Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Hệ Thống Cây Xanh Ở Các Điểm Du Lịch Tại Thành Phố Điện Biên Phủ Và Giải Pháp Phát Triển
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
0
LỜI NÓI ĐẦU
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, đến nay khoá học 2007 - 2011 đã kết thúc. Để đánh giá kết quả của sinh
viên trước khi ra trường, được sự nhất trí của trường ĐHLN, khoa Quản lý tài
nguyên rừng môi trường và thầy giáo Trần Ngọc Hải tôi tiến hành thực hiện
khoá luận tốt nghiệp với tiêu đề :
“ Thực trạng hệ thống cây xanh ở các điểm du lịch tại Thành Phố Điện
Biên Phủ và giải pháp phát triển ”
Khoá luận được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân và trực tiếp là
sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Ngọc Hải, cùng các thầy cô giáo của
trường ĐHLN, các cán bộ công nhân viên và người dân gần các khu di tích
cùng các bạn sinh viên tại trường ĐHLN. Nhân dịp này tôi xin chân thành
cảm ơn thầy giáo Trần Ngọc Hải, các thầy cô giáo trường ĐHLN, các cán bộ
công nhân viên thuộc ban quản lý hệ thống khu di tích chiến trường Điện
Biên, cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản khoá luận này.
Do thời gian, năng lực của bản thân có hạn và điều kiện nghiên cứu còn
thiếu nên kết quả đạt được của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót hạn
chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo, các bạn sinh viên, cũng như những ai quan tâm về vấn đề này để bản
khoá luận này của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Lê Hồng Vân
0
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................
MỤC LỤC ......................................................................................................
DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2
1.1. Vai trò của cây xanh............................................................................. 2
1.2. Lược sử nghiên cứu cây xanh............................................................... 4
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 4
1.2.2. Phát triển cây xanh ở Việt Nam ..................................................... 6
Chƣơng 2: MỤC TIÊU–NỘI DUNG–PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7
2.1. Mục tiêu............................................................................................... 7
2.2. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................... 7
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 8
2.4.1. Phương pháp kế thừa và chọn lọc...................................................... 8
2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................... 8
2.4.3. Phương pháp chuyên gia. .............................................................. 9
2.4.4. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp. .............................................. 9
2.4.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp. .................................................... 12
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI ................... 14
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu........................................ 14
3.1.1. Vị trí địa lí. .................................................................................. 14
3.1.2. Địa hình, địa mạo. ....................................................................... 15
3.1.3. Khí hậu, thời tiết. ......................................................................... 15
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội. .................................................................... 16
1
3.2.1. Dân số ......................................................................................... 16
3.2.2. Kinh tế ......................................................................................... 16
3.2.3. Lao động, việc làm và mức sống .................................................. 17
3.2.4. Văn hóa ....................................................................................... 18
3.3. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 18
3.3.1. Tài nguyên đất, nguồn nước và thủy văn..................................... 18
3.3.2. Tài nguyên khoáng sản ................................................................ 19
3.3.3. Tài nguyên du lịch ....................................................................... 19
Chƣơng 4 .................................................................................................... 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 23
4.1. Thực trạng hệ thống cây xanh trong các điểm du lịch......................... 23
4.1.1. Khu di tích Đồi A1 ....................................................................... 23
4.1.2. Khu Bảo tàng lịch sử.................................................................... 30
4.1.3. Khu Tượng đài chiến thắng.......................................................... 33
4.1.4. Khu di tích hầm Đơcat tơri .......................................................... 35
4.2. Đánh giá vai trò của hệ thống cây xanh tới môi trường khu di tích..... 38
4.3. Đề xuất giải pháp phát triển ............................................................... 40
Chƣơng5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ.................................. 56
5.1. Kết Luận. ........................................................................................... 56
5.2. Tồn tại................................................................................................ 57
5.3. Kiến nghị ........................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
2
DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
D1.3 Đường kính thân cây đo ở độ cao 1,3m tính từ gốc
Dt Đường kính tán lá
ĐBP Điện Biên Phủ
ĐHLN Đại học Lâm nghiệp
ĐT Đông tây
H Chiều cao
Hdc Chiều cao dưới cành
Htb Chiều cao trung bình
Hvn Chiều cao vút ngọn
NB Nam bắc
T Tốt
TB Trung bình
TN Tự nhiên
X Xấu
XX Thế kỉ 20
STT Số thứ tự
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần cây bóng mát khu vực Đồi A1 .................................. 23
Bảng 4.2. Bảng điều tra sinh trưởng hệ thống cây bóng mát khu vực đồi A1...... 26
Bảng 4.3. Thành phần và độ che phủ cây bụi, thảm tươi khu vực Đồi A1 .... 27
Bảng 4.4: Thành phần cây bóng mát khu Bảo tàng lịch sử .......................... 30
Bảng 4.5: Thành phần cây làm cảnh khu Bảo tàng lịch sử............................ 31
Bảng 4.6: Thành phần cây bóng mát khu Tượng đài chiến thắng................. 33
Hình 4.5: Toàn bộ khu vực đặt Tượng đài đã bị bê tông hóa ........................ 35
Hình 4.6: Cúc vàng được trồng xung quanh bệ tượng đài............................ 35
Bảng 4.7. Ma trận cho điểm loài cây gỗ trồng trong các khu di tích ............. 45
Bảng 4.8: Ma trận cho điểm loài cây làm cảnh trong các khu di tích ............ 49
Bảng 4.9: Ma trận cho điểm loài cây đường viền, cây hoa trong các khu di
tích ............................................................................................................... 52
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ Thành phố Điện Biên Phủ................................................. 14
Hình 3.2: Bản đồ du lịch thành phố Điện Biên ............................................. 20
Hình 4.1: Phía Bắc đồi thưa thớt vài cây Nhãn ............................................. 29
Hình 4.2: Hệ thống cây xanh thưa thớt khu vực đỉnh đồi A1 ....................... 29
Hình 4.3: Đường vào nhà trưng bày của bảo tàng lịch sử ............................. 32
Hình 4.4: Một góc nơi trưng bày hiện vật của Bảo tàng................................ 32
Hình 4.5: Toàn bộ khu vực đặt Tượng đài đã bị bê tông hóa ........................ 35
Hình 4.6: Cúc vàng được trồng xung quanh bệ tượng đài............................ 35
Hình 4.7: Cây Sung (Alstonia scholaris (L.)R.Br) đứng bên cạnh Hầm....... 36
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch và văn hóa là 2 mặt của một cuộc hành trình không thể thiếu
được đối với mỗi khách du lịch. Nền văn hóa càng phong phú càng có điều
kiện thu hút du khách đến tham quan du lịch. Có thể nói, một công trình văn
hóa, một món ăn tinh ngon, một lời nói ngọt ngào và lời chào hỏi... đều thể
hiện nếp sống văn hóa của mỗi một dân tộc, mà đời sống văn hóa bao giờ
cũng có xu hướng kế thừa gạn đục khơi trong. Du lịch phát triển trước hết là
thỏa mãn nhu cầu của mỗi con người nảy sinh trong đời sống KT-XH, thỏa
mãn đời sống văn hóa của con người. Như vậy, du lịch là nhu cầu văn hóa của
con người và nhu cầu đó không thể vượt ra ngoài đời sống văn hóa của dân
tộc.
Du khách đến Điện Biên tham quan, du lịch là muốn hưởng thụ cái hay,
cái đẹp, cái tinh hoa của các dân tộc, cảm nhận sự anh dũng kiên cường của
cha ông thông qua các công trình văn hóa, khu di tích lịch sử Điện Biên,
Tượng đài Chiến thắng, danh lam thắng cảnh và sự hưởng thụ văn hóa ẩm
thực của các dân tộc, sản phẩm dân tộc, các điệu múa và làn điệu dân ca, sản
phẩm văn hóa truyền thống các dân tộc ở Điện Biên.
Những năm gần đây, song song với sự gia tăng số lượt khách đến thăm
quan khu di tích, danh lam thắng cảnh thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng
ngày càng trở nên bức xúc đặc biệt là vấn đề rác thải. Lượng rác thải ngày
càng tăng làm thay đổi môi trường theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng mạnh mẽ
đến đồi sống của con người và cảnh quan môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó là
sự mở rộng, trùng tu lại các khu di tích cũng đã làm cho hệ thống cây xanh ở
đây thay đổi, diện tích cây xanh che bóng mát sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy
tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng hệ thống cây xanh các điểm
du lịch tại Thành Phố Điện Biên Phủ và đề xuất giải pháp phát triển”
nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, hiện trạng hệ thống cây xanh trong các khu
di tích, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện diện
tích cây xanh, góp phần nhỏ bé vào công tác bảo vệ môi trường.