Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực chất và ý nghĩa về quan niệm tự do trong triết học kant.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
0
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA VỀ QUAN NIỆM TỰ DO
TRONG TRIẾT HỌC KANT
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Dương Đình Tùng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn tThij Kim Như
Lớp : 12SGC
Ngành : Sư phạm Giáo dục Chính trị
Niên khóa : 2012 - 2016
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
2
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................. 4
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 5
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 5
7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ........................................................................ 5
Chương 1. QUAN NIỆM VỀ “TỰ DO” TRONG TRIẾT HỌC KANT........ 6
1.1. Bối cảnh ra đời triết học Cổ điển Đức ...................................................... 6
1.2. Tiền đề ra đời quan niệm về “tự do” trong triết học của Kant............... 8
1.2.1. Tiền đề kinh tế xã hội ............................................................................... 8
1.2.2 Tiền đề lý luận......................................................................................... 11
1.3. Vị trí của vấn đề “tự do” trong triết học của Kant................................ 19
1.3.1. Khái quát hệ thống triết học Kant ........................................................... 19
1.3.2. Quan niệm của Kant về tự do.................................................................. 28
Chương 2. GIÁ TRỊ CỦA QUAN NIỆM “TỰ DO”TRONG TRIẾT HỌC
KANT.............................................................................................................. 36
2.1. Tự do – phương thức giải quyết mâu thuẫn trong triết học Kant......... 36
2.1.1. Vấn đề tự do trong thực tiễn ................................................................... 36
2.1.2. Vấn đề tự do trong đạo đức..................................................................... 39
2.2.3. Vấn đề tự do trong thẩm mỹ ................................................................... 43
2.2. Giá trị quan niệm “tự do” trong triết học Kant..................................... 47
2.2.1. Giá trị về nhận thức luận......................................................................... 47
2.2.2. Giá trị về thực tiễn .................................................................................. 50
C. KẾT LUẬN................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 57
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn phát triển đặc biệt trong lịch sử triết
học. Thành tựu quan trọng của triết học thời kỳ này là dựng lên phép biện chứng
với tư cách là lý luận về sự phát triển, về nhận thức và về logic. Kant được coi là
người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức, là người khai mở nhiều vấn đề của
triết học phương Tây hiện đại. Kant bàn rất nhiều vấn đề khác nhau của triết học,
khoa học tự nhiên và là một nhà triết học có khá nhiều đóng góp tích cực về đạo
đức. Mặc dù triết học của Kant ra đời vào những năm giữa thế kỷ XVIII, đầu thế
kỷ XIX khi hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động to lớn nhưng không vì thế mà
những quan điểm đạo đức của Kant có những suy nghĩ tiêu cực, ngược lại nó
thấm đẫm tinh thần nhân văn, hướng đến một xã hội tốt đẹp.
Là một triết gia sống trong thời kỳ nhiều biến động, Kant đã xây dựng cho
mình một học thuyết đạo đức chặt chẽ, khoa học với mục đích hướng dẫn hành
vi con người đến điều Thiện. Ông bắt đầu việc xét hỏi, trong cuộc sống con
người phải hành động như thế nào cho đúng? Nói cách khác, con người phải
hành động theo những nguyên tắc nào? Ông nhận ra rằng chính những nguyên
tắc mà lý tính tạo ra mới xứng đáng chỉ dẫn hành vi của con người, chứ không
phải là những nguyên tắc xa lạ bên ngoài con người. Để thực hiện được mục
đích đó Kant đưa ra khái niệm “tự do”. Trong hệ thống triết học của Kant vấn đề
“tự do” được xem là vấn đề trung tâm. “Tự do” ở đây chính là sự tự do trong ý
chí của con người không có sự giam hãm, ràng buộc. Cách hiểu về tự do của
Kant là chìa khóa để hiểu về đạo đức học của ông thậm chí để hiểu toàn bộ triết
học Kant.
Đạo đức vốn được xem là nền tảng thiết yếu để tạo dựng nhân cách và giả
trị sống. Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cũng như
trí tuệ của con người, từ đó góp phần xây dựng xã hội và làm cho cuộc sống của
con người ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống của
chúng ta hiện nay. Khi xã hội ngày càng phát triển, trình độ nhận thức của con
người ngày càng được nâng cao thì trái lại đạo đức của con người đang có nhiều
dấu hiệu suy thoái và xuống cấp. Trước thực trạng đó vấn đề đạo đức được quan
2
tâm hơn bao giờ hết và được đặt lên hàng đầu trong giáo dục nhân cách con
người. Chúng ta thử tưởng tượng nếu xã hội này không có những nguyên tắc đạo
đức chỉ dẫn hành vi, thì con người sẽ mãi chìm trong bóng tối của thời kỳ man rợ
và sống cuộc đời giống những con vật không có nhân cách, sinh tồn theo bản
năng tự nhiên. Như vậy đạo dức có vai trò hết sức quan trọng là nhân tố giúp con
người không ngừng trưởng thành, hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ
Nhận thức được vai trò thiết yếu của đạo đức đối với đời sống con người,
đồng thời lĩnh hội được những luận điểm cơ bản trong triết học của Kant, đặc
biệt là khái niệm “tự do”. Tôi quyết định chọn vấn đề "Thực chất và ý nghĩa về
quan niệm tự do trong triết học Kant" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Nghiên
cứu này với mong muốn qua đề tài sẽ trình bày quan niệm của Kant về “tự do”.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam việc giảng dạy Triết học của Kant được đưa vào chương trình
từ bậc Đại học và sau Đại học do đó có khá nhiều nhà nghiên cứu viết về Triết
học của Kant. Trong đó các học giả cũng giành một phần đáng kể để luận giải về
đạo đức học của ông trong đó có quan niệm “tự do”.
Đề cập đến triết học Kant sớm nhất là giáo sư Trần Đức Thảo trong tác
phẩm “Lịch sử tư tưởng trước Mác”. Tuy nhiên sự trình bày còn sơ lược và
chưa sâu sắc, song đã có những đánh giá khách quan đối với tư tưởng triết học
của Kant.
Năm 1962, nhà xuất bản Sự Thật (Hà Nội) đã dịch cuốn “Lịch sử triết học –
triết học cổ điển Đức” do Viện triết học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô
biên soạn. Bản dịch đã trình bày khái quát về triết học cổ điển Đức với những
đại diện tiêu biểu như Kant, Fichte, Schelling , Hêghen,v.v. Trong đó triết học
Kant chiếm một vị trí quan trọng.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội - 2007 xuất bản cuốn sách “Học
thuyết phạm trù trong triết học I. Kant” do TS. Lê Công Sự biên soạn. Cuốn sách
giúp người đọc nghiên cứu sâu hơn về hệ thống triết học Kant. Nội dung cuốn sách
đề cập khá đầy đủ, có hệ thống nội dung cũng như bản chất khoa học của học thuyết
phạm trù của Kant – người khai sinh ra nền triết học Cổ điển Đức.
3
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (1998) xuất bản cuốn sách “Lịch
sử phép biện chứng- tập III phép biện chứng cổ điển Đức” của Viện triết học
thuộc Viện triết học Hàn Lâm Liên Xô do Đỗ Minh Hợp dịch. Đây là một trong
những cuốn sách có tầm quan trọng của môn lịch sử triết học, trình bày một cách
có hệ thống, bao hàm đầy đủ các yếu tố cơ bản và hoàn cảnh ra đời của phép
biện chứng cổ điển Đức.
Trịnh Đình Bảy (1998),“Vấn đề niềm tin trong triết học I.Cantơ”, Tạp chí
triết học, số 1 tháng 02 – 1998. Tác giả bàn về vấn đề cơ bản khái niệm “triết học”
của Kant chứa đựng trong 3 tác phẩm “phê phán” nổi tiếng của ông.
Trần Thái Đỉnh, trong cuốn “Triết học Kant” đã nếu một cách khá toàn
diện các vấn đề trong triết học Kant, đây là một tác phẩm được nhiều học giả
đánh giá cao về sự chi tiết cũng như cách đánh giá tiếp cận triết học Kant. Tác
phẩm đã trình bày toàn bộ hệ thống triết học Kant từ triết học tự nhiên đến triết
học đạo đức, giải thích khá rõ ràng các thuật ngữ, các tiền đề rồi từ đó đưa ra
những nhận xét, đức kết khá xác đáng cho triết học Kant. Tác giả cũng đã giành
nhiều công sức của mình để luận giải về “sự tự do”. Song tác giả chỉ mới luận
giải về mối quan hệ của “sự tự do” và “quy luật đạo đức”, “sự tự do” và “sự tự
chủ” chứ chưa đi sâu phân tích nội hàm khái niệm “tự do”.
Trong cuốn Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo
đức học của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia Hà
Nội do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành các học giả đã bàn luận về các
chủ đề chính yếu trong đạo đức học của Kant như: “bổn phận”, “trách nhiệm”,
“nghĩa vụ”, “mệnh lệnh tuyệt đối”, “sự tự do”, “ý chí tự do”, “hạnh phúc”, “đức
tin”, ý nghĩa của học thuyết đạo đức của Kant. Nổi bật trong hội thảo này là hàng
loạt bài tham luận về đạo đức học Kant trong đó có những bài viết tiêu biểu sau:
Bài tham luận của Nguyễn Trọng Chuẩn “Đạo đức học Kant và ý nghĩa
thời đại của nó” với những đánh giá về đạo đức học Kant tác giả cho rằng triết
học Kant thấm đượm tính nhân văn và tính nhân văn đó được biểu hiện sâu sắc
trong học thuyết của ông về đạo đức.
Bài tham luận của Vũ Thị Thu Lan cũng nhấn mạnh tính thời sự và giá trị