Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên Biển Đông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92) Các vấn đề Quốc tế
3/2013 103 1 104 3/2013
THÚC ĐẨY HỢP TÁC ĐỐI PHÓ VỚI CÁC
THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
TRÊN BIỂN ĐÔNG
PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân*
Tóm tắt
An ninh biển bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền
thống. Bài viết này đề cập đến các thách thức an ninh phi truyền thống
hiện nay ở khu vực Biển Đông, đồng thời nêu ra các giải pháp hợp tác
giữa quân đội, hải quân các nước ASEAN và các nước đối tác, trong
khuôn khổ cơ chế do Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN
và các nước đối tác (ADMM+) đề ra, góp phần thiết thực vào việc giữ
gìn hòa bình, ổn định ở khu vực.
Nâng cao nhận thức giữa các nước trong khu vực và các nước
lớn về đảm bảo an toàn hàng hải
Dưới góc độ địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh
tế biển, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với các
nước ven bờ, mà đối với tất cả các nước có nhu cầu, lợi ích hàng hải,
giao lưu kinh tế, trong đó có cả các nước lớn khác như Mỹ, Nhật Bản,
Nga, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a... Do đó, nếu Biển Đông bị một nước hoặc một
* Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng - Bộ Quốc phòng. Những quan điểm
trong bài là ý kiến cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của cơ quan nơi tác giả
công tác.
nhóm nước nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an
ninh, chính trị, kinh tế của các nước trong khu vực và không ít các nước
lớn khác.
Thực tiễn quan hệ quốc tế của các nước thành viên ASEAN ven
Biển Đông cho thấy có sự khác biệt tương đối do lịch sử để lại. Thái Lan
và Phi-líp-pin là các nước đồng minh hiệp ước của Mỹ, Ma-lai-xi-a và
Xinh-ga-po là các thành viên của Thỏa thuận quốc phòng giữa năm nước,
trong khi đó Xinh-ga-po là đối tác chiến lược gần gũi của Mỹ. Trong
ASEAN, giữa bốn nước tuyên bố có chủ quyền (Việt Nam, Phi-líp-pin,
Ma-lai-xi-a và Bru-nây) và các nước không có tuyên bố chủ quyền chưa
hẳn đã có sự thống nhất trong vấn đề Biển Đông. Thậm chí giữa bốn
nước có tuyên bố chủ quyền (Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và Brunây) cũng tồn tại những điểm khác biệt. Tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân
các nước ASEAN (ANCM-5) gần đây nhất diễn ra vào tháng 7/2011 tại
Việt Nam cho thấy đã có sự bất đồng nảy sinh trong một loạt các vấn đề
như tên gọi chính thức của hội nghị, thời gian tổ chức hội nghị, cách thức
tiến hành các cuộc tuần tra chung và một đề xuất về thỏa thuận liên lạc
ASEAN khi các tàu hải quân đi ngang qua các vùng biển của nhau.
Các nước lớn cũng có những điểm khác biệt trong quan điểm về an
ninh phi truyền thống ở Biển Đông. Mỹ là cường quốc hải quân hàng đầu
thế giới nên luôn đòi hỏi phải có các vùng biển để có thể cơ động lực
lượng đối phó với các tình huống an ninh khẩn cấp. Trong quá trình đàm
phán xây dựng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm
1982, Mỹ rất cứng rắn trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải thông
thường, phản đối các nước ven biển hạn chế khả năng tiếp cận các vùng
đặc quyền kinh tế của tàu thuyền và máy bay quân sự. Trong khi đó, là
một cường quốc lục địa, đang dần nổi lên thành một cường quốc biển,
Trung Quốc tìm cách cạnh tranh với vai trò thống trị của hải quân Mỹ ở
, 3/2013: 103-112.