Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.doc.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động thương mại quốc tế là xu hướng chung của các quốc gia, mang
tính tất yếu khách quan. Trong thời gian qua hoạt động xuất nhập khẩu của nước
ta ngày càng phát triển.
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cho Doanh nghiệp có vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, không những đem lại
hiệu quả kinh doanh từ lãi vay mà còn thu được các phí dịch vụ từ hoạt động
thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ.
Thời gian qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn quan tâm đến
việc phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã thu được những
thành quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã được, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam cũng gặp phải không ít khó khăn hạn chế cần phải
khắc phục. Đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài "Thực trạng cho vay xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam” làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở thực trạng của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam để đánh giá những ưu nhược điểm, từ đó đưa ra
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng
thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu là chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2003 đến
nay.
Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thực hiện chuyên đề là:
phương pháp lý thuyết kết hợp với thực tiễn, phương pháp thống kê - phân tích -
tổng hợp, phương pháp so sánh.
1
Kết cấu của Chuyên đề:
Ngoài Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
được kết cấu theo 2 chương như sau:
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .
2
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trong thời gian qua:
1.1.1. Tình hình hoạt động chung:
TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng tài sản 102.716 121.403 161.277
2 Tổng vốn chủ sở hữu 6.182 6.531 7.626
3 Lợi nhuận sau thuế 294 560 1.076
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006 của BIDV).
Tổng tài sản của BIDV có xu hướng tăng: năm 2006 tăng trưởng 33% so
với năm 2005, cùng với việc tăng tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu của BIDV cũng
được bổ sung tương ứng, tại thời điểm cuối năm 2006, BIDV đã đạt vốn điều lệ
7.626 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 3.971 tỷ đồng, quỹ bổ sung vốn điều lệ là
1.652 tỷ đồng…
Cùng với việc mở rộng quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu thì
lợi nhuận của BIDV cũng đạt được mức tăng trưởng cao, năm 2006, BIDV đã đạt
lợi nhuận sau thuế là 1.076 tỷ đồng, gần bằng 2 lần so với năm 2005. Mức ROE
năm 2006 của BIDV là 14%, cải thiện nhiều so với các năm trước.
1.1.2. Tình hình hoạt động của một số lĩnh vực quan trọng:
* Hoạt động huy động vốn
Để tạo đủ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, BIDV đã phát
huy nhiều sáng kiến, áp dụng nhiều hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng,
tiết kiệm ổ trứng vàng, kỳ phiếu, trái phiếu tăng vốn… Đến 31/12/2006, tổng
nguồn huy động của BIDV đạt 116.862 tỷ đồng, vượt 80% so với kế hoạch năm
2006, tăng 36,2% so với năm 2005, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2001.
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Tiền gửi của khách hàng 67.157 93,1 79.142 92,3 107.658 92,1
Trái phiếu tăng vốn 2.000 2,8 4.000 4,6 6.000 5,2
Vốn huy động khác 2.968 4,1 2.605 3,1 3.204 2,7
3