Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực nghiệm điều tra theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
37.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
735

Thực nghiệm điều tra theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN DUY THANH

THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Nguyên Thanh

Học viên : Nguyễn Duy Thanh

Lớp : Cao học luật, Phú Yên khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết

quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví

dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã

hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo

quy định của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật thành phố Hồ

Chí Minh xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Thanh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TRƯỜNG HỢP VÀ THỜI ĐIỂM THỰC NGHIỆM TRA .......... 6

1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trường hợp thực nghiệm điều

tra và thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra.............................................. 6

1.1.1. Nhận thức về trường hợp thực nghiệm điều tra và thời điểm tiến hành

thực nghiệm điều tra.......................................................................................... 6

1.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trường hợp thực

nghiệm điều tra và thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra ............................ 7

1.1.3 Các trường hợp thực nghiệm điều tra...................................................... 8

1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về trường hợp và thời điểm

tiến hành thực nghiệm điều tra; những hạn chế, vướng mắc, bất cập......... 10

1.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của luật tố tụng hình sự về trường hợp và

thời điểm thực nghiệm điều tra ....................................................................... 10

1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc khi xác định trường hợp và thời điểm tiến

hành thực nghiệm điều tra............................................................................... 13

1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc về trường hợp và thời

điểm thực nghiệm điều tra............................................................................... 18

1.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện đúng trường hợp và thời điểm thực

nghiệm điều tra .................................................................................................. 19

1.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng

hình sự về trường hợp và thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra................ 19

1.3.2. Các giải pháp khác nhằm bảo đảm thực hiện các trường hợp và thời

điểm tiến hành thực nghiệm điều tra............................................................... 22

Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 24

CHƯƠNG2. THẨM QUYỀN THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA............................ 26

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Điều tra

viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán khi tiến hành thực nghiệm điều tra ...... 26

2.1.1. Địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên, Kiểm sát viên và

Thẩm phán....................................................................................................... 26

2.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền tiến hành thực

nghiệm điều tra................................................................................................ 27

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền tiến hành thực nghiệm điều

tra và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, bất cập ....................... 29

2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền tiến hành thực nghiệm điều tra

......................................................................................................................... 29

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp

dụng về thẩm quyền thực nghiệm điều tra ...................................................... 33

2.3. Giải pháp bảo đảm áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về

thẩm quyền thực nghiệm điều tra .................................................................... 36

2.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng

hình sự về thẩm quyền thực nghiệm điều tra................................................... 36

2.3.1. Giải pháp khác nhằm bảo đảm thực hiện quy định về thẩm quyền thực

nghiệm điều tra................................................................................................ 39

Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 41

KẾT LUẬN............................................................................................................. 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực nghiệm điều tra là một hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra, giải

quyết vụ án hình sự; trong một số trường hợp cụ thể, kết quả thực nghiệm điều tra

phản ánh tính khách quan, khoa học và là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc xác

định có hay không có tội phạm xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội, phương

thức, thủ đoạn cũng như khả năng diễn ra của vụ án, trên cơ sở đó, cơ quan tiến

hành tố tụng dùng làm căn cứ và áp dụng các biện pháp điều tra khác để làm rõ nội

dung, diễn biến vụ án để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ hoạt động thực

nghiệm điều tra để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải

quyết vụ án, đồng thời luật cũng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt

động thực nghiệm điều tra.

Thực tiễn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng

đã tiến hành thực nghiệm điều tra theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và kết quả

thực nghiệm điều tra là một trong những căn cứ pháp lý rất quan trọng góp phần

cho việc giải quyết vụ án đúng quy định pháp luật; tuy nhiên cũng có thể nhận thấy

rằng, quy định của luật tố tụng hình sự về thực nghiệm điều tra cũng có những

vướng mắc, bất cập nhất định, đơn cử như: căn cứ nào để quyết định thực nghiệm

điều tra hay như thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra theo quy định của luật là

chỉ được tiến hành trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (tức là sau khi có Quyết

định khởi tố vụ án hình sự), tại khoản 3 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự (giải quyết nguồn tin về tội phạm) không quy

định về tiến hành thực nghiệm điều tra, trong khi với một số trường hợp cụ thể cần

thiết phải thực nghiệm điều tra, mà thực tế Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành thực

nghiệm điều tra nhiều trong giai đoạn này làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ

án hình sự; hoặc như trường hợp cần thiết như thế nào thì Viện kiểm sát tiến hành

thực nghiệm điều tra hoặc khi tiến hành thực nghiệm điều tra cần có điều kiện

tương tự khi xảy ra vụ án nhưng thực tế không thể đáp ứng được, thời hạn điều tra

không đủ; đối với các tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm mạng thì việc thực

nghiệm điều tra có khả thi không khi dữ liệu điện tử, chứng cứ điện tử không thu

thập hoặc phục hồi được; hay vấn đề bị can, người bị hại tham gia thực nghiệm điều

tra; việc thực nghiệm điều tra trong những vụ án xâm hại tình dục nhất là xâm hại

tình dục trẻ em hoặc như việc Thẩm phán tiến hành thực nghiệm điều tra, theo quy

2

định tại điểm đ khoản 2 Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Thẩm phán

chủ tọa phiên tòa có quyền tiến hành thực nghiệm điều tra. Trong khi đó, Điều 204

của Bộ luật này về thực nghiệm điều tra cũng chỉ quy định trình tự, thủ tục áp dụng

cho trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến hành hoạt động này, không có

quy định việc thực nghiệm điều tra của Tòa án, Thẩm phán. Vậy thì Thẩm phán tiến

hành thực nghiệm điều tra theo trình tự, thủ tục ra sao, thực tế rất hiếm mà cũng có

thể nói là chưa có trường hợp nào Kiểm sát viên và Thẩm phán tiến hành thực

nghiệm điều tra…

Chính việc nghiên cứu toàn diện quy định của pháp luật và thực tiễn tiến hành

hoạt động thực nghiệm điều tra là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Thực nghiệm điều tra theo

Luật tố tụng hình sự Việt Nam”.

Qua đó góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự,

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và cũng

giúp cho thực tiễn công tác của bản thân.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Mặc dù thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra được quy định trong

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2015 và thực tiễn trong điều tra, giải quyết vụ án hình sự áp dụng

thực hiện nhiều nhưng qua khảo sát và tìm hiểu, tác giả được biết không có nhiều

công trình nghiên cứu nào đề cập sâu hoặc chi tiết về đề tài này; có một số công

trình nghiên cứu mà học viên tiếp cận được có đề cập đến những vấn đề liên quan

thực nghiệm điều tra, cụ thể:

- Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung) của

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 có đề cập đến thực nghiệm

điều tra nhưng chỉ mang tính khái quát về khái niệm, hình thức, mục đích của thực

nghiệm điều tra trong giải quyết vụ án hình sự cũng như chủ thể tiến hành và chủ

thể tham gia thực nghiệm điều tra theo quy định của luật.

- Giáo trình Luật tố tụng hình sự, giáo trình phương pháp điều tra của Trường

Đại học Cảnh sát nhân dân và Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Học

viện Cảnh sát nhân dân dành cho hệ đào tạo sau Đại học cũng nêu vấn đề thực

nghiệm điều tra, mặc dù cụ thể liên quan đến khía cạnh khái niệm, quy định của

luật, hình thức và tập trung sâu vào cách thức tiến hành chứ không đề cập nhiều và

sâu đến việc thực nghiệm, sử dụng kết quả thực nghiệm cũng như giải quyết tình

3

huống có khó khăn, vướng mắc do điều kiện khách quan hoặc các vướng mắc bất

cập trong quy định của pháp luật về thực nghiệm điều tra.

- Mục “Thực nghiệm điều tra” trong Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2015 của TS Trần Văn Biên và ThS Đinh Thế Hưng (Nhà xuất bản Hồng

Đức) cũng chỉ bình luận chung về khái niệm, mục đích, nguyên tắc và đề cập khái

quát về chủ thể tiến hành thực nghiệm, thành phần tham gia thực nghiệm điều tra.

- Sổ tay Điều tra viên năm 2018 của Bộ Công an là mục chuyên khảo của Cục

Pháp chế, biên soạn mục đích hỗ trợ lực lượng làm công tác điều tra tội phạm của

Công an nhân dân, bao gồm kiến thức pháp luật về điều tra hình sự dưới dạng trích

dẫn, bình luận, chú giải nhằm trau dồi kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ điều tra

góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tôị phạm, đảm bảo an

ninh trật tự. Tuy vậy, liên quan đến thực nghiệm điều tra, Sổ tay Điều tra viên có đề

cập về những kiến thức cơ bản, những quy định của luật, quán triệt, hướng dẫn cụ thể

chủ yếu về trình tự, thủ tục và cách thức tiến hành thực nghiệm điều tra cho Điều tra

viên, chưa nghiên cứu sâu cũng như nêu rõ vướng mắc, những khó khăn, hạn chế, bất

cập và việc giải quyết, khắc phục trong thực tiễn tiến hành thực nghiệm điều tra.

Những tài liệu, công trình nghiên cứu trên sẽ giúp ích nhiều cho tác giả lưu ý,

kế thừa và phát triển nội dung của luận văn. Nhìn một cách khái quát có thể thấy

rằng trước đây cũng như qua hơn bốn năm từ khi triển khai thực hiện các quy định

của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan thực nghiệm điều tra, chưa có công

trình nào phân tích, đánh giá toàn diện và chuyên sâu về thực tiễn áp dụng, những

vướng mắc, bất cập trong quy định của luật về thực nghiệm điều tra. Do đó, đề tài

mà tác giả lựa chọn không có sự trùng lặp hoàn toàn với các công trình nghiên cứu

trước đây, đảm bảo được tính mới trong nghiên cứu khoa học.

- Một số bài báo khoa học được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan

tư pháp Trung ương như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tạp chí Tòa án nhân dân và

các đề tài nghiên cứu của một số tác giải về thực nghiệm điều tra. Qua nghiên cứu,

các bài báo khoa học và đề tài này đều được viết bởi những người nghiên cứu pháp

luật và làm công tác thực tiễn1

, nên nội dung về thực tiễn nhiều, đa dạng và phong

phú. Vì vậy, đây cũng là nguồn tham khảo hữu ích khi thực hiện luận văn.

1 https://kiemsat.vn/ban-ve-thuc-nghiem-dieu-tra-theo-quy-dinh-cua-bltths-nam-2015-49078.html; Nguyễn

Cao Cường – VKSND huyện A Lưới, Thừa Thiên – Huế mục Pháp luật – Nghiệp vụ, bài đăng ngày

28/02/2018; 15:14, truy cập ngày 20/3/2022;

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-thuc-nghiem-dieu-tra-vu-an-hinh-su; Tòa án Khu vực 1 –

Quân Khu 5, bài đăng ngày 14/12/2020 14:31, truy cập ngày 20/3/2022.

4

- Một số bài báo đưa tin về việc cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức hoạt động

thực nghiệm điều tra trong giải quyết vụ án hình sự, cũng như các ý kiến của các

chuyên gia, luật gia bàn về vấn đề liên quan2 Đây là nguồn tài liệu tương đối quan

trọng nên được tác giả viện dẫn trong quá trình làm luận văn.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vướng mắc, bất cập khi áp dụng quy

định thực nghiệm điều tra của luật tố tụng hình sự năm 2015, luận văn sẽ đưa ra

những đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp

luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động thực nghiệm điều tra.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, học viên xác định cần phải thực hiện

những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Làm rõ một số vấn đề thuộc về nhận thức và phân tích, đánh giá quy định

của luật tố tụng hình sự về trường hợp thực nghiệm điều tra, thời điểm tiến hành

thực nghiệm điều tra và thẩm quyền thực nghiệm điều tra.

- Trình bày và nhận xét, đánh giá thực tiễn về trường hợp thực nghiệm điều tra,

thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra và thẩm quyền thực nghiệm điều tra;

- Đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện đúng về trường hợp thực

nghiệm điều tra, thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra và thẩm quyền thực

nghiệm điều tra.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu bản chất pháp lý, một số quy định trong Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2015 về trường hợp thực nghiệm điều tra, thời điểm tiến hành thực

nghiệm điều tra và thẩm quyền thực nghiệm điều tra.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu hai nhóm vấn đề bao gồm: trường hợp thực

nghiệm điều tra, thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra và thẩm quyền thực

nghiệm điều tra.

2 https://luatminhkhue.vn/thuc-nghiem-dieu-tra-la-gi---quy-dinh-ve-thuc-nghiem-dieu-tra.aspx; Luật sư Lê

Minh Trường – Công ty luật Minh Khuê, bài đăng ngày 07/4/2021 07:24, truy cập ngày 20/3/2022;

https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t9856-thuc-nghiem-dieu-tra-khai-niem-vuong-mac-va-kien-nghi

5

- Về thời gian, Luận văn nghiên cứu thực tiễn tiến hành hoạt động thực

nghiệm điều tra từ ngày 01/01/2018 đến khi hoàn thành luận văn.

- Về không gian

Vấn đề nghiên cứu được khảo sát thực tiễn trên phạm vi toàn quốc.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà

nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, về công tác cải cách tư pháp.

Để thực hiện luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ

biến trong khoa học pháp lý như:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết luật học: được sử dụng để phân tích,

giải thích và đánh giá những quy định của pháp luật có liên quan đến đề tài luận văn.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để đối chiếu, so sánh quy định của các

văn bản pháp luật điều chỉnh cùng một vấn đề với mục đích chỉ ra những điểm

không tương thích, mâu thuẫn hoặc trùng dẫm, chồng chéo theo quy định của pháp

luật liên quan đến vấn đề này.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: được sử dụng để phân tích, đánh giá

những vụ việc, vụ án chứng minh cho những thiếu sót, vướng mắc và những bất cập

trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn tiến hành hoạt động thực

nghiệm điều tra.

6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả

nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực tiễn và đưa ra các giải pháp dưới dạng đề xuất sửa

đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị

ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật một cách tương đối có hệ thống và

đầy đủ về quy định thực nghiệm điều tra.

Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các học

viên cao học chuyên ngành luật và Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật

sư … trong nghiên cứu và công tác thực tiễn.

7. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,

nội dung của luận văn được kết cấu thành 02 chương như sau:

Chương 1. Trường hợp và thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra.

Chương 2. Thẩm quyền thực nghiệm điều tra.

6

CHƯƠNG 1

TRƯỜNG HỢP VÀ THỜI ĐIỂM THỰC NGHIỆM TRA

1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trường hợp thực nghiệm

điều tra và thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra

1.1.1. Nhận thức về trường hợp thực nghiệm điều tra và thời điểm tiến hành

thực nghiệm điều tra

Theo từ điển luật học: Thực nghiệm điều tra là hoạt động tố tụng do Cơ quan

điều tra tiến hành để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa

đối với vụ án. Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng

lại hiện trường, cho diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự

việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có

thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.3

Theo từ điển bách khoa Công an nhân dân: “Thực nghiệm điều tra là biệp

pháp điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, do cơ quan điều tra, viện

kiểm sát tiến hành tổ chức diễn lại sự việc, hành vi phạm tội trong điều kiện, hoàn

cảnh tương tự như điều kiện, hoàn cảnh mà sự việc, hành vi cần kiểm tra, xác minh

đã xảy ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc đó, phục vụ

cho công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự (áp dụng cho Điều 153 Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2003)4

.”

Ít có văn bản đề cập sâu đến khái niệm về trường hợp thực nghiệm điều tra

cũng như nói về thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra một cách đầy đủ; do đó,

trên cơ sở quy định của luật tố tụng hình sự, có thể hiểu thực nghiệm điều tra là một

biện pháp điều tra thu thập chứng cứ thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực

nghiệm đặc biệt được cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành bằng cách dựng lại hiện

trường, cho diễn lại hành vi, tình huống hoặc các tình khác của một sự việc, hiện

tượng nhất định trong điều kiện hoàn cảnh tương tự như điều kiện mà hành vi, sự

việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây nhằm kiểm tra, đánh

giá, xác định có khả năng xảy ra hay không để làm rõ và giải quyết vụ án hình sự

đúng quy định pháp luật. Qua khái niệm nêu trên, chúng ta có thế thấy được về thời

điểm tiến hành thực nghiệm điều tra đó là khi cần kiểm tra, xác minh tài liệu chứng

cứ quan trọng giúp cho việc làm rõ và giải quyết vụ án hình sự.

3 Từ điển luật học 1999, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 488.

4 Viện chiến lược và khoa học Công an – Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa CANDVN, Nhà xuất bản

Công an nhân dân, tr. 1111

7

Về ý nghĩa: Trường hợp cần thực nghiệm điều tra và xác định thời điểm tiến

hành thực nghiệm điều tra là rất quan trọng trong cho việc giải quyết vụ án hình sự

nhằm kiểm tra, kết luận tài liệu, chứng cứ thu thập được, kết quả thực nghiệm điều tra

phản ánh tính khách quan, khoa học là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc xác định

có hay không tội phạm xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội, phương thức, thủ

đoạn cũng như khả năng diễn ra của vụ án, trên cơ sở đó, cơ quan tiến hành tố tụng

dùng làm căn cứ và áp dụng các biện pháp điều tra khác để làm rõ nội dung, diễn biến

vụ án, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong trường hợp cá biệt, thông

qua thực nghiệm điều tra chúng ta có thể phát hiện chứng cứ mới, kết quả thực

nghiệm còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện được những nguyên nhân, điều

kiện làm phát sinh tội phạm, điều này có ý nghĩa cho việc không ngừng nâng cao chất

lượng, hiệu quả của công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

1.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trường hợp thực

nghiệm điều tra và thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra

- Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết

vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện

trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất

định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra

phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào

biên bản.

4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc

thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thực nghiệm điều tra là trường

hợp cần kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ, tình tiết có ý nghĩa quan trọng, chỉ áp

dụng tiến hành trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, thời điểm này là sau khi có

Quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhưng thực tiễn, trong giai đoạn xác minh, giải

quyết nguồn tin về tội phạm (giai đoạn khởi tố vụ án hình sự) có những trường hợp

cần phải kiểm tra sự việc hoặc hành vi có khả năng diễn ra hay không để có cơ sở

xác định có hay không có tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, muốn vậy

thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định căn cứ thực nghiệm điều tra là những tài

liệu, chứng cứ, tình tiết nào có ý nghĩa và chỉ có thể kết luận được khi cho dựng lại

hiện trường hoặc cho diễn lại hành vi, về bản chất thì đó là trường hợp thực nghiệm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!