Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực tiễn thi hành Nghị định số 61/2000/NĐ-CP đối với người được hưởng án treo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2008 21
NguyÔn Ngäc KiÖn *
gày 30/10/2000 Chính phủ ban hành
Nghị định số 61/2000/NĐ-CP quy
định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng
án treo (sau đây viết tắt là Nghị định số
61/2000/NĐ-CP). Nghị định này đã cụ thể
hoá, triển khai thực hiện chế định về án treo
trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình
sự, thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp
luật hình sự, coi “án treo” không phải là loại
hình phạt mà là miễn chấp hành hình phạt tù
có điều kiện; đồng thời nó là cơ sở pháp lí
quan trọng để cơ quan thi hành án thi hành
đối với người bị kết án phạt tù cho hưởng án
treo. Việc thi hành án treo nhằm tạo điều
kiện cho bị án làm ăn, sinh sống, hối cải,
hoàn lương ngay trong môi trường xã hội
bình thường, dưới sự quản lí, giáo dục của
cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo
dục, đào tạo hoặc uỷ ban nhân xã, phường,
thị trấn nơi người chấp hành án làm việc,
công tác, học tập hoặc cư trú (gọi chung là
cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) và gia
đình của người đó. Thực tiễn áp dụng chế
định án treo và thi hành Nghị định số
61/2000/NĐ-CP đã bộc lộ những điểm bất
cập và kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự năm
1999 quy định: “Trong thời gian thử thách,
toà án giao người được hưởng án treo cho
cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc
chính quyền địa phương nơi người đó
thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình
người kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong
việc giám sát, giáo dục người đó”. Và khoản
3 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục
đưa ra thi hành bản án và quyết định của toà
án, nêu rõ: “Quyết định thi hành án, trích
lục bản án hoặc quyết định phải được gửi
cho viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án,
cơ quan thi hành án và người bị kết án”.
Như vậy, về thủ tục “giao người được hưởng
án treo…” đã được xác lập theo tinh thần
khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự đã viện dẫn
trên. Song, vấn đề cần quan tâm là thời hạn
bao lâu thì toà án gửi quyết định thi hành
hình phạt tù cho hưởng án treo và trích lục
bản án cho viện kiểm sát để thực hiện chức
năng kiểm sát thi hành án và gửi cho cơ
quan, tổ chức giám sát, giáo dục để họ thực
hiện trách nhiệm của mình theo luật định?
Quy phạm mang tính chất tuỳ nghi như thế
vừa không đề cao được tính pháp chế, lại
nảy sinh tình trạng toà án chậm gửi quyết
định thi hành án. Việc chậm gửi đó còn là
nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn khi tính
thời gian thử thách do toà án ấn định cho bị
cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Điều đó được thể hiện qua ví dụ sau đây:
N
* Viện kiểm sát nhân dân huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương