Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
857

Thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

NGUY

ỄN THỊ M

Ỹ LINH LU

ẬN VĂN CAO H

ỌC NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ MINH HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Mỹ Linh, học viên lớp Cao học Luật khóa 19, chuyên

ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tôi

xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện

với sự hướng dẫn của TS. Lê Minh Hùng. Những thông tin tôi đưa ra trong luận văn

là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Những phân tích, kiến nghị

được tôi đề xuất dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân và chưa từng

được công bố trong các công trình trước đó.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Linh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sự.

CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

CP: Chính phủ.

HĐTP: Hội đồng thẩm phán.

NĐ: Nghị định.

NXB: Nhà xuất bản.

TAND: Tòa án nhân dân.

TANDTC: Toà án nhân dân tối cao.

UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ ...................7

1.1 Khái quát chung về thừa kế thế vị ..............................................................7

1.1.1 Khái niệm về thừa kế thế vị .....................................................................7

1.1.2 Đặc trưng của thừa kế thế vị.................................................................10

1.1.3 Ý nghĩa của quy định về thừa kế thế vị ..................................................17

1.2 Các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị .............................................19

1.2.1 Thừa kế thế vị trong trường hợp thông thường......................................19

1.2.2 Thừa kế thế vị trong một số trường hợp đặc biệt ...................................21

1.3 Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị ...................................................27

1.3.1 Điều kiện chung ....................................................................................27

1.3.2 Điều kiện riêng .....................................................................................34

1.4 Sơ lược lịch sử phát triển của quy định về thừa kế thế vị trong pháp luật

Việt Nam ..........................................................................................................35

1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945...................................36

1.4.2 Giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước 1990 ................38

1.4.3. Giai đoạn từ sau 1990 đến nay.............................................................41

1.5 Thừa kế thế vị theo pháp luật một số nước ..............................................47

1.5.1 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Cộng hòa Pháp ................................47

1.5.2 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Cộng hòa liên bang Đức ..................49

1.5.3 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Hà Lan.............................................52

1.5.4 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Bang Quécbec – Canada..................54

1.5.5 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Bang New South Wales – Úc ............57

CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG

BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ......................................60

2.1 Về các trường hợp hưởng thừa kế ............................................................60

2.1.1 Thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi........................................................60

2.1.2 Thừa kế thế vị của con riêng với cha dượng, mẹ kế ...............................63

2.1.3 Thừa kế thế vị trong trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học

......................................................................................................................66

2.2 Vấn đề thừa kế thế vị khi không còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất

..........................................................................................................................69

2.2.1 Bất cập..................................................................................................69

2.2.2 Giải pháp..............................................................................................70

2.3 Về việc mở rộng thế hệ con, cháu được hưởng thừa kế thế vị .................72

2.3.1 Bất cập..................................................................................................72

2.3.2 Giải pháp..............................................................................................72

2.4. Về thừa kế thế vị đối với phần di sản của người thừa kế nhưng không có

quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản...........................................73

2.4.1 Bất cập..................................................................................................73

2.4.2 Giải pháp..............................................................................................74

KẾT LUẬN..........................................................................................................78

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới, pháp luật dân sự được xem

là một trong những ngành luật quan trọng thu hút được sự quan tâm to lớn không

chỉ của Nhà nước mà còn có cả người dân, bởi những tác động mạnh mẽ mà ngành

luật mang lại cho đời sống hàng ngày. Vì vậy, những sự thay đổi liên quan đến

ngành luật này luôn có những ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của một quốc gia.

Bộ luật dân sự năm 2005 đã trải qua gần mười năm thi hành đã mang đến

những đóng góp không nhỏ cho hoạt động thực thi pháp luật ở Việt Nam. Tuy

nhiên, trong quá trình áp dụng, Bộ luật này đã bộc lộ không ít hạn chế và thiếu sót

cần được sửa đổi. Do đó, Quốc hội đã có những chủ trương sửa đổi toàn diện Bộ

luật dân sự năm 2005 nhằm cho ra đời một Bộ luật dân sự mới phù hợp hơn và điều

chỉnh pháp luật dân sự được hiệu quả hơn. Theo đó, công tác chuẩn bị cho việc sửa

đổi được thực hiện ráo riết hơn bao giờ hết. Vì vậy, chúng ta sẽ không quá ngạc

nhiên khi có hàng loạt các buổi hội thảo chuyên ngành về dân sự được tổ chức từ

Nam ra Bắc và thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia luật học không chỉ

trong mà còn ngoài nước tham gia đóng góp cho việc soạn thảo Bộ luật mới này.

Trong rất nhiều các vấn đề được các chuyên gia pháp luật đưa ra bàn luận

cho việc sửa đổi Bộ luật dân sự không thể không nhắc đến chế định về thừa kế

trong Bộ luật dân sự năm 2005. Thực vậy, quan hệ thừa kế là một loại quan hệ pháp

luật có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và

phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Cả về phương diện lý luận

và thực tiễn, thừa kế là một trong những vấn đề lớn của pháp luật dân sự. Bộ luật

dân sự năm 1995 và sau đó là sự ra đời của Bộ luật dân sự 2005 đã dành hẳn một

phần, gồm bốn chương để nói về thừa kế. Các nghiên cứu về thừa kế trong luật thực

định luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các công trình nghiên cứu về luật dân sự.

Trong Bộ luật Dân sự hiện hành, chế định thừa kế chủ yếu điều chỉnh và làm

rõ những vấn đề như thế nào là thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc, quá

trình quản lý, thanh toán và phân chia di sản. Trong các vấn đề nói trên, người viết

đặc biệt quan tâm đến thừa kế thế vị - một dạng thừa kế theo pháp luật, bởi những

lý do sau:

2

 Thừa kế thế vị là một quy định được ghi nhận khá lâu đời trong lịch sử

hình thành chế định về thừa kế ở Việt Nam. Tuy nhiên, dường như quy định này

vẫn còn xa lạ với khá nhiều người. Vì vậy, việc nghiên cứu và làm rõ quy định này

là một việc làm cần thiết hơn bao giờ hết.

 Quy phạm pháp luật điều chỉnh về thừa kế thế vị rất ít, hiện vấn đề này

chỉ được ghi nhận tại một điều luật duy nhất là Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005

và ngoài ra không có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn áp dụng cho điều luật này. Vì

vậy, tác giả cho rằng quy định này cần phải được nghiên cứu chuyên sâu và từ đó

nhằm thống nhất một cách hiểu từ lý luận đến thực tiễn áp dụng luật.

Do đó, chính vì những lý do trên mà tác giả cho rằng việc nghiên cứu và lựa

chọn “Thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự” để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ cho

bản thân là phù hợp và hết sức cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Lĩnh vực về thừa kế luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chuyên

gia luật học, vì vậy đã có không ít những công trình nghiên cứu mang giá trị học

thuật cao và đóng góp to lớn cho việc xây dựng nên một hành lang pháp lý vững

chắc cho pháp luật về thừa kế ở Việt Nam. Đề tài “Thừa kế thế vị trong Bộ luật dân

sự” được trình bày dựa theo các nguồn tư liệu sau đây:

 Các sách tham khảo, các bài báo và các tham luận cũng có giá trị quan

trọng trong việc lý giải đề tài như:

 Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự

năm 2005, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội: thông qua tài liệu trên tác giả đã

giúp được người đọc nắm bắt được sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự năm 1995 và

Bộ luật dân sự năm 2005 về thừa kế thế vị, nhằm có một cái nhìn toàn diện và sâu

sắc hơn về vấn đề.

 Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân

sự Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh: tài liệu này được tác giả phân tích

và làm rõ về thừa kế thế vị, trường hợp cháu hưởng thừa kế thế vị của ông, bà theo

pháp luật dân sự năm 1995. Ngoài ra, tài liệu trên còn mang đến người đọc những

thông tin quý giá về pháp luật so sánh của Pháp đối với vấn đề thừa kế thế vị.

 Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội: tài liệu này cung cấp thực tiễn xét xử liên quan đến thừa kế thế vị, qua

đó giúp cho người đọc có cái nhìn thấu đáo những vấn đề khó khăn và hạn chế hiện

đang tồn tại giữa lý luận và thực tiễn xét xử về thừa kế thế vị.

3

 Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, Hà

Nội: nguồn tài liệu trên cung cấp cho người đọc một cách nhìn toàn diện về sự phát

triển của quy định về thừa kế theo pháp luật nói chung và thừa kế thế vị nói riêng

theo thời gian từ năm 1945 đến nay.

 Một số tài liệu là Giáo trình được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên

chuyên ngành luật ở các cơ sở đào tạo luật trong cả nước, cụ thể phải kể đến: Lê

Minh Hùng (chủ biên) (2012), Giáo trình pháp luật tài sản, quyền sở hữu tài sản và

quyền thừa kế, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh;

Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2012), Giáo trình Luật dân sự

Việt Nam, tập 1, NXB công an nhân dân, Hà Nội. Đặc biệt, thông qua Giáo trình

pháp luật tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, người đọc được cung cấp

những kiến thức pháp lý cơ bản về khái niệm thừa kế thế vị, các trường hợp hưởng

thừa kế thế vị được trình bày sinh động và dễ hiểu thông qua những ví dụ minh họa.

 Ngoài ra, tác giả Lê Minh Hùng (2003), Hoàn thiện chế định quyền thừa

kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật

thành phố Hồ Chí Minh: có thể nói, đề tài luận văn thạc sĩ này được tác giả phân

tích một cách chi tiết và đầy đủ từ lý luận đến thực tiễn pháp luật về thừa kế. Đặc

biệt, với sự dày công nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề tồn tại

trong pháp luật về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 1995 và từ đó đề ra những giải

pháp hoàn thiện luật. Vấn đề thừa kế thế vị cũng được tác giả đề cập đến trong luận

văn, theo đó tác giả chỉ ra được điểm hạn chế của Bộ luật dân sự năm 1995 về việc

bỏ sót trường hợp chắt hưởng thừa kế thế vị của các cụ và thiếu sót này đã được

khắc phục trong Bộ luật dân sự năm 2005.

 Một số tài liệu bằng tiếng Anh giới thiệu khái quát về quyền thừa kế và

thừa kế thế vị ở một số nước như Gregor Van Der Burght (1990), Dutch

Matrimonial Property and inheritance Law and its Fiscal Implications, Kluwer

Law and Taxation Publishers, The Netherlands; J.M.J. Chorus, P.H.M. Gerver, E.H.

Hondius and A.K. Koekkoek (Edited) (1995), Introduction to Dutch Law, Third –

revised edition, Kluwer Law International, The Netherlands; Walter Cairns and

Bobert McKeon (1995), Introduction to French Law, Cavendish Publishing

Limited, Great Britain; Werer F. Ebke and Matthew W. Finkin (Edited) (1996),

Introduction to German Law, Kluwer Law International, The Netherlands: các

quyển sách trên được các tác giả trình bày dưới dạng khái quát hệ thống pháp luật

của Hà Lan, Pháp, Đức trong đó bao gồm cả phần pháp luật về thừa kế. Theo đó,

4

chúng ta có thể đối chiếu và so sánh những sự khác biệt trong pháp luật thừa kế ở

Việt Nam với các nước nói trên.

 Bên cạnh đó, các địa chỉ Website cũng có vai trò không nhỏ trong việc

cung cấp những thông tin hỗ trợ, làm sáng tỏ các vấn đề về quyền thừa kế và thừa

kế thế vị nói chung. Rất nhiều địa chỉ Website thuộc sự quản lý của Nhà Nước

CHXHCN Việt Nam; vì vậy mức độ tin cậy, sự chính xác, và sự kiên định về mặt

chính trị rất thuyết phục. Các tác giả trên đều đồng loạt khẳng định sự tồn tại và

hoàn thiện hơn, thực tiễn hóa hơn quyền thừa kế thế vị trong pháp luật thừa kế.

Nhìn chung, các nguồn tư liệu từ trong nước và ngoài nước nhằm minh họa

cho đề tài nghiên cứu là một vấn đề mang tính thời sự, và cần thiết được nghiên cứu

hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các công trình trên hiện chỉ nghiên cứu những quy định

về thừa kế thế vị ở tầm khái quát và chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ

bản và chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu dưới dạng đề tài luận văn thạc sĩ

về thừa kế thế vị. Do đó, trên cơ sở sử dụng những kiến thức từ lý luận và thực tiễn

thông qua các nguồn tài liệu được nêu, tác giả sẽ có cái nhìn toàn diện cho vấn đề,

đồng thời vận dụng khả năng nghiên cứu của bản thân đi vào phân tích chuyên sâu

về thừa kế thế vị. Qua đó, tác giả mong muốn mang đến một nguồn tài liệu giá trị

cho người đọc về thừa kế thế vị dưới dạng đề tài luận văn thạc sĩ.

Có thể nói, điểm nổi bật của đề tài luận văn thạc sĩ là sự phân tích và nhìn

nhận vấn đề thừa kế thế vị không chỉ gói gọn trong phạm vi pháp luật Việt Nam mà

bao gồm pháp luật của một số nước trên thế giới về vấn đề được nghiên cứu. Cụ

thể, tác giả trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nước ngoài tiến hành phân tích, so sánh

tìm ra những kinh nghiệm học hỏi cho pháp luật Việt Nam về thừa kế thế vị. Theo

đó, tác giả dự kiến lựa chọn pháp luật của một số nước đại diện cho hai hệ thống

pháp luật phổ biến trên thế giới hiện nay là hệ thống dân luật và hệ thống thông luật.

Đối với hệ thống dân luật, tác giả sẽ tâp trung phân tích chủ yếu pháp luật của Hà

Lan, Đức, Pháp để tìm ra kinh nghiệm học hỏi cho pháp luật Việt Nam, riêng đối

với hệ thống thông luật tác giả lựa chọn pháp luật của Bang Québec (Canada) và

Bang New South Wales (Úc). Thông qua việc so sánh và đánh giá pháp luật của

một số nước đại diện cho hai hệ thống pháp luật điển hình này, tác giả sẽ tìm ra

kinh nghiệm học hỏi cho pháp luật Việt Nam về thừa kế thế vị.

Ngoài ra, đề tài luận văn thạc sĩ “Thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự” được

tác giả phân tích không chỉ dưới góc độ lý luận mà còn dưới góc độ thực tiễn xét

xử. Thật vậy, thông qua việc sưu tầm và tổng hợp những bản án liên quan đến thừa

5

kế thế vị, tác giả sẽ mang đến một cái nhìn đa chiều từ lý luận đến thực tiễn về thừa

kế thế vị. Qua đó, tìm ra những khó khăn hạn chế và đưa ra những giải pháp hoàn

thiện pháp luật về thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài “ Thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự” được nghiên cứu nhằm góp

phần làm sáng tỏ những quy định về thừa kế thế vị, trường hợp nào được hưởng

thừa kế thế vị, qua đó đưa ra cách hiểu thấu đáo cho vấn đề. Ngoài ra, do quy định

về thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ được ghi nhận trong Bộ luật

dân sự dưới một điều luật duy nhất là Điều 677, vì vậy đã dẫn đến nhiều cách hiểu

khác nhau về điều luật này, điều này dẫn đến hệ quả là gây ra không ít khó khăn cho

thực tiễn xét xử. Do đó, trong đề tài luận văn thạc sĩ này tác giả sẽ chỉ ra những hạn

chế đối với thừa kế thế vị trong luật thực định và qua đó đưa ra kiến nghị nhằm

khắc phục vấn đề đang tồn tại, góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế nói chung và

thừa kế thế vị nói riêng.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên

cứu

4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự sẽ được tác giả nghiên cứu trong

phạm vi lãnh thổ Việt Nam, vì vậy thừa kế thế vị có yếu tố nước ngoài sẽ không

được tác giả phân tích trong đề tài. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có

tìm hiểu quy định của các nước Đức, Pháp, Hà Lan, bang Québec (Canada), bang

New South Wales (Úc) liên quan đến thừa kế thế vị, nhằm đối chiếu so sánh với

pháp luật Việt Nam và qua đó rút ra kinh nghiệm học hỏi cho pháp luật nước nhà.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng với mục đích là giúp tác giả xác định được nền tảng

cho lý luận nhận thức liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, hai phương pháp nghiên

cứu chính được nhóm tác giả sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Thế mạnh của phương pháp lịch sử là cho phép người nghiên cứu dựng lại một bức

tranh khoa học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra, còn ưu thế trong

phương pháp logic là trên cơ sở của các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát tìm ra

bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Chính vì những

điểm mạnh đó, tác giả thấy rằng việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp

logic để nghiên cứu đề tài “Thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự” là hoàn toàn phù

6

hợp. Cụ thể, phương pháp lịch sử đã được tác giả sử dụng trong những nội dung

chính yếu trong mục 1.4.

Bên cạnh đó, phương pháp logic được sử dụng như là một phương pháp song

hành với phương pháp lịch sử nhằm đảm bảo cho việc xem xét và đánh giá vấn đề

một cách toàn diện hơn. Phương pháp logic được vận dụng để phân tích trong các

chuyên mục 1.1; 1.2; 1.5. Cụ thể là trong phần khái niệm, trên cơ sở tìm hiểu quy

định pháp luật, tác giả sử dụng phương pháp logic để đưa ra khái niệm về thừa kế

và thừa kế thế vị theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra, phương pháp logic còn được

tác giả sử dụng trong chương hai, trên cơ sở tác giả tìm hiểu những quy định của

pháp luật về thừa kế thế vị, tác giả đã liên hệ với thực tiễn áp dụng luật và chỉ ra

những khó khăn bất cập, qua đó tìm tòi giải pháp nhằm khắc phục vấn đề.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, giúp

người đọc hiểu sâu sắc, phong phú hơn về những quy định liên quan đến thừa kế thế

vị, thông qua pháp luật của một số nước trong chuyên mục 1.5. Qua đó, tác giả tìm

ra những ưu điểm trong pháp luật của một số nước và từ đó đề xuất những ưu điểm

này vào quy định về thừa kế thế vị ở Việt Nam.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Tác giả dự kiến phát triển đề tài thành hai chương, chương một chủ yếu giải

quyết những vấn đề cơ bản về khái niệm, lược sử hình thành và phát triển quy định

về thừa kế thế vị trong pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới. Ngoài ra,

trong chương hai tác giả tập trung phân tích những quy định trong pháp luật hiện

hành về thừa kế thế vị, đồng thời lồng ghép thực tiễn xét xử có liên quan đến đề tài,

trên cơ sở đó chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng luật. Qua

đó, tác giả đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cho vấn đề đang nghiên

cứu. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật dân

sự sửa đổi thì việc xem xét những bất cập và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy

định về thừa kế thế vị là việc làm cần thiết, nhằm có một Bộ luật dân sự hoàn thiện

trong tương lai về thừa kế thế vị.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn được chia làm hai chương:

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về thừa kế thế vị

Chương 2. Bất cập của quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật dân sự và

kiến nghị hoàn thiện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!