Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thực tế cách mạng việt nam và sự đúng đắn của mối quan hệ biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mục lục:
Đặt vấn đề.
I.Giới thiệu Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Hồ Chí Minh từ một chiến sĩ yêu nước, đấu tranh vì độc lập dân tộc
thành một chiến sĩ cộng sản, vận động biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai
cấp - sự phát triển trong con người HCM.
2.Khái niệm, điều kiện lịch sử, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
II.Biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
1.Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
2.Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
3.Mối quan hệ biện chứng hai vấn đề trên
4.Thực tế cách mạng Việt Nam và sự đúng đắn của mối quan hệ biện
chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
III. Kết luận
1
BÀI LUẬN
Trước năm 1930, có rất nhiều phong trào yêu nước như Cần Vương, khởi
nghĩa Yên Thế, Đông du, Duy tân… chống thực dân Pháp đã diễn ra nhưng đều
thất bại vì không có đường lối đấu tranh đúng đắn. Chỉ đến khi chủ nghĩa MacLênin được truyền bá vào nước ta, đường lối Cách mạng được Hồ Chí Minh xác
định, Đảng Cộng sản tập hợp, lãnh đạo toàn dân trong mặt trận dân tộc thống
nhất chống giặc ngoại xâm, xây dựng xã hội mới thì Cách Mạng nước ta mới thu
được thành quả như mong đợi: giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây
dựng Tổ quốc giàu mạnh… Sự khác biệt cơ bản dẫn tới sự thành công của Cách
mạng tháng Tám-1945 chính là sự lãnh đạo của Đảng đã huy động được sức
mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Chính nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện
chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến thành công này.
I. Giới thiệu Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Hồ Chí Minh từ một chiến sĩ yêu nước, đấu tranh vì độc lập dân tộc thành
một chiến sĩ cộng sản, vận động biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp -
sự phát triển trong con người HCM.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc, và còn nhiều tên khác nữa), sinh ngày 19-5-1890 ở quê ngoại
là làng Hoàng Trù (quê nội là làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội. Cụ thân sinh là quan phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước, có tư tưởng tiến bộ, thân dân; mẫu
thân là bà Hoàng Thị Loan, con gái một nhà Nho, là một phụ nữ giàu đức hi
sinh cho chồng cho con; chị là bà Nguyễn Thị Thanh và anh là ông Nguyễn Sinh
Khiêm (tự là Tất Đạt) đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.
Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là một quá trình biện chứng liên tục, một
sự vân động từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội, đem chủ nghĩa xã hội
2