Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực thi các cam kết của việt nam với tổ chức thương mại thế giới về dịch vụ ngân hàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thực thi các cam kết của Việt Nam với Tổ
chức thương mại thế giới về dịch vụ ngân hàng
Nguyễn Thị Thu Thủy
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60.38.60
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Bính
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Khái quát quy định của WTO về dịch vụ ngân hàng và cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng. Thực tiễn thực thi cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
ngân hàng Việt Nam đáp ứng các cam kết gia nhập WTO và lộ trình hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực ngân hàng.
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật Quốc tế; Luật ngân hàng; WTO
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) sau tiến trình chuẩn bị và đàm phán hơn mười một năm. Việc gia nhập WTO
đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ
ở một mức độ nhất định. Trong ngành dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng là một trong lĩnh vực
gay go khi đàm phán vào WTO do đây luôn là ngành "huyết mạch" của nền kinh tế của bất kỳ
quốc gia nào, đòi hỏi các bước đi thận trọng khi mở cửa thị trường. Việc thực thi các cam kết
trong ngành ngân hàng tạo ra nhiều sức ép đối với hệ thống pháp luật Việt Nam sao cho vừa tạo
điều kiện cho các ngân hàng trong nước tăng sức cạnh tranh, không bị "thôn tính" bởi các ngân
hàng nước ngoài trong khuôn khổ các cam kết với WTO.
Tác giả chọn đề tài "Thực thi các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới
về dịch vụ ngân hàng" để nghiên cứu vì những lý do sau đây:
- Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của
WTO về tự do hoá dịch vụ ngân hàng; nghiên cứu các cam kết của Việt nam với WTO về
dịch vụ ngân hàng.
- Hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn rà soát, xây dựng mới các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan nhằm thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ nói
chung và ngân hàng nói riêng. Trong lĩnh vực ngân hàng hàng loạt các văn bản pháp luật cũng
đang được nghiên cứu sửa đổi, xây dựng mới để phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại
WTO.
- Đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh
2
vực ngân hàng nhằm thực thi tốt các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Trên cơ sở đó
tác giả đưa ra giải pháp cụ thể đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật về ngân hàng trong bối
cảnh thực thi các cam kết của WTO.
2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lí luận của đề tài
Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số nội dung của cam
kết WTO trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu
sắc, hệ thống và đầy đủ về thực hiện các cam kết với WTO về dịch vụ ngân hàng với nội dung
gồm các phần chính là nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia và các quy định
của pháp luật Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này
mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng
những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với cam kết quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc
phát triển dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại
những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục
đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa phát triển ngành ngân hàng của Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch
vụ (GATS) của WTO về dịch vụ ngân hàng và các chế định, quy định pháp luật Việt Nam
điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ ngân hàng.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu các dịch vụ ngân
hàng theo quy định của GATS tại Phụ lục về dịch vụ tài chính, thực trạng pháp luật Việt Nam về
dịch vụ ngân hàng theo các tiêu chí của GATS và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Từ đó, tác
giả luận văn đưa ra đề xuất về định hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ
ngân hàng của Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết WTO cũng như lộ trình hội nhập kinh
tế của Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp so sánh luật học.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Khái quát quy định của WTO về dịch vụ ngân hàng và cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng.
Chương 2: Thực tiễn thực thi cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật ngân hàng Việt Nam đáp ứng
các cam kết gia nhập WTO và lộ trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
VÀ KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về ngân hàng và dịch vụ ngân hàng
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng