Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
194
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1788

Thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THƢ VIỆN – THÔNG TIN HỌC

------------

NGÔ NGUYỄN CẢNH

THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT

ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI

HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THƢ VIỆN – THÔNG TIN HỌC

------------

NGÔ NGUYỄN CẢNH

THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT

ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI

HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành Khoa học Thông tin – Thƣ viện

Mã ngành: 60.32.02.03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. Lê Thị Nam Giang

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn

khoa học của PGS. TS. Lê Thị Nam Giang, kết quả nghiên cứu là khách quan, trung thực

và chưa công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tác giả

Ngô Nguyễn Cảnh

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm,

giúp đỡ, động viên của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè để tác giả hoàn

thành tốt luận văn. Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân

thành tới:

PGS. TS. Lê Thị Nam Giang đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tác giả trong suốt quá

trình thực hiện luận văn;

Quý Thầy Cô Khoa Thư viện – Thông tin học trường Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. HCM đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để tác giả

hoàn thành luận văn;

Thư viện trường Đại học Luật Tp. HCM cùng Quý Thầy Cô, đồng nghiệp đã hỗ trợ

tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu;

Gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên để tác giả hoàn thành luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA

1 BLDS Bộ luật Dân sự

2 CSDL Cơ sở dữ liệu

3 ĐHL Đại học Luật

4 QTG Quyền tác giả

5 SHTT Sở hữu trí tuệ

6 Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Quy định về tỷ lệ photocopy tại thư viện Đại học Waseda (Nhật Bản)........... 41

Bảng 1.2: Quy định photocopy đối với ấn phẩm định kỳ tại thư viện Đại học Waseda

(Nhật Bản) ........................................................................................................................ 42

Bảng 2.1: Mức độ sử dụng dịch vụ tại thư viện ............................................................... 62

Bảng 2.2: Một số phần mềm (chương trình máy tính) được sử dụng tại trường Đại học

Luật Tp. HCM.................................................................................................................. 71

Bảng 2.3: Các hình thức tuyên truyền, giáo dục về quyền tác giả tại thư viện .............. 82

Bảng 3.1: Dự kiến phí bản quyền trong hoạt động sao chép trong các cơ sở giáo dục của

VIETRRO........................................................................................................................ 116

Bảng 3.2: Một số nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền tác giả............. 124

Bảng 3.3: Một số quy định về sản phẩm & dịch vụ thông tin có liên quan đến quyền tác

giả ................................................................................................................................... 128

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tài liệu nội sinh (luận văn, luận án, khoá luận, đề tài, kỷ yếu hội thảo) .... 55

Biểu đồ 2.2: Nguồn tài liệu bổ sung của thư viện ............................................................ 56

Biểu đồ 2.3: Nguồn tài liệu được bổ sung theo các năm ................................................. 57

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ chuyên viên thư viện biết về quyền tác giả .......................................... 80

Biểu đồ 2.5: Các nguồn thông tin chuyên viên thư viện đã tiếp cận................................ 81

Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ biết về quyền tác giả của người sử dụng ............................................. 82

Biểu đồ 2.7: Lý do người sử dụng không biết về quyền tác giả ....................................... 82

Biểu đồ 2.8: Nguồn tiếp cận thông tin về quyền tác giả .................................................. 83

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Mô hình giải pháp DRM truyền thống ........................................................... 101

Hình 3.2: Mô hình giải pháp DRM trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây......... 102

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT

ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN ..................................................................................... 12

1.1. Khái quát về quyền tác giả...............................................................................................12

1.1.1. Khái niệm quyền tác giả..................................................................................................................12

1.1.2. Chủ thể của quyền tác giả...............................................................................................................16

1.1.3. Nội dung quyền tác giả....................................................................................................................18

1.1.4. Đối tƣợng bảo hộ quyền tác giả......................................................................................................20

1.2. Khái quát về bảo hộ quyền tác giả....................................................................................21

1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm bảo hộ quyền tác giả .....................................................................21

1.2.2. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả....................................................................................................25

1.2.3. Hình thức bảo hộ quyền tác giả......................................................................................................27

1.3. Khái quát về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện........................30

1.3.1. Đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện..........................30

1.3.2. Vai trò của việc bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện ...........................33

1.4. Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện tại một số quốc gia..............34

1.4.1. Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện ở Anh ...........................................34

1.4.2. Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện ở Nhật Bản ..................................39

1.4.3. Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện ở Thuỵ Điển ................................43

1.4.4. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam về thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin

– Thƣ viện..........................................................................................................................................................46

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................................... 48

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG

TIN – THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............ 49

2.1. Tổng quan về thƣ viện Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ........................................49

2.1.1. Lịch sử hình thành và phƣơng hƣớng phát triển..........................................................................49

2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ ....................................................................................................................50

2.1.3. Cơ sở vật chất – Vốn tài liệu...........................................................................................................50

2.1.4. Hoạt động chuyên môn – Nghiệp vụ ..............................................................................................51

2.2. Chủ thể và đối tƣợng bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện tại

trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................51

2.2.1. Chủ thể thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện tại trƣờng Đại

học Luật Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................................................52

2.2.2. Đối tƣợng bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện tại trƣờng Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................................52

2.3. Cơ sở bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện tại trƣờng Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................................52

2.3.1. Bảo hộ quyền tác giả theo pháp Luật Sở hữu trí tuệ....................................................................52

2.3.2. Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh .........53

2.4. Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện tại

trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................53

2.4.1. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin..

...........................................................................................................................................................54

2.4.2. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động khai thác và chia sẻ nguồn lực thông tin ...61

2.4.3. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động Thông tin – Thƣ viện...............................................................................................................................69

2.4.4. Những biện pháp thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện ..........72

2.5. Nhận xét, đánh giá thực trạng bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện

tại trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................85

2.5.1. Ƣu điểm............................................................................................................................................85

2.5.2. Hạn chế.............................................................................................................................................87

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 91

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH................................................................................................................... 92

3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ

viện .........................................................................................................................................92

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao thực thi bảo hộ quyền tác giả tại thƣ viện trƣờng Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................................98

3.2.1. Giải pháp thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với thƣ viện ............................................................98

3.2.2. Giải pháp thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với ngƣời sử dụng................................................117

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................................... 132

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 133

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: CÔNG THỨC TÍNH MẪU KHẢO SÁT

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ DÀNH CHO NGƢỜI SỬ DỤNG

PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ DÀNH CHO CÁN BỘ, CHUYÊN VIÊN VÀ

CỘNG TÁC VIÊN THƢ VIỆN

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN, XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

PHỤ LỤC 5: BẢN CAM KẾT CHO PHÉP THƢ VIỆN KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÁC

PHẨM KHI NỘP LƢU CHIỂU KẾT QUẢ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP BẢN SAO TÀI LIỆU

TRONG THƢ VIỆN

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người với sự sáng tạo không ngừng đã

tạo ra các sản phẩm trong nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học, kinh

doanh,... nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những kết quả nỗ lực sáng tạo

của con người sẽ trở thành tài sản cực kỳ quý giá, từng bước đẩy nhanh quá trình phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia. Ngày nay, một quốc gia phát triển không chỉ

đơn thuần dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có hay lao động cơ bắp của con

người, mà trí tuệ - một nguồn vốn vô hình mới là yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh,

đóng vai trò quyết định trong sự phát triển. Để thấy được tầm quan trọng của tài sản trí

tuệ và trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước, trên vòm Tiền sảnh của Trụ sở Tổ chức Sở

hữu trí tuệ (SHTT) thế giới (WIPO) có khẳng định “Khả năng trí tuệ đặc biệt của con

người là nguồn gốc của tất cả các công trình nghệ thuật và sáng chế. Các công trình

này là sự bảo đảm cho một cuộc sống xứng đáng với con người. Trách nhiệm của Nhà

nước là chăm lo bảo đảm cho sự bảo hộ đối với nghệ thuật và sáng chế”.

Với nền kinh tế tri thức, SHTT ngày càng được coi trọng, đặc biệt ở những nước

phát triển. Hiện nay, Việt Nam đang bước trên con đường hội nhập quốc tế, mới đây

nhất là sự kiện Việt Nam gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic

Community – AEC), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership),…

Do đó những yêu cầu đặt ra đối với lĩnh vực này ngày càng được đề cao.

Khi đề cập đến quyền SHTT, QTG là một trong những nội dung không thể thiếu.

Về khía cạnh này, Việt Nam đã tham gia các Điều ước quốc tế như: Công ước Berne

bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày

26/10/2004); Hiệp ước của WIPO về QTG; thỏa thuận TRIPS về những khía cạnh liên

quan đến thương mại của quyền SHTT và nhiều Điều ước quốc tế khác. Hiện nay

những quy định về QTG trong pháp luật Việt Nam không được điều chỉnh bởi một đạo

luật riêng như các quốc gia khác (Hoa Kỳ có Luật QTG Hợp chủng Quốc Hoa kỳ, Nhật

Bản có Luật QTG,....), mà được quy định chung trong Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ

sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong quá trình xây dựng và thực

thi pháp luật, công tác bảo hộ QTG đã được định hình nhưng chưa thực sự hoàn thiện.

Pháp luật về QTG chưa có những quy định phù hợp với từng lĩnh vực chuyên ngành,

dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau, trong đó có lĩnh vực Thông tin - Thư

viện.

2

Trong xã hội ngày càng nhiều các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo ra và

QTG là quyền lợi của người sáng tạo cần phải được Nhà nước, pháp luật bảo hộ. Trước

hết, bảo hộ QTG là bảo hộ quyền SHTT của cá nhân, tổ chức, tránh sự tranh chấp gây

thiệt hại quyền lợi cho người sáng tạo. Bên cạnh đó, bảo hộ QTG là bảo vệ cho những

tài năng sáng tạo, góp phần phát triển tri thức, phát triển trí tuệ trong xã hội.

Thư viện là nơi lưu giữ, phổ biến rộng rãi các sản phẩm SHTT của nhân loại từ

quá khứ đến hiện tại, chính vì thế thư viện cũng là nơi vi phạm QTG nhiều nhất. Do đó

việc tìm hiểu thực thi bảo hộ QTG trong hoạt động Thông tin – Thư viện là cần thiết, từ

đó có những biện pháp hữu hiệu để thực thi bảo hộ QTG; đảm bảo vai trò, chức năng

của thư viện trong xã hội; phát huy tối đa các giá trị của sản phẩm SHTT đích thực

được sáng tạo ra.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của SHTT là cân bằng lợi ích giữa chủ thể

QTG với lợi ích công cộng. Cụ thể trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện, đó là sự cân

bằng giữa chủ thể QTG - người sử dụng. Như tác giả đã đề cập ở trên, mặc dù bảo hộ

QTG có ý nghĩa hết sức quan trọng nhưng pháp luật Việt Nam hiện hành còn nhiều bất

cập, những quy định còn mang tính chung chung. Do đó, để thư viện vừa tuân thủ quy

định pháp luật về QTG, vừa giúp người sử dụng khai thác hiệu quả tài nguyên thông tin

một cách tối đa, là cả một lộ trình dài và khó khăn.

Bảo hộ QTG trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại trường đại học là vấn đề

mang tính thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay, vì thế tác giả quyết định tiến hành

nghiên cứu, tiếp cận trực tiếp tại trường ĐHL Tp. HCM để so sánh, đối chiếu với các

thư viện trường đại học khác, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao

ý thức của người sử dụng về thực thi bảo hộ QTG, hướng họ trở thành “người sử dụng

có văn hóa”. Với đề tài này, tác giả tiến hành nghiên cứu tại trường ĐHL Tp. HCM, nơi

mà tác giả đang trực tiếp làm việc để đảm bảo kết quả nghiên cứu mang tính thực thi

cao, đóng góp công sức nhỏ của mình vào sự phát triển của thư viện trường trong thời

kỳ hội nhập.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực thi bảo hộ quyền tác giả trong

hoạt động Thông tin – Thư viện tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh” làm

luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Công trình nghiên cứu về QTG nói chung và trong hoạt động Thông tin – Thư

viện nói riêng hiện nay rất đa dạng và phong phú, đây là những công trình nghiên cứu

khoa học, sách, giáo trình, luận văn, luận án… hoặc các bài viết được đăng trên tạp chí

chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, tọa đàm... Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiếp

cận các công trình, bài viết trên để có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu trong

3

và ngoài nước, từ đó rút ra đánh giá và đề ra định hướng nghiên cứu cho đề tài đang

thực hiện.

 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về QTG nói chung và

bảo hộ QTG trong hoạt động Thông tin – Thư viện nói riêng, có thể tham khảo một số

tài liệu sau:

Sách:

- Paul Pedley. (2015). Practical Copyright for Library and Information

Professionals. England: NXB Facet Pub. Cuốn sách hướng dẫn trực tiếp cho học viên

chuyên ngành Thông tin - Thư viện về ngoại lệ bản quyền, các hành vi sử dụng hợp lý,

cách tạo ra bản sao, số hóa các bộ sưu tập, cho mượn tài liệu bản in và điện tử, phạm vi

cấp giấy phép tạo ra bản sao… một cách hợp pháp. Cuốn sách là một hướng dẫn không

thể thiếu cho các chuyên gia thư viện và thông tin; nó sẽ hữu ích cho các học giả và nhà

nghiên cứu, và nó cũng cần thiết cho bất cứ ai muốn sử dụng tài liệu bản quyền một

cách hợp pháp;

- Kenneth D. Crews. (2012). Copyright law for librarians and educators: Creative

strategies and practical solutions. America: NXB ALA Editions. Cuốn sách trình bày

những định nghĩa về bản quyền và các ngoại lệ cho dịch vụ giáo dục và thư viện; Phân

tích bốn yếu tố sử dụng hợp lý thông qua các vụ án trong lĩnh vực bản quyền riêng biệt,

đồng thời giải thích chi tiết nội dung và cách áp dụng Đạo luật bản quyền Thiên niên kỷ

kỹ thuật số từ quan điểm thư viện và giáo dục;

- Graham P .Cornish. (2006). Copyright: interpreting the law for libraries,

archives and information services. England: NXB Facet Pub. Cuốn sách giải thích các

quy định của Đạo luật bản quyền Vương quốc Anh, hỗ trợ dưới dạng câu hỏi và trả lời

nhanh chóng và dễ dàng. Bao gồm các lĩnh vực như quyền nhân thân, tính nguyên gốc,

cơ sở dữ liệu và việc sử dụng tài liệu trong giáo dục, Wikipedia, Creative Commons và

Open Archives, truyền thông xã hội trong các cơ quan lưu trữ và thư viện;

- Paul Pedley. (2005). Managing digital rights: a practitioner's guide. England:

NXB Facet Pub. Cuốn sách hướng dẫn thực tế cho nhân viên thư viện và các cơ quan

thông tin, lưu trữ trong việc sử dụng nội dung kỹ thuật số, cách thức sử dụng hợp lý

thông tin điện tử, số hóa các bộ sưu tập trong thư viện để tránh vi phạm bản quyền;

- Tim Padfield. (2004). Copyright for archivists and users of archives. England:

NXB Facet Pub. Cuốn sách đề cập đến mối quan hệ giữa bản quyền đối với các ứng

dụng được đề cập trong Luật Tự do thông tin, pháp luật EU và những tác động đến các

cơ quan lưu trữ, từ đó đưa ra một số phán quyết quan trọng về bản quyền liên quan đến

internet và xuất bản trên website. Hướng dẫn một cách toàn diện về bản quyền cho sinh

4

viên, nhà nghiên cứu, cơ quan thông tin, bảo tàng, thư viện… nắm rõ về bản quyền mà

không phải tuân theo các văn bản pháp lý để tránh vi phạm QTG;

- Robert Burrell, Allison Coleman. (2004). Copyright exceptions: The digital

impact. England: NXB Cambridge University Press. Cuốn sách trình bày lý do tại sao

các ngoại lệ bản quyền là cần thiết, đồng thời đề cập đến những vấn đề ngoại lệ bản

quyền đối với pháp luật Vương quốc Anh dựa trên những thay đổi của EU dành cho thư

viện truyền thống và thư viện điện tử;

- Carrie Russell. (2004). Complete copyright: an everyday guide for librarians.

America: NXB ALA Editions. Cuốn sách hướng dẫn rõ ràng, thân thiện với người sử

dụng cho các vấn đề bản quyền phổ biến và xu hướng mới nhất, bao gồm cả những rắc

rối về bản quyền trong thế giới kỹ thuật số thông qua các ví dụ thực tế. Đây là hướng

dẫn toàn diện về các nguyên tắc cơ bản và tinh tế của Luật bản quyền Hoa Kỳ được viết

riêng cho thư viện.

Bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành

- Juan-Carlos Fernández-Molina. (2017). Academic Libraries and Copyright: Do

Librarians Really Have the Required Knowledge. Bài viết được đăng trên tạp chí

College & Research Libraries, số 78 (2), hướng dẫn chi tiết về vấn đề bản quyền trong

thư viện đại học dành cho đối tượng là sinh viên và giảng viên;

- J Eye. (2013). Knowledge level of library deans and directors in copyright law.

Bài viết được đăng trên tạp chí Librarianship and Scholarly Communication, số 2 (1),

trình bày tổng hợp kiến thức về bản quyền dành cho lãnh đạo quản lý của trường đại

học (hiệu trưởng và giám đốc thư viện);

- Hombal, S G; Prasad. (2012). Digital copyright protection: issues in the Digital

Library Environment. Bài viết được đăng trên tạp chí Journal of Library & Information

Technology, số 32 (3), trình bày những vấn đề liên quan đến bảo hộ QTG trong môi

trường thư viện kỹ thuật số;

- P. Staincliffe. (2012). The nonsense of copyright in libraries: digital information

and the right to copy. Bài viết được đăng tải trên tạp chí Library & Information

Association, trình bày những vấn đề hạn chế, bất cập trong hoạt động thư viện, nhiệm

vụ của các thư viện trong việc tránh vi phạm bản quyền;

- Kevin L. Smith. (2010). Copyright renewal for libraries: seven steps toward a

user-friendly law. Bài viết được đăng tải trên portal: Libraries and the Academy, trình

bày một số vấn đề phức tạp bằng cách gợi ý bảy bước về hướng cải cách QTG, gợi ý

những chỉ dẫn về các vấn đề như dự đoán ứng dụng của luật bản quyền, ngoại lệ cụ thể

cho thư viện và cách để đảm bảo rằng bản quyền vẫn còn trong tay của tác giả;

5

- Darkey, Emmanuel Mensah and Akussah, Harry. (2009). Academic Libraries

and Copyright Issues in Ghana: The University of Ghana in Focus. Bài viết được đăng

trên tạp chí International Journal of Legal Information, số 36 (3), trình bày kinh nghiệm

của Đại học Ghana về những vấn đề liên quan đến việc sử dụng tài liệu kỹ thuật số,

nguyên tắc cho phép sử dụng, ngoại lệ của luật bản quyền để đáp ứng nhu cầu của thư

viện hoặc cơ sở giáo dục khác…

Bài viết trên website của các tổ chức thế giới

- Tổ chức hiệp hội thƣ viện thế giới - IFLA, có thể tham khảo các tuyên bố tại

website www.ifla.org như: Copyright Issues for Libraries; Copyright Limitations and

Exceptions for Libraries & Archives; Copyright limitations and exceptions are

fundamental for access to knowledge and thus for human and social development;

Limitations and Exceptions to Copyright and Neighbouring Rights in the Digital

Environment: An International Library Perspective (2004)…

- Ủy ban châu Âu, có thể tham khảo một số bài viết tại www.ec.europa.eu như:

Factsheet - A European copyright fit for the digital age; Copyright and Neighbouring

Rights…

- Tổ chức SHTT thế giới WIPO, có thể tham khảo một số bài viết tại

www.wipo.int như: Guaranteeing Access to Knowledge: The Role of Libraries;

Intellectual Property Digital Library; Time for a single global copyright framework for

libraries and archives; Study on copyright limitations and exceptions for libraries and

archives…

Nhìn chung, tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về thực thi bảo hộ QTG trong hoạt

động Thông tin – Thư viện rất nhiều. Những công trình nghiên cứu này phân tích cụ thể

những quy định của pháp luật về thực thi bảo hộ QTG theo luật pháp của từng quốc gia

và thực tiễn áp dụng trong hoạt động Thông tin – Thư viện đối với các sản phẩm và

dịch vụ thông tin, bao gồm các ngoại lệ, số hóa tài liệu, cung cấp bản sao tài liệu, xây

dựng và phát triển thư viện số…

 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

QTG trong hoạt động Thông tin – Thư viện tại nước ngoài đã được chú trọng từ

lâu. Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề này đang dần thu hút sự chú ý của các

chuyên gia, nhà nghiên cứu. Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được tổ chức để trao đổi, bàn

luận nhằm đưa ra ý kiến, giải pháp thực thi bảo hộ QTG trong hoạt động Thông tin -

Thư viện. Có thể kể đến các công trình, bài viết sau:

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Lê Văn Viết. (2014). Thực thi Quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động

Thông tin – Thư viện ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Bộ Văn hóa Thể thao và Du

6

lịch. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đề tài nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận, cơ sở

thực tiễn về QTG và quyền liên quan trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại Việt

Nam, đồng thời đưa ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao việc thực thi bảo hộ QTG trong

hoạt động Thông tin - Thư viện. Đề tài này là một tài liệu tham khảo có giá trị khoa học

cao. Tuy nhiên, nội dung đề tài đề cập khá rộng, bao gồm QTG và quyền liên quan, hơn

nữa đối tượng nghiên cứu là thư viện nói chung (thư viện công cộng, thư viện thuộc các

viện, trường đại học, cao đẳng…). Do đó các giải pháp chưa chi tiết, cụ thể, mang tính

định hướng chung, chưa làm rõ đặc thù của việc bảo hộ QTG trong hoạt động Thông tin

– Thư viện tại các trường đại học;

- Lê Thị Nam Giang. (2014). Các giải pháp n ng cao hiệu quả quản lý, khai thác

và thực thi quyền tác giả tại trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trường

ĐHL Tp. HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đề tài đã đi vào phân tích cơ

sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý tài sản trí tuệ và thực thi pháp luật về SHTT

nói chung, pháp luật QTG nói riêng trong các trường đại học. Đồng thời đưa ra kiến

nghị cụ thể cho việc bảo đảm thực thi pháp luật QTG tại trường ĐHL TP.HCM nói

riêng, các trường đại học nói chung, tập trung vào vấn đề quản lý hoạt động sao chép

giáo trình, tài liệu học tập, hoạt động khai thác tác phẩm tại các đơn vị trong trường

ĐHL Tp. Hồ Chí Minh như: Trung tâm thông tin – thư viện, trung tâm Học liệu và

phòng tạp chí. Kết quả của đề tài là “Quy chế quản lý, khai thác tài sản trí tuệ tại

trường đại học Luật Tp.HCM” đã được đưa vào nghiệm thu và chính thức được sử

dụng. Đề tài này là một tài liệu tham khảo có giá trị khoa học cao, có đề cập đến việc

đảm bảo thực thi QTG trong hoạt động Thông tin – Thư viện nhưng các giải pháp còn

mang tính định hướng chung, chưa chi tiết so với đặc thù của ngành thư viện.

Kỷ yếu hội thảo khoa học

- Trường Đại học Luật Tp. HCM. (2016). Quyền tác giả trong hoạt động thư viện

tại các trường đại học. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Kỷ yếu tập hợp nhiều bài viết của các

chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý cũng như lĩnh vực thư viện về các vấn đề thực thi

QTG trong hoạt động số hóa, sao chép, tạo lập cơ sở dữ liệu… đồng thời nêu ra một số

khó khăn, bất cập mà thư viện gặp phải trong quá trình thực thi và nhóm giải pháp mà

từng đơn vị thực hiện.

- Thư viện Quốc gia Việt Nam. (2014). Thực thi Quyền tác giả và quyền liên quan

trong hoạt động Thông tin – Thư viện ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Kỷ yếu

tập hợp nhiều bài viết của các chuyên gia trong nước về QTG trong hoạt động thư viện

như: QTG trong hoạt động số hóa, cho thuê tác phẩm, sử dụng hợp lý, sao chép tác

phẩm, phí bản quyền…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!