng giảm giá (discount store):
Là hệ thống các cửa hàng cho phép khách hàng tiếp cận với những chủng
loại hàng hóa giá rẻ, ở vị trí khá thuận lợi về giao thông. Đặc điểm của mô hình
kinh doanh này là chi phí mặt bằng thấp, số lượng nhân lực giới hạn, tiết kiệm đầu
tư vào marketing. Hàng hóa được trưng bày với số lượng khá đa dạng. Mỗi thời
điểm, cửa hàng sẽ giảm giá một số loại mặt hàng nhất định. Diện tích mỗi cửa
hàng loại này thường từ 300 đến 1000 mét vuông sản. Mô hình kinh doanh này có
thể được tìm thấy ở những khu vực cho thuê diện tích sàn với giá rẻ hay tầng hầm
của các trung tâm mua sắm lớn.
3.2.6 Cửa hàng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp (drugstore)
Là các cửa hàng bán lẻ chuyên bán các loại thuốc (thường là thuốc bán
không cần kèm đơn thuốc) và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thực phẩm
chức năng,.. Ngoài ra, ở các cửa hàng loại này, người tiêu dùng có thể tìm thấy các
loại hàng hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm hay các sản phẩm làm
đẹp. Ở một số nơi, bánh kẹo và báo, tạp chí cũng được trưng bày để phục vụ
khách hàng.
• Ngoài ra còn có một số cách phân loại khác, như:
Dựa vào cơ sở bán lẻ thì có hai hình thức bán lẻ là:
8
8