Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
185.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1889

Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề án môn học

Lêi më ®Çu

Trong nền kinh tế hiện đại, hội nhập, phát triển là một tất yếu khách

quan và là một xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Có “hội

nhập” thì mới “phát triển” được. Song song với tiền trình hội nhập diễn ra

hết sức mạnh mẽ trên thế giới, quá trình tự do hóa tài chính diễn ra liên tục,

các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu tự do va xuyên suốt từ quốc gia

này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh như vậy, nền kinh tế mỗi quốc gia sẽ

càng gắn bó chặt chẽ hơn nữa vào tình hình biến động kinh tế chính trị xã hội

diễn ra trên thế giới. Do đó, bên cạnh những cơ hội to lớn khi tham gia vào

quá trình hội nhập để phát triển, các quốc gia cũng phải đối mặt với rất nhiều

những thách thức khó khăn. Một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự

chủ tài chính sẽ giúp nền kinh tế quốc gia đó có sức đề kháng trước những cú

sốc kinh tế bên ngoài, nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì vậy điều kiện

tiên quyết để đứng vững trên con đường hội nhập đó là mỗi quốc gia phải

“chuẩn đoán” ra các căn bệnh của nền kinh tế của nước mình và từ đó tìm

các cách “chữa trị’ nó một cách hữu hiệu nhất. Một trong những căn bệnh

điển hình mà mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình hội nhập thế giới, đặc

biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt, đó chính là

tình hình đôla hóa nền kinh tế.

Chính vì vây, trong phạm vi nội dung đề tài này, tôi xin phép được

trình bày những vấn đề chung nhất về “đôla hóa” nền kinh tế, giúp cho mỗi

người có thể hiểu và nắm bắt rõ hơn về căn bệnh điển hình này của nền kinh

tế, đặ biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển, có cái nhìn toàn diện

và chính xác hơn về đôla hóa, từ đó có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu

nhằm giảm tác hại và đẩy lùi đôla hóa ra khỏi nền kinh tế của quốc gia.

SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47

Đề án môn học

Phần I: Tổng quan về đô la hóa

I.1. Khái niệm đô la hóa:

Đôla hoá có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế

khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng tiền bản tệ

trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá

toàn bộ hoặc một phần.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền có ba chức năng

đó là: chức năng phương tiện trao đổi, chức năng đơn vị đo lường và chức

năng cất trữ giá trị. Đối với những nền kinh tế bị đô la hóa, ngoại tệ được sử

dụng rộng rãi trong việc niêm yết giá hàng hóa dịch vụ, trong thanh toán và

trong cất trữ. Đôla hóa không chỉ có nghĩa là sự sử dụng rộng rãi USD mà

còn bao gồm nhiều loại ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP. Điều đấy

có nghĩa là bất kì một loại ngoại tệ nào có khả năng thay thế đồng nội tệ

cũng dẫn đến hiện tượng “đôla hóa”.

Mặc dù hiệp ước Bretton Wood đã phá sản nhưng từ lâu USD được

nhìn nhận là đồng tiền mạnh nhất thế giới, đã trở thành phương tiện thanh

toán quốc tế mà không có đồng tiền nào có thể thay thế được. Mặt khác, Mỹ

luôn lợi dụng sự lớn mạnh của nền kinh tế đã gây sức ép với nhiều quốc gia

trên thế giới, trong đó hệ thống tiền tệ vốn chưa “hoàn thiện”, và còn rất

“nhạy cảm” ở các nước đang phát triển.

Sự thay thế một phần hay hoàn toàn nội tệ ở đây được thể hiện dưới

hai dạng:

Thứ nhất, là sự thay thế tài sản: đó là việc công chúng nắm giữ trái

phiếu nước ngoài; Tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ ở nước ngoài; Tài

khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng trong nước với

mục đích cất giữ giá trị từ đó hạn chế tác động của sự giảm giá trị đồng nội tệ

đối với tài sản khi lạm phát xảy ra.

Thứ hai là sự thay thế tiền tệ: đó là việc công chúng nắm giữ ngoại tệ

tiền mặt, tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tê trong hệ thống ngân

hàng trong nước để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán và đơn vị đo

lường. Giá hàng hóa và dịch vụ được niêm yết bằng USD và công chúng sử

dụng USD để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ đó. Điều này cũng xảy ra

SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!