Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng ly hôn của các gia đình trên địa bàn tỉnh quảng nam.
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1711

Thực trạng ly hôn của các gia đình trên địa bàn tỉnh quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ọ N N

Ọ SƢ P M

KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP I HỌC

Thực trạng ly hôn của các gia đình trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Cảnh

Chuyên ngành: Tâm lý Giáo dục

Ngƣời hƣớng dẫn : Phạm Thị Mơ

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

PHẦN MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó con người được yêu thương, chăm sóc, nuôi

dưỡng và giáo dục về tất cả mọi mặt; là nơi an toàn nhất để con người yên tâm phát triển

về thể chất và tinh thần. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi tế bào phát triển khỏe mạnh thì

cơ thể hay xã hội mới có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện được. Có gia đình êm ấm

thì các thành viên trong gia đình làm gì cũng nghĩ đến lợi ích của gia đình mình đầu tiên,

họ cố gắng làm thật tốt để không gây tổn hại cho gia đình mình mà phải làm cho gia đình

rạng danh. Tuy nhiên tình trạng ly hôn ở các gia đình hiện nay càng gia tăng, gia đình

không còn là nơi an toàn cho sự phát triển của con người, thậm chí có khi còn là trở ngại,

ngăn cản, hạn chế sự pháp triển của bản thân những cá nhân trong gia đình đó. Có những

cá nhân cố vùng vẫy, cố gắng để thoát khỏi cuộc sống trong gia đình mình, họ căm thù

chính gia đình của mình, ước mình không hề được sinh ra,…

Những năm gần đây, những vụ ly hôn của các gia đình mà đặc biệt là các gia đình

ngày càng gia tăng, điều đó đã gây ra những hậu quả rất lớn cho xã hội, cho con cái và cả

bản thân người vợ, người chồng trong gia đình đó. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia

đình mà không có tình thương đầy đủ của cả cha lẫn mẹ, không được sống cùng với cha

mẹ, được hưởng sự ấm áp của tình yêu thì chúng phát triển không toàn diện, thậm chí

phát triển lệch lạc về nhận thức, nhân cách,… Đa số những trẻ em lang thang, mồ côi, trẻ

em hư, trẻ em phạm tội đều là những đứa trẻ bất hạnh, chúng không nhận được sự yêu

thương chăm sóc của gia đình và khi chúng lớn lên thì rất dễ trở thành những tội phạm

nguy hiểm, chúng trở nên lạnh lùng và tàn độc. Việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến

những đứa trẻ trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến bản thân những người cha, người mẹ

ly hôn ấy; họ cũng bị tổn thương cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Có nhiều người sau cú

sốc về ly hôn họ trở nên thay đổi, lặng lẽ hơn, sống khép kín hơn, hay thậm chí bị tâm

thần. Thực trạng ly hôn của các gia đình tại tỉnh Quảng Nam cũng không nằm ngoài quy

luật ấy.

Đây là vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội, nó làm cản trở sự phát triển của xã hội, đi

lệch với quy luật phát triển tự nhiên của xã hội, con người là mong muốn được sống trong

một cuộc sống đầy tình yêu thương và nhân ái. Vì vậy cả xã hội và những cơ quan chuyên

trách cần có những biện pháp ngăn chặn để hạn chế đến mức tối đa tình trạng ly hôn hiện

nay. Muốn có những biện pháp phù hợp trước tiên phải làm sáng tỏ thực trạng và những

nguyên nhân dẫn đến ly hôn của các cặp vợ chồng ở góc độ tâm lý học.

Đó là lý do mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng ly hôn của các gia đình

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

- Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến ly hôn của các gia đình

tại tỉnh Quảng Nam.

- Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm tác động tích cực để giảm bớt tình trạng ly

hôn hiện nay ở tỉnh Quảng Nam.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hôn nhân và gia đình.

- Khảo sát thực trạng ly hôn của các gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những biện pháp phòng, chống sự gia tăng của

tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng hiện nay.

4. ối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ly hôn của các gia đình trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam.

4.2.Khách thể nghiên cứu: Các gia đình ly hôn (từ năm 2010 đến năm 2012) ở tỉnh

Quảng Nam.

4.3.Phạm vi nghiên cứu:

- Thực trạng ly hôn của các gia đình.

- Không gian: Tỉnh Quảng Nam.

- Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 21/1/2013 đến 30/5/2013.

5. Giả thuyết khoa học

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng hiện nay

đang ngày càng gia tăng rất nhanh. Điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện

nhiệm vụ của gia đình và gây khó khăn cho quản lý của nhà nước.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1.Nhóm phương pháp lý thuyết

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp phân loại

- Phương pháp hệ thống hóa

- Phương pháp khái quát hóa

6.2.Nhóm phương pháp thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp trò chuyện cùng chuyên gia

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trong những phương pháp nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu hồ sơ và

phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học là hai phương pháp chính trong đề tài.

A. PHẦN NỘI DUNG

ƢƠN . Ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA Ề TÀI

1.1.Tổng quan các nghiên cứu về thực trạng ly hôn của các gia đình

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về ly hôn ở nước ngoài

Trên thế giới, ly hôn là đề tài được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, đặc biệt trong

các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học phương Tây, trong đó đáng chú ý là

công trình tiêu biểu như: “The dirorce revolution the unexpected social economic

consequences for women and children in america” (Cách mạng ly hôn và hậu quả kinh tế

xã hội không mong đợi đối với phụ nữ và trẻ em ở Mỹ) của Lenore J.Weitzman -1985;

“Mothers and divorce” (Những người mẹ và ly hôn) của Terry A.Xendell -1986; Đặc biệt

là cuốn “Surnving the breakup - how children and parent upe with divorce” của hai nhà

khoa học nữ Judith Swallersteen và Joan Berlin Kelly (1980, Mỹ ) đã đưa ra một phân

tích khá sắc sảo dưới góc độ tâm lý học, xã hội học về ly hôn. Hai nhà nghiên cứu đã đề

cập đến nguyên nhân tâm lý dẫn đến ly hôn qua nghiên cứu 60 trường hợp ly hôn ,những

khó khăn, hạnh phúc sau ly hôn của từng trường hợp điển hình, khả năng tái hôn, thu

nhập của vợ chồng sau ly hôn, nhất là thái độ, cuộc sống của những đứa con sau ly hôn.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về ly hôn ở trong nước

Ở Việt Nam, bản thân khoa học xã hội học còn mới mẻ nên nghiên cứu xã hội học về

ly hôn hầu như rất ít chủ yếu nghiên cứu mang tính chất lồng ghép, tổng hợp. Ở nước ta,

vấn đề này cũng ngày một bức thiết hơn và được các nhà nước quan tâm tìm hiểu. Đã có

công trình nghiên cứu được tiến hành như nghiên cứu như: “Gia đình phụ nữ thiếu vắng

chồng” do viện nghiên cứu gia đình và giới được thực hiện năm 1989, nghiên cứu này đã

phân tích thực trạng đời sống kinh tế và tình cảm của người phụ nữ ly hôn, ly thân ở nông

thôn miền núi phía bắc. Những bằng chứng thực nghiệm mới này đã chỉ ra khó khăn kinh

tế như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến ly hôn.

Nghiên cứu tiếp theo là “Nghiên cứu về quyền của phụ nữ trong luật hôn nhân và gia

đình và việc thực hiện quyền đó” do Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện

(1994). Nghiên cứu này thống kê tình hình ly hôn ở Việt Nam qua các số liệu của toà án

Nhân dân tối cao; đồng thời phân tích các nguyên nhân ly hôn dựa trên 517 bộ hồ sơ ly

hôn lưu trữ tại toà án thuộc 4 tỉnh thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phú, Quảng Nam - Đà nẵng

và TP. HCM) thời gian 2 năm 1993-1994. Một số nghiên cứu cũng do Trung ương Hội

liên hiệp phụ nữ tiến hành năm 1997 “Tổng kết về tình hình ly hôn ở Việt Nam” dựa trên

nguồn số liệu từ Viện kiểm sát và Toà án Nhân dân tối cao báo cáo và phân tích tình trạng

ly hôn qua 375 hồ sơ ly hôn lưu trữ tại 3 toà án địa phương là Hà Nội, Thanh Hoá và

Vũng Tàu.

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu ly hôn - nghiên cứu trường hợp Hà Nội do Viện

gia đình và giới tiến hành 1998 - 1999 đã khắc phục được hạn chế của những nghiên cứu

trước. Lần đầu tiên nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thực nghiệm trong nghiên

cứu như thu thập các tài liệu thống kê, lập bảng hỏi, chọn mẫu, và tiến hành thu thập

thông tin từ các đối tượng có liên quan đến ly hôn. Chính vì vậy, những nguyên nhân ly

hôn thực tế đã được làm sáng rõ hơn. Có thể nói, các nghiên cứu này đã góp phần nhận

diện bức tranh về ly hôn ở Việt nam thời kỳ đổi mới. Nhưng con số đó là của cách đây 6

năm về trước và hiện nay thực tế còn khác hơn nhiều với những lý do cũng đa dạng hơn.

Ngoài ra còn có rất nhiều tác giả với nhiều sách viết về gia đình, ly hôn, trẻ em, như:

Ngô Công Hoàn, Tâm lý học gia đình, Trường ĐHSP Hà Nội I, 1993; Nguyễn Khắc Viện,

Tâm lý gia đình, Nxb Thế giới Hà Nội (1994); GS Lê Thi, Gia đình Việt Nam ngày nay,

Nxb Khoa học xã hội, 1996; Vũ Hiếu Dân và Ngân Hà, Văn hóa tâm lý gia đình, Nxb

Văn hóa -Thông tin, Hà Nội 2001; Nguyễn Đình uân, Tâm lý học tình y u gia đình, Nxb

Giáo Dục, 1995; Nguyễn Đình uân, Giáo dục đ i sống gia đình, Nxb ĐHQG Hà Nội,

1997,…

Nhìn chung, các công trình khoa học này tiếp cận nghiên cứu vấn đề ly hôn ở các

phương diện, cấp độ khác nhau. Các công trình khoa học đã đánh giá được thực trạng ly

hôn nói chung, thống kê được những nguyên nhân và hậu quả gây ra ở nước ta trên các

khía cạnh khác nhau, góc độ và địa bàn khác nhau, đưa ra các giải pháp phòng ngừa

chung cho toàn xã hội và các giải pháp riêng cho gia đình và những người làm công tác

hòa giải.

Tính đến thời điểm này chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng ly hôn của gia

đình trên địa bản tỉnh Quảng Nam. Trong đề tài này chúng tôi tiếp cận nghiên cứu ly hôn

của gia đình dưới góc độ tâm lý học để tìm ra được những góc khuất tâm lý của gia đình.

Từ đó đưa ra các giải pháp tâm lý nhằm phòng ngừa và hạn chế thực trạng này.

1.2.Những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu

1.2.1. Gia đình

1.2.1.1. Khái niệm gia đình

Có rất nhiều khái niệm về gia đình, mỗi góc nhìn là một khái niệm khác nhau:

- Dưới góc nhìn pháp luật, theo Luật hôn nhân và gia đình, 2000: “Gia đình là tập hợp

những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi

dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật

này”.

- Triết học: C.Mác và Ph. Ăng Ghen quan niệm: Gia đình là mối quan hệ giữa vợ

chồng và con cái...

- Ở góc độ kinh tế học, gia đình được nghiên cứu với tư cách là một đơn vị kinh tế,

đơn vị tiêu dùng.

- Xã hội học coi gia đình là một hiện tượng xã hội trên hai bình diện:

Thứ nhất, các mối quan hệ bên trong gia đình. Bao gồm quan hệ giữa các thành viên

và quan hệ giới.

Thứ hai, quan hệ tác động qua lại giữa gia đình và xã hội. Đó là quan hệ gia đình với

họ hàng, làng xã, các tổ chức sản xuất, chính trị, văn hóa...

- Ở các nước khác nhau:

Nhà xã hội học người Nga T.A. Phanaxeva đã tổng kết có 3 quan niệm khác nhau về

gia đình: Quan niệm thứ nhất, gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, liên kết với nhau bằng

một chỗ ở, bằng một ngân sách chung và các mối quan hệ ruột thịt; Quan niệm thứ hai,

gia đình là một nhóm nhỏ xã hội liên kết với nhau trong một nhà, bằng một ngân sách

chung và các mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau bằng tình cảm và trách nhiệm; Quan niệm thứ

ba gia đình hiện đại là một nhóm xã hội bao gồm bố mẹ con cái của một vài thế hệ. Các

thành viên trong gia đình có mối quan hệ ràng buộc về vật chất, tinh thần theo những

nguyên tắc chung, mục đích sống như nhau về các vấn đề chủ yếu trong sinh hoạt.

Ở Việt Nam PGS.PTS Đặng uân Hoài định nghĩa: Gia đình là một đơn vị nhỏ nhất

của xã hội, phụ thuộc vào xã hội và là tấm gương phản chiếu mọi thành tựu, cũng như

mâu thuẫn của xã hội.

- Giáo dục học nghiên cứu gia đình với tư cách là một môi trường giáo dục quan

trọng, thực hiện phương thức giáo dục đặc thù bên cạnh giáo dục của nhà trường.

- Ở góc độ tâm lý học, gia đình được nghiên cứu với tư cách là một nhóm nhỏ của xã

hội có mối quan hệ tình cảm đặc biệt, quan hệ liên nhân cách phức tạp và là môi trường

đầu tiên diễn ra sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.

Trong Từ điển Tâm lý học, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện quan niệm: “Gia đình gồm bố

mẹ, con cái và có hay không một số ngư i khác ở chung một nhà.”

Theo tác giả Ngô Công Hoàn: “Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên

trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm - sinh lý, cùng chung

các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các th i điểm lịc sử nhất định.”

Tác giả Nguyễn Đình uân quan niệm: “Gia đình là một đơn vị, một nhóm nhỏ nhất

của xã hội với số lượng thành viên ít nhất là hai ngư i, vợ và chồng, sau đó sinh sôi nảy

nở th m con cái. Trong đó mối quan hệ vợ - chồng là giư ng cột.”

GS TS Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: “Ngày nay nghiên cứu sự biến đổi của gia đình

gia đình dưới hai góc độ. Thứ nhất, gia đình là một thiết chế của xã hội có quan hệ chặt

chẽ và tác động qua lại với các thiết chế khác như Nhà nước, nhà trư ng, các đoàn thể xã

hội và tôn giáo. Thứ hai, gia đình là một nhóm tâm lý – tình cảm xã hội đặc thù.”

Tóm lại, có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình, tùy thuộc vào cách tiếp cận

của mỗi tác giả. Ở góc độ tâm lý học, gia đình được quan niệm là một nhóm nhỏ, bao

gồm các thành viên có mối quan hệ có mối quan hệ đặc biệt, gắn bó với nhau. Trong đề

tài này tôi lựa chọn khái niệm về gia đình của tác giả Ngô Công Hoàn: “Gia đình là một

nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết

thống, tâm - sinh lý, cùng chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các th i điểm

lịc sử nhất định”. Theo tôi đây là khái niệm đầy đủ và phù hợp nhất trong những khái

niệm trên, nêu lên đầy đủ tính chất sự khác biệt của gia đình, đặc trưng của gia đình so

với các nhóm, tổ chức khác.

1.2.1.2. Đặc điểm của gia đình

Gia đình là một nhóm xã hội (một thiết chế xã hội), ít nhất phải có từ hai người trở

lên. Một người không thể gọi là gia đình. Những thành viên trong gia đình gắn bó với

nhau về trách nhiệm, quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm. Giữa họ có những ràng buộc về

quyền lợi, nghĩa vụ, có tính hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời luật

pháp có những qui định rõ ràng về quyền được phép, cấm đoán trong quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình.

Gia đình được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân. Đăng ký kết hôn là văn bản

hành chính để Nhà nươc, pháp luật công nhận và bảo vệ quyền hạn trách nhiệm của đôi

vợ chồng. Tổ chức đám cưới là để họ hàng, bạn bè, xã hội thừa nhận sự kết hôn của đôi

nam nữ với tất cả quyền hạn trách nhiệm của cả đôi bên. Do ảnh hưởng của lối sống mới,

hiện nay ở nước ta có những đôi nam nữ sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng

ký kết hôn. Họ sinh con cái ra vẫn được coi là một gia đình. Trẻ em sinh ra ngoài giá thú

vẫn được luật pháp thừa nhận, được hưởng mọi quyền lợi như bao trẻ em khác.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là mối quan hệ ruột thịt, huyết thống.

Gia đình gồm có cha mẹ, con cái do cha mẹ sinh ra. Đây là đặc điểm cơ bản thể hiện chức

năng tái sản xuất con người của gia đình. Cha mẹ truyền lại cho con cái những đặc điểm

về mặt thể chất thông qua gen di truyền sinh học. Những đặc trưng về truyền thống, gia

phong, cung cách ứng xử, lối sống... của gia đình cũng được con cái kế thừa thông qua

nếp sinh hoạt hàng ngày và sự dạy dỗ của cha mẹ. Chính vì vậy con cái mang những dấu

ấn tâm lý của cha mẹ và những người lớn khác trong đời sống tinh thần của nó. Trong gia

đình còn có ông bà nội ngoại hoặc cô, dì, chú, bác cùng sống chung. Hoặc có những gia

đình nhận con nuôi, em nuôi, tuy không có quan hệ huyết thống nhưng do tình cảm quan

hệ của họ với các thành viên trong gia đình vẫn như quan hệ ruột thịt. Mọi thành viên

trong gia đình sống có trách nhiệm, lo lắng cho nhau, yêu thương nhau bằng một tình cảm

đặc biệt của quan hệ huyết thống.

Các thành viên trong gia đình sống trong một mái nhà, sử dụng ngân sách chung, do

các thành viên lao động đem lại.

Những đặc điểm trên thể hiện gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt, khác với các thiết

chế xã hội khác. Ở đây cần phân biệt khái niệm gia đình với khái niệm hộ. Khái niệm hộ

được hiểu như một nhóm người ở chung một mái nhà, gồm những người có quan hệ ruột

thịt, họ hàng, có quỹ thu chi chung. Hộ cũng có thể bao gồm những người bạn bè quen

biết cùng học tập, cùng lao động. Có trường hợp hộ là một người sống độc thân (hộ độc

thân), cũng có thể hộ là một tập thể sống trong một mái nhà nhưng không có quỹ thu chi

riêng. Gọi là hộ tập thể.

1.2.1.3. Phân loại gia đình

Xét về cơ cấu gia đình, nhà xã hội học người Mỹ quan niệm: Gia đình là nhóm thân

tình, nhóm sơ cấp có đặc điểm, toàn bộ đặc điểm hành vi cá nhân, tính cách con người và

các sắc thái tình cảm được bộc lộ rõ ràng, các thành viên trong nhóm sơ cấp gắn bó, hiểu

biết lẫn nhau và quan tâm đến tất cả hành vi của những người trong nhóm.

Nghiên cứu các mối quan hệ liên nhân cách của các thành viên trong gia đình chính là

cách tiếp cận cơ cấu, các thành phần, số lượng các thành viên trong gia đình. Do đó cơ

cấu gia đình được hiểu là số lượng, thành phần và mối quan hệ qua lại giữa các thành viên

trong gia đình.

- Nếu lấy quan hệ hôn nhân làm chuẩn thì có các loại gia đình như sau: Gia đình đơn

hôn hoặc gia đình và gia đình đa hôn, một chồng nhiều vợ hoặc một vợ nhiều chồng.

- Nếu theo số thế hệ trong gia đình có các loại:

Gia đình hạt nhân: Gia đình hai thế hệ, đây là kiểu gia đình phát triển mạnh ở nước ta

trong tình hình đô thị hóa hiện nay.

Gia đình có nhiều thế hệ: Gia đình có từ 3 thế hệ trở lên.

Gia đình mở rộng: Gia đình bố hoặc mẹ có con riêng.

- Căn cứ vào số con trong gia đình: Gia đình qui mô nhỏ là gia đình có một hoặc hai

con và gia đình có qui mô lớn có từ 3 con trở lên.

- Căn cứ vào cấu trúc gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên, A.E. Litrco phân

thành 4 loại:

Gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ.

Gia đình không đầy đủ (thiếu cha, hoặc me, hoặc cả hai).

Gia đình mở rộng (có những người họ hàng, ruột thịt là thành viên).

Gia đình biến dạng (có cha dượng, dì ghẻ).

- Dựa vào mục đích giáo dục con cái V. Kudriasev chia gia đình thành 3 loại (theo

quan điểm tội phạm học):

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!