Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------
Đề tài:
THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ
TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC – GIÁO DỤC
TRẺ MẦM NON
Đà Nẵng, tháng 5/2016
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đinh Thị Đoan Hương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoàng Trúc
Lớp : 12SMN2
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
7. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 5
8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu ............................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................. 7
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ............................................................. 7
1.1.1. Trên thế giới............................................................................................ 7
1.1.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 9
1.2. Khái niệm “Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác
chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non”.............................................................. 12
1.3. Tầm quan trọng của việc phối hợp gia đình và trường mầm non.... 12
1.4. Nội dung và hình thức phối hợp giữa gia đình và trường mầm non 15
1.4.1. Nội dung phối hợp giữa gia đình và trường mầm non ......................... 15
1.4.2. Hình thức phối hợp giữa gia đình và trường mầm non ........................ 18
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa gia đình và trường trong
việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non......................................... 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ
TRƯỜNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON .. 22
2.1. Quá trình nghiên cứu về thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà
trường trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non................................. 22
2.1.1. Vài nét về mẫu nghiên cứu.................................................................... 22
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26
2.2. Kết quả nghiên cứu đề tài...................................................................... 29
2.2.1. Nhận thức của giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm
non................................................................................................................... 29
2.2.2. Sự quan tâm của phụ huynh và giáo viên đối với sự phối hợp giữa gia
đình và nhà trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non. .......... 31
2.2.3. Những nội dung chăm sóc – giáo dục mà gia đình và nhà trường mầm
non thường xuyên phối hợp. ........................................................................... 36
2.2.4. Những hình thức được sử dụng trong việc phối hợp giữa gia đình và
nhà trường. ...................................................................................................... 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 44
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 45
1. Kết luận...................................................................................................... 45
2. Kiến nghị sư phạm .................................................................................... 46
DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO...................................................... 49
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1: Đánh giá của phụ huynh và giáo viên về tầm quan trọng của sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc –
giáo dục trẻ mầm non .................................................................... 29
Bảng 3.2: Phụ huynh đánh giá mức độ quan tâm của mình về sự phối hợp giữa
gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ ....... 32
Bảng 3.3: Phụ huynh đánh giá sự quan tâm của mình về từng nội dung của sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc –
giáo dục trẻ mầm non .................................................................... 36
Bảng 3.4: Giáo viên đánh giá sự quan tâm của mình về từng nội dung của sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc –
giáo dục trẻ mầm non .................................................................... 38
Bảng 3.5: Phụ huynh đánh giá mức độ thường xuyên phối hợp của mình với
nhà trường qua từng hình thức hợp ............................................... 40
Bảng 3.6: Giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên phối hợp của mình với
gia đình trẻ qua từng hình thức hợp............................................... 42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của phụ huynh và giáo viên về tầm quan trọng của việc
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc –
giáo dục trẻ................................................................................. 30
Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ quan tâm của phụ huynh và giáo viên về sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc –
giáo dục trẻ................................................................................. 32
Biểu đồ 3.3: Phụ huynh đánh giá sự quan tâm của mình về từng nội dung của
sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc
– giáo dục trẻ mầm non.............................................................. 37
Biểu đồ 3.4: Giáo viên đánh giá sự quan tâm của mình về từng nội dung của
sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc
– giáo dục trẻ mầm non.............................................................. 38
Biểu đồ 3.5: Phụ huynh đánh giá mức độ thường xuyên phối hợp của mình
với nhà trường qua từng hình thức hợp ..................................... 41
Biểu đồ 3.6: Giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên phối hợp của mình với
gia đình trẻ qua từng hình thức hợp........................................... 42
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A: THƯ GIỚI THIỆU
Phụ lục A1: Thư giới thiệu dành cho giáo viên
Phụ lục A2: Thư giới thiệu dành cho phụ huynh
PHỤ LỤC B: MẪU ANKET
Phụ lục B1: Mẫu Anket dành cho giáo viên
Phụ lục B2: Mẫu Anket dành cho phụ huynh
PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ THỐNG KÊ ANKET VÀ PHỎNG VẤN DÀNH
CHO PHỤ HUYNH
Phụ lục C1: Thông tin phụ huynh
Phụ lục C2: Bảng thống kê các đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của
sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường tronng công tác chăm sóc – giáo dục
trẻ mầm non
Phụ lục C3: Bảng thống kê mức độ tích cực của phụ huynh trong việc thực
hiện nội dung phối hợp với nhà trường để chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ lục C4: Bảng thống kê mức độ thường xuyên của phụ huynh trong việc
sử dụng các hình thức phối hợp với nhà trường để chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ lục C5: Bảng thống kê mức độ quan tâm của phụ huynh về công tác giữa
gia đình và trường mầm non trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ lục C6: Bảng thống kê sự chủ động của phụ huynh với nhà trường việc
chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ lục C7: Kết quả phỏng vấn của nhóm phụ huynh
PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ THỐNG KÊ ANKET VÀ PHỎNG VẤN DÀNH
CHO GIÁO VIÊN
Phụ lục D1: Thông tin giáo viên
Phụ lục D2: Bảng thống kê mức độ thường xuyên cả giáo viên trong việc sử dụng
các hình thức phối hợp với nhà trường để chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ lục D3: Bảng thống kê đánh giá của giáo viên về việc thực hiện các nội
dung phối hợp trong chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ lục D4: Bảng thống kê đánh giá của giáo viên về phụ huynh về việc thực
hiện các nội dung phối hợp trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ lục D5: Bảng thống kê về mức độ phối hợp với gia đình với nhà trường
trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ của từng đối tượng phụ huynh
Phụ lục D6: Kết quả phỏng vấn của nhóm giáo viên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.
Gia đình chính là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ. Bố mẹ có vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển toàn diện. Theo truyền thống Việt Nam, đàn
ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân
cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là
chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia
đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Như ta thường thấy, những trẻ bất
hạnh không cha, không mẹ ngay từ khi mới sinh ra sẽ không thể nào phát
triển toàn diện như những trẻ có cha mẹ bình thường. Tôi nhận thấy việc
chăm sóc, giáo dục con cái là một trong các chức năng hết sức quan trọng của
gia đình. Trước khi tới trường, những đặc trưng xã hội của con người đã được
hình thành từ gia đình. Khi đi học, nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục dần chuyển
sang phía nhà trường. Nhưng gia đình vẫn chiếm vai trò quan trọng trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ vì thời gian trẻ ở gia đình chiếm hơn một nữa thời gian
trẻ ở trường. Hơn nữa, trên cơ sở ruột thịt, huyết thống gia đình là môi trường
thuận lợi để giáo dục trẻ lòng nhân ái, sự yêu thương, chia sẻ, biết kính trọng
người lớn. Đây cũng là nền tảng cho việc giáo dục nhân cách trẻ sau này.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thúc đẩy và tạo điều kiện tối
ưu cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Phụ huynh cần biết được thông tin
cần thiết của trẻ khi ở trường để có sử dụng những phương pháp thích hợp
trong công tác chăm sóc – giáo dục tại nhà. Ngược lại, giáo viên cũng cần
nắm được những thông tin cần thiết của trẻ ở nhà để có những biện pháp
chăm sóc – giáo dục phù hợp. Hai bên gia đình và nhà trường phải thường
xuyên phối hợp để bổ khuyết cho nhau trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ đó nâng cao hiệu quả của chương trình giáo dục dành cho trẻ mầm non.
2
Trước đây, trong chương trình cải cách cũ chưa đề cập đến vấn đề phối
hợp giữa gia đình và nhà trường. Nhưng hiện nay, Bộ giáo dục đã đưa sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trường mầm non trong công tác chăm sóc – giáo dục
trẻ thành một phần độc lập trong quyển “Hướng dẫn thực hiện chương trình
giáo dục mầm non”. Việc phối hợp với gia đình không còn là một vấn đề
quan tâm của nhà trường mà nó đã trở thành một nhiệm vụ cần phải thực hiện
trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
Thế nhưng trong thời kì kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải làm
việc nhiều hơn. Liệu áp lực của công việc,áp lực của gia đình có chi phối việc
chăm sóc – giáo dục con cái của quý phụ huynh hiện nay? Khi quan sát ngoài
thực tế,cũng như trải nghiệm của chính bản thân, tôi nhận thấy những gia đình
có quá nhiều áp lực từ cuộc sống họ ít có thời gian quan tâm con cái. Liệu
điều đó có đúng với thực tế hiện nay? Dù thực tế như thế nào, thì việc “khoán
trắng” công tác chăm – sóc giáo dục trẻ cho nhà trường là việc không nên. Vì
như vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ trở nên kém hiệu quả.
Với các lý do chọn đề tài nghiên cứu như trên, tôi xác định tên đề tài
nghiên cứu của tôi là: “Thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong
công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non”
2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tôi muốn nghiên cứu làm rõ về sự phối hợp
giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ từ đó đưa
ra những kiến nghị phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc –
giáo dục trẻ mầm non hiện nay.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Với những mục đích nghiên cứu trên đây, tôi đặt ra câu hỏi chính của đề
tài nghiên cứu là: Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình
chăm sóc –giáo dục trẻ mầm non hiện nay đang diễn ra như thế nào?
3
Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu trên, tôi sẽ tìm hiểu sâu về các nội
dung sau:
(i) Tầm quan trọng của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong
công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non?
(ii)Sự quan tâm của phụ huynh và giáo viên đối với sự phối hợp giữa gia
đình và nhà trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non?
(iii) Gia đình và nhà trường mầm non thường phối hợp trong những nội
dung chăm sóc – giáo dục nào?
(iv) Những hình thức được sử dụng trong việc phối hợp giữa gia đình
và nhà trường?
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường
mầm non trong công tác chăm sóc – gióa dục trẻ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường
trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ nghiên cứu trên
phạm vi hẹp tại trường mầm non Tuổi Thơ, TP Đà Nẵng
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những cơ sở lí luận của vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà
trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non.
- Tìm hiểu thực trạng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong
quá trình giáo viên mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện
hành.
- Đề xuất một số kiến nghị sư phạm trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực
trạng nhằm nâng cao hiệu quả việc về phối hợp giữa gia đình và nhà trường
trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non.