Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước
PREMIUM
Số trang
43
Kích thước
904.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1673

Thực tập Giáo trình Chuyên môn Nước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong các ngành nghề đã có từ lâu đời và phát triển ở

khắp các quốc gia trên thế giới. Đa dạng từ về mô hình từ nuôi quảng canh cho đến nuôi

thâm canh và ngày nay đang dần dần tiến tới siêu thâm canh. Nguồn lợi và các sản phẩm

hải sản mang lại từ quá trình nuôi và khai thác đã đóng góp tích cực vào nhu cầu thực

phẩm cho con người và xuất khẩu.

Ngành thủy sản thế giới và nước ta đang có những bước phát triển nhanh chóng trong

nhiều lĩnh vực như: kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật khai thác thủy sản, quản lý môi

trường và nguồn lợi thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản, công nghệ sinh học ứng dụng

trong thủy sản và chế biến thủy sản. Ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Điều kiện địa lý tự nhiên ở Việt Nam với 653.000 ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa,

85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha ruộng lúa nước, cùng với điều kiện khí hậu thuận

lợi, lượng mưa hàng năm khoảng 1500-2000 mm (Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh

Đức, 2000) đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp cả nuớc,

mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn.

Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện

tích 39.734 km², đây là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của nước ta. Ðiều kiện giao

thoa lợ, mặn, ngọt đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù ở nước ta. Với diện tích nuôi thủy

sản toàn vùng gần 824.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn, chiếm 89% diện tích và

93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam.

Tuy nhiên, do hoạt động sản xuất thủy sản là vấn đề khá rộng và rất phức tạp về kinh tế, kỹ

thuật và xã hội nên ĐBSCL vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến sản xuất,

chế biến và tiêu thụ. Do diện tích NTTS ngày càng mở rộng với nhiều mô hình nuôi, nhu

cầu sản lượng và con giống ngày càng tăng mà nguồn giống khai thác từ tự nhiên ngày

càng giảm không đủ cung ứng theo nhu cầu thực tiễn sản xuất nên việc tăng cường sản

xuất giống theo hình thức nhân tạo là rất cần thiết.

Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu cho sản xuất giống nhân tạo một số loài

giáp xác có giá trị kinh tế được phát triển nhanh chóng và đi kèm là sự đa dạng của các mô

hình nuôi. Muốn có đàn giống đủ số lượng và phẩm chất, chống chịu tốt với môi trường

khắc nghiệt, có khả năng kháng bệnh, cần nắm vững các khâu trong qui trình sản xuất

1

giống nhân tạo từ việc lựa chọn tôm bố mẹ, cho đẻ, ương tôm giống… Do tầm quan trọng

của vấn đề nêu trên, khoa Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Tây Đô đã tổ chức cho

sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản “Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ” trong thời

gian 1 tháng và sau đó viết bài báo cáo.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm giúp sinh viên hiểu được cách vận hành các thao tác trong sản xuất giống, nắm bắt

được kỹ thuật cho sinh sản tôm sú, tôm càng xanh trong trại thực nghiệm, biết được kỹ

thuật ương tôm sú, tôm càng xanh.

Tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận được các mô hình sản xuất ở các trại giống thông qua

chuyến đi tham quan thực tế.

Bên cạnh đó việc thực hiện chuyên đề sẽ cũng cố lại kiến thức, học hỏi kinh nghiệm thực

tế và rèn luyện kỹ năng viết báo cáo khoa học của sinh viên năm 4 ngành nuôi trồng thủy

sản.

1.3 Nội dung nghiên cứu

Tuyển chọn và nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ

Tuyển chọn tôm càng xanh mẹ

Ương ấu trùng tôm sú theo qui trình nước trong hở

Ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh, nước trong hở với các mật độ khác

nhau

2

CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của Tôm Sú và Tôm Càng Xanh

2.1.1 Tôm Sú

2.1.1.1 Đặc điểm phân loại, phân bố, hình thái

Phân loại

Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và csv (1999) thì tôm

sú được phân loại như sau:

Ngành: Arthropoda

Ngành phụ : Crustacea

Lớp: Malacostraca

Bộ: Decapoda

Họ chung: penaeidea

Họ: Peneaus Fabricius

Giống: Penaeus

Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm sú (Hình chụp)

Phân bố

Tôm sú thuộc loài rộng muối nên chúng có mặt rộng từ Ấn Ðộ Dương sang hướng Nhật

Bản, Ðài Loan, phía Ðông Tahiti, phía Tây Châu Phi và phía Nam Châu Úc (Racek. 1955,

Holthuis và Rosa. 1965, Motoh. 1981, 1985). Ðặc biệt hơn đối với nước ta tôm sú xuất

hiện dọc theo bờ biển Ðông và Vùng Ðảo Phú Quốc. Nhìn chung loài này phân bố từ kinh

3

độ 30oE đến 155oE và từ vĩ độ 35oN đến 35oS xung quanh các vùng xích đạo như:

Philipines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần

bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ vì chúng thích

sống vùng nước sâu hơn.

Hình thái

Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau

Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với Tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và

dưới chủy có 3 răng.

Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm

Chân hàm (3 cặp): lấy thức ăn và bơi lội

Chân ngực (5 cặp): lấy thức ăn và bò

Chân bụng (5 cặp): bơi

Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp.

Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng).

Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng

thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.

Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài

có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân bụng thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra

hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.

Con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp

háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ

4 và thứ 5 dưới bụng tôm.

2.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng

Tập tính sống

Tôm sú là loài rộng muối, tùy theo giai đoạn phát triển mà tôm có khả năng thích ứng với các

độ mặn khác nhau. Trong điều kiện thuần hóa dần dần thì tôm có khả năng tồn tại và sinh

trưởng ở độ mặn từ 1,5- 40‰ nhưng thích hợp nhất là từ 10-34‰ (Nguyễn Văn Chung, 2000).

Giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành, tôm sống ven bờ biển vùng cửa sông hay vùng ngập mặn

khi trưởng thành chuyển ra xa bờ sống vùng nước sâu trên nền đáy bùn hay cát (Phạm Văn

Tình, 2003). Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú phát triển từ 24-34oC, dưới 15oC và trên 35oC tôm

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!