Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1908

Thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VŨ THÀNH DƢƠNG

THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Chính trị học

Mã số: 8310201

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS TS. Lê Hữu Ái

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung

thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho

việc thực hiện luận này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn

đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và đƣợc phép công bố.

Tác giả luận văn

Vũ Thành Dƣơng

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Lê Hữu Ái -

ngƣời đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành

luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Lý luận chính trị -

Luật và Quản lý nhà nƣớc, Trƣờng Đại học Quy Nhơn, các thầy cô trong Phòng

quản lý đào tạo sau đại học cùng tất cả các thầy cô giáo của Trƣờng Đại học

Quy Nhơn, cũng với đó là quý cơ quan Ban Tuyên giáo Huyện ủy An Lão đã

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ quá trình hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp,

bạn bè đã giúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành

chƣơng trình học tập cũng nhƣ luận văn tốt nghiệp của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Vũ Thành Dƣơng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 2

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ 3

MỤC LỤC............................................................................................................. 4

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................ 6

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................... 8

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 9

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................... 9

7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 10

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VÀ THỰC HIỆN DÂN

CHỦ Ở CƠ SỞ .................................................................................................... 11

1.1.Quan niệm về dân chủ, dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở............... 11

1.1.1.Quan niệm về dân chủ, dân chủ ở cơ sở................................................... 11

1.1.2.Thực hiện dân chủ ở cơ sở........................................................................ 21

1.2.Sự cần thiết của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay ........................... 27

Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................. 30

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY ................................ 32

2.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão, tỉnh Bình Định ảnh

hƣởng đến thực hiện dân chủ ở cơ sở................................................................ 32

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên.................................................................................... 32

2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 36

2.2.Đánh giá thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình

Định hiện nay .................................................................................................... 38

2.2.1.Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 38

2.2.2.Tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 78

2.2.3.Nguyên nhân............................................................................................ 84

2.3.Những vấn đề đặt ra hiện nay...................................................................... 86

Tiểu kết Chƣơng 2............................................................................................. 92

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH

BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY .................................................................................... 93

3.1.Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn

huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay............................................................ 93

3.1.1.Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã

hội trên địa bàn huyện ...................................................................................... 93

3.1.2. Đổi mới thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách sáng tạo phù hợp............. 94

3.1.3. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với chính quyền và các

đoàn thể nhân dân trên địa bàn huyện .............................................................. 96

3.1.4. Tăng cƣờng và phát huy việc thực hành dân chủ trong các cấp ủy đảng,

chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở ................................................ 98

3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện

An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay ...................................................................... 99

3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức..................................................................... 99

3.2.2. Nhóm giải pháp về nhận thức............................................................... 103

3.2.3. Nhóm giải pháp về chủ trƣơng, chính sách.......................................... 106

Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................... 115

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 119

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

 DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu

hình ảnh

Tên hình ảnh Trang

2.1 Bản đồ hành chính huyện An Lão 35

 DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1

Bảng thống kê số lƣợng về các hình thức phổ biến Pháp

lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở dành cho cán bộ trên địa

bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2015 –

2020

40

2.2

Bảng thống kê số lƣợng về các hình thức phổ biến Pháp

lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở dành cho nhân dân trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

40

2.3

Bảng kết quả của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa” trong giai đoạn 2015 - 2020

56

2.4

Bảng thống kê số lƣợng về hiệu quả của việc thực hiện

công khai những nội dung công khai cho nhân dân theo

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở dành cho cán bộ và

nhân dân trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

trong giai đoạn 2015 - 2020

60

2.5

Bảng thống kê số lƣợng về hiệu quả thực hiện những nội

dung nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm

quyền quyết định của cán bộ và nhân dân trên địa bàn

huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2015 - 2020

71

 DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

2.1

Biểu đồ mức độ tuyên truyền Pháp lệnh thực hiện dân

chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

trong giai đoạn 2015 - 2020

42

2.2

Biểu đồ mức độ tín nhiệm vai trò của các tổ chức Đảng,

chính quyền, các hội, đoàn thể nhân dân trong công tác triển

khai thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện An Lão,

tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020

53

2.3

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các hình

thức công khai để nhân dân biết đối với cán bộ trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

63

2.4

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các hình

thức công khai để nhân dân biết đối với nhân dân trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

63

2.5

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các nội

dung nhân dân bàn và quyết định đối với cán bộ trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

67

2.6

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các nội

dung nhân dân bàn và quyết định đối với nhân dân trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

67

2.7

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các hình

thức nhân dân bàn và quyết định đối với cán bộ trên

68

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

2.8

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các hình

thức nhân dân bàn và quyết định đối với nhân dân trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

68

2.9

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các hình thức

nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền

quyết định đối với cán bộ trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh

Bình Định trong giai đoạn 2015 - 2020

73

2.10

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các hình thức

nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền

quyết định với nhân dân trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh

Bình Định trong giai đoạn 2015 - 2020

73

2.11

Biểu đồ kết quả khảo sát của cán bộ và nhân dân về

những nội dung nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát

nhiều nhất, trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

trong giai đoạn 2015 - 2020

77

2.12

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các

hình thức giám sát của nhân dân đối với cán bộ trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai

đoạn 2015 - 2020

78

2.13

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng thực hiện các hình

thức giám sát của nhân dân đối với nhân dân trên địa

bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

78

2.14

Biểu đồ kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về Pháp lệnh

dân chủ ở cơ sở của cán bộ trên địa bàn huyện An Lão,

80

tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2015 - 2020

2.15

Biểu đồ kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về Pháp lệnh

dân chủ ở cơ sở của nhân dân trên địa bàn huyện An Lão,

tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2015 - 2020

80

2.16

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng tuyên truyền về

Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở của cán bộ, đảng viên trên

địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn

2015 - 2020

81

2.17

Biểu đồ kết quả khảo sát chất lƣợng tuyên truyền về Pháp

lệnh dân chủ ở cơ sở của nhân dân trên địa bàn huyện An

Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2015 - 2020

81

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể nói rằng, ngay từ xa xƣa, dân chủ là một hình thức tổ chức thiết

chế chính trị xã hội, là khát vọng sâu xa mà mọi con ngƣời, quốc gia, dân tộc

đều hƣớng tới. Dân chủ là một phạm trù lịch sử, biến đổi và phát triển không

ngừng cả về nhận thức và hoạt động trong từng giai đoạn phát triển của xã hội

loài ngƣời. Ngày nay, dân chủ đã trở thành khẩu hiệu, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực chính trị trên

toàn thế giới, xem đó nhƣ là nền tảng cho các hoạt động của quốc gia mình.

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, dân chủ là một phƣơng tiện tất yếu để con

ngƣời đạt tới tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá

nhân, tức quyền con ngƣời đƣợc bảo đảm và thực hiện đầy đủ; để khi ấy, con

ngƣời sẽ từ “vƣơng quốc tất yếu” sang “vƣơng quốc tự do”. Các nhà kinh

điển của chủ nghĩa Mác - Lênin thƣờng sử dụng khái niệm dân chủ trên nhiều

phƣơng diện khác nhau của xã hội. Khái niệm dân chủ nhƣ một hình thức nhà

nƣớc hay một chính thể dân chủ; dân chủ là vấn đề quyền lợi của nhân dân

theo nghĩa rộng; dân chủ là nguyên tắc trong quản lý - tổ chức; dân chủ là

khái niệm về tƣ tƣởng, tinh thần dân chủ.

Với quan niệm của về dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đặt nhân

dân lên vị thế chủ thể xã hội, mà còn nói rõ mối quan hệ mật thiết, không thể

tách rời giữa vị thế chủ thể xã hội của nhân dân với hành động làm chủ xã hội

của nhân dân. Ngƣời đã từng nói: “Dân chủ là cái báu quý nhất của nhân dân”

và “thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”.

Ở nƣớc ta qua gần một thế kỷ, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân

dân giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất

đất nƣớc và thành công trong công cuộc xây dựng đất nƣớc đi lên chủ nghĩa

xã hội, đƣợc toàn thể nhân dân tin tƣởng. Vấn đề dân chủ đã và đang trở

thành một nội dung quan trọng và xuyên suốt trong quá trình phát triển của

2

đất nƣớc, dân chủ vừa là mục tiêu và cũng vừa là động lực để phát triển xã

hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) khẳng định: “Để

đƣa cách mạng xã hội chủ nghĩa đến toàn thắng, một trong những điều kiện

tiên quyết là thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của

nhân dân lao động”. Các Đại hội tiếp theo của Đảng đều có những quan điểm

sâu sắc về dân chủ và thực hành dân chủ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII (2016) của Đảng khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội xã hội

chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Mọi đƣờng

lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc phải xuất phát

từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, đƣợc nhân dân

tham gia ý kiến. Dân chủ phải đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của

Đảng (2021) tiếp tục khẳng định: “Đảng và Nhà nƣớc ban hành đƣờng lối,

chủ trƣơng, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng,

bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí

trung tâm toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó và cũng từ thực trạng yếu kém của hệ

thống chính trị cơ sở và mất dân chủ ở cơ sở diễn ra nghiêm trọng ở không ít

nơi, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc, gây nên

tình trạng mất an ninh và trật tự xã hội ở một số địa phƣơng, ngày 18-02-

1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW, “Về xây dựng

và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” để cụ thể hóa Nghị quyết số 03-

NQ/HNTW, ngày 18-6-1997, Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa VIII, về phát huy

quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thƣờng

vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết số 45/1998, Nghị quyết số 55/1998,

Nghị quyết số 60/1998, Pháp lệnh số 34/2007 về ban hành Quy chế thực hiện

dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn đã tạo ra cơ chế cụ thể về quyền làm chủ của

3

nhân dân. Có thể nói, đây là những văn bản quan trọng đƣợc ban hành nhằm

phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bƣớc đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu

cực, tham nhũng, chuyên quyền độc đoán, hống hách, xa rời quần chúng, tạo

động lực mạnh mẽ trong Nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới xây

dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Song song với sự phát triển chung của đất nƣớc, An Lão - là một huyện

miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, nằm trong 56 huyện nghèo của cả

nƣớc. Trong những năm gần đây, đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về mọi

mặt. Kết quả đạt đƣợc này là nhờ vào sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và

toàn thể nhân dân huyện An Lão. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt, việc thực

hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc,

lúng túng, thậm chí là yếu kém trong khâu thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một trong

những yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là làm sao phải thực hiện dân chủ ở cơ sở

hiệu quả hơn nữa trong quá trình phát triển trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã

hội trên địa bàn huyện.

Sinh ra và lớn lên tại huyện An Lão, với tình yêu quê hƣơng và bản thân

có điều kiện nghiên cứu về vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện.

Do đó bản thân em quyết định lựa chọn đề tài: “Thực hiện dân chủ cơ sở

trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn cao học

ngành Chính trị học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thực hiện dân chủ cơ sở đã và đang đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan

tâm ở các góc độ khác nhau. Xoay quanh vấn đề này chúng ta có thể kể đến

các công trình nghiên cứu sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu có liên quan đến dân chủ

Cuốn “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa” của Thái Ninh -

Hoàng Chí Bảo đƣợc nhà xuất bản Sự thật xuất bản vào năm 1991. Trong các

4

tác phẩm trên, các tác giả tập trung làm rõ giá trị nên tảng của chủ nghĩa Mác

- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ, dân chủ XHCN, đánh giá khách

quan những thành quả, tiến bộ mà chủ nghĩa tƣ bản có đƣợc cũng nhƣ chỉ ra

hạn chế do bản chất giai cấp tƣ sản quy định, đồng thời nêu bật tƣ tƣởng dân

chủ của Hồ Chí Minh, dân chủ gắn với chế độ XHCN ở Việt Nam.

Cuốn “Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội” của V.I. Lênin đƣợc nhà

xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản vào năm 2003.

Cuốn “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay”

(sách tham khảo) của TS. Đỗ Trung Hiếu đƣợc nhà xuất bản Chính trị quốc

gia xuất bản vào năm 2004.

Cuốn “Dân chủ ở cấp địa phương” (sách tham khảo) của GS. TSKH

Đào Trí Úc - TS Vũ Công Giao (chủ biên bản tiếng Việt) đƣợc nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản vào năm 2014. Cuốn sách này đƣợc xây

dựng nhằm giúp đỡ ngƣời dân và các nhà hoạch định chính sách trả lời các

câu hỏi trọng tâm về việc tiết kế và thực hiện một nền dân chủ địa phƣơng

hiệu quả. Với cuốn sách này chính quyền địa phƣơng có thể học tập từ thực

tiễn của các đồng nghiệp trên thế giới.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện dân

chủ ở cơ sở

Cuốn “Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn” của PGS. TS Dƣơng Xuân Ngọc chủ biên đƣợc nhà xuất bản Chính trị quốc

gia xuất bản vào năm 2000. Cuốn sách tập trung trình bày thực trạng tổ chức và

hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã trƣớc yêu cầu thực hiện Quy chế dân chủ

ở cơ sở, đồng thời kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm kiện toàn tổ chức, bộ

máy của hệ thống chính trị, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cấp xã.

5

Cuốn “Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở

nước ta hiện nay” của các tác giả TS. Nguyễn Văn Sáu, GS. TS Hồ Văn Thông

(Chủ biên) đƣợc nhà xuất bản Chính trị quốc Gia xuất bản vào năm 2003.

Thông qua cuốn sách, các tác giả đề cập về các khía cạnh trong việc thực hiện

Quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã trên một số hoạt

động quản lý xã hội, hoạt động kinh tế, quản lý tài chính, xóa đói giảm

nghèo… trên những khảo sát thực tế trên nhiều địa phƣơng.

Cuốn “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”

của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đƣợc nhà xuất bản Chính trị

quốc gia xuất bản vào năm 2004. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày sự tác

động qua lại của một số yếu tố tâm lý xã hội cơ bản với việc thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở, đánh giá thực trạng và nguyên nhân từ góc độ tâm lý xã hội

của việc thực hiện quy chế dân chủ, đồng thời đề xuất một số biện pháp cơ bản

nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Cuốn “Quy chế dân chủ ở cơ sở - Ý Đảng, lòng dân” do Ban Dân vận

Trung ƣơng chủ biên đƣợc nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia xuất bản vào năm

2005. Sách giới thiệu một số văn bản của Trung ƣơng về kết quả qua sáu năm

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và một số báo cáo tổng kết của các cơ quan,

ban, ngành và các địa phƣơng. Đƣa ra kết quả đạt đƣợc, kiến nghị, đồng thời

tổng kết kinh nghiệm nhằm thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân

chủ ở cơ sở có hiệu quả trong thời gian đến.

Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nhƣ:

Đề tài luận văn thạc sĩ “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các xã, thị

trấn trên địa bàn huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” của

tác giả Hoàng Thị Lan Anh vào năm 2012 tại Học viện Báo chí và Tuyên

truyền. Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dân chủ và Quy chế

6

thực hiện dân chủ, từ thực trạng Quy chế và thi hành Quy chế dân chủ cơ sở

trên địa bàn các xã, thị trấn tại huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội trong giai

đoạn hiện nay, luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm

nâng cao chất lƣợng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn các xã, thị

trấn tại huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội trong điều kiện mới.

Đề tài luận văn thạc sĩ “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong Ủy ban

Nhân dân các phường ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội hiện nay” của

tác giả Phùng Xuân Dần vào năm 2013 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của thực hiện quy chế dân chủ ở phƣờng;

Đánh giá thực trạng trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở các phƣờng trên

địa bàn quận Hai Bà Trƣng, tìm ra nguyên nhân của ƣu điểm và nguyên nhân

của hạn chế; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thực hiện

quy chế dân chủ ở các phƣờng của quận Hai Bà Trƣng trong thời gian tới.

Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở huyện Kỳ

Sơn, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp” của tác

giả Nguyễn Thị Thanh Sang vào năm 2015 tại Học viện Báo chí và Tuyên

truyền với nội dung làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện quy chế

dân chủ cơ sở và thực trạng thực hiện dân chủ cơ sở. Trên cơ sở đó đề xuất các

phƣơng hƣớng giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân

chủ cơ sở ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài luận văn thạc sĩ “Thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thị trấn tại

huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác giả Nguyễn

Văn Hồng vào năm 2017 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn làm

rõ cơ sở lý luận thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đƣa ra phân tích, đánh giá thực

trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Bình Chánh

trong những năm qua. Từ đó đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!