Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
5.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1102

Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ DUYÊN

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC

VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC THEO

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ DUYÊN

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC

VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC THEO

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005” là công trình nghiên cứu của bản thân

tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI.

Các tài liệu và trích dẫn nêu trong luận văn là chính xác, tin cậy và trung thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực và khách quan của luận văn

Tác giả Luận văn

Ngô Thị Duyên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 BLDS Bộ Luật Dân sự

2 BLDS 1995 Bộ Luật Dân sự 1995

3 BLDS 2005 Bộ Luật Dân sự 2005

4 HĐTP Hội đồng thẩm phán

5 Luật HN&GĐ Luật Hôn nhân và gia đình

6 NXB Nhà xuất bản

7 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

8 TAND Toà án nhân dân

9 TANDTC Toà án nhân dân tối cao

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỪA KẾ KHÔNG

PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC...................................... 9

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quy định thừa kế không phụ thuộc vào

nội dung của di chúc..................................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc...... 9

1.1.2.Ý nghĩa quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di

chúc.............................................................................................................. 13

1.2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

..................................................................................................................... 16

1.3. Các điều kiện để hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung

của di chúc .................................................................................................. 26

1.4. Phần di sản được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung

của di chúc .................................................................................................. 31

1.5. Thực hiện quyền của người được thừa kế không phụ thuộc vào

nội dung của di chúc................................................................................... 34

1.5.1. Giá trị suất thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.. 35

1.5.2. Tỷ lệ cắt giảm, trích phần để bù cho người thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung của di chúc. ................................................................... 38

1.5.3. Phần di sản được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di

chúc được hưởng bằng hiện vật hay giá trị .................................................. 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................... 41

CHƯƠNG 2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG

CỦA DI CHÚC .......................................................................................... 42

2.1. Về khái niệm thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

..................................................................................................................... 42

2.2. Về cách thức xác định di sản thừa kế để tính một suất thừa kế

theo pháp luật............................................................................................. 47

2.3. Về việc xác định người thừa kế theo pháp luật.......................... 53

2.4. Về việc cắt giảm, trích phần để bù cho người thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung của di chúc.................................................................. 62

2.5. Về việc xác định phần di sản được hưởng thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung của di chúc sẽ được nhận bằng hiện vật hay giá trị

tương ứng.................................................................................................... 69

2.6. Về việc áp dụng quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung

di chúc trong trường hợp có di chúc chung của vợ chồng ....................... 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................... 75

KẾT LUẬN......................................................................................... 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề thừa kế đã trở thành một chế định pháp luật không thể thiếu trong pháp

luật Dân sự và có tầm quan trọng nhất định đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia

đình, cộng đồng xã hội. Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, thừa kế là hình

thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền sở hữu tài sản của công dân cũng như

việc chuyển dịch tài sản cho những người còn sống. Mỗi nhà nước dù có chế độ

chính trị, kinh tế - xã hội khác nhau nhưng đều thừa nhận quyền thừa kế là một

quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp.

Quay ngược thời gian trở về lịch sử phát triển pháp luật Việt Nam, ta thấy vấn

đề thừa kế được quy định rất sớm trong các văn bản pháp luật. Trong thời kỳ phong

kiến có Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long. Pháp luật thời kỳ thời kỳ Pháp thuộc

với Bộ dân luật Bắc Kỳ (năm 1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), các quy

định về thừa kế đều chiếm một số lượng điều luật đáng kể. Sau giai đoạn đất nước

giành được độc lập, Nhà nước ta ban hành những văn bản pháp luật có quy

định về thừa kế trong đó phải kể đến Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981

hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990.

Trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật Dân sự

năm 1995. Đến năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6

năm 2005 thay thế cho Bộ luật dân sự năm 1995 có phạm vi điều chỉnh rộng lớn

các quan hệ dân sự. Các quy định về thừa kế hiện nay được qui định khá đầy đủ

trong Bộ Luật dân sự 2005. Theo đó, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di

chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, hình thức chia thừa kế theo di chúc là

hình thức chia thừa kế trong đó ý chí của người để lại di sản được Nhà nước tôn

trọng và bảo vệ thông qua các quy phạm pháp luật. Người chết có quyền để lại tài

sản của mình cho người khác thông qua “di chúc”. Là chủ sở hữu của tài sản, cá

nhân có quyền định đoạt cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng được, ngược lại

cũng có thể không cho một cá nhân là người trong gia đình hưởng tài sản của mình

sau khi qua đời.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhà lập pháp, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm

với một số người thân trong gia đình. Trách nhiệm này là trách nhiệm chăm sóc,

nuôi dưỡng dựa trên đạo đức truyền thống người Việt Nam. Vì thế, pháp luật dân sự

đã quy định về chế định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

tại Điều 669 nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người thân trong gia đình của

người chết mà không được người chết cho hưởng di sản.

2

Nghiên cứu về vấn đề thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc có thể thấy

còn nhiều điểm chưa cụ thể trong quy định pháp luật cũng như nhiều vấn đề phát

sinh trong thực tiễn các tranh chấp liên quan đến thừa kế. Mặt khác trong bối cảnh

Việt Nam trên đường hội nhập thế giới, xây dựng nền kinh tế thị trường thì vấn đề

thừa kế có nhiều nội dung mới. Các tranh chấp về thừa kế phát triển nhiều, đa dạng

và phức tạp về nội dung. Tài sản để lại thừa kế không chỉ bao gồm tiền bạc, đất đai,

nhà ở mà là các quyền sở hữu trí tuệ hoặc các tài sản khác. Có rất nhiều trường hợp

một người lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác, không phải là người

thân trong gia đình. Khi có tranh chấp phát sinh đã xuất hiện nhiều vấn đề pháp lý

xung quanh quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Chính vì thực tế có những thay đổi, do đó pháp luật nên có sự điều chỉnh cho phù

hợp. Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung di chúc còn nhiều điểm chưa cụ thể, bao gồm: (i) Điều 669 BLDS 2005 không

đưa ra khái niệm về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; (ii) không có

quy định về cách thức xác định phần di sản thừa kế để tính một suất thừa kế theo

pháp luật; (iii) Không có quy định về người thừa kế theo pháp luật để tính một suất

thừa kế theo luật; (iv) Không quy định phần di sản hưởng thừa kế không phụ thuộc

vào nội dung của di chúc được hưởng bằng hiện vật hay giá trị tương ứng; (v) Vấn

đề có áp dụng quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong

trường hợp di chúc chung của vợ chồng hay không.

Với các nội dung trên hiện nay chưa có quy định cụ thể trong luật dẫn đến

nhiều cách hiểu khác nhau cũng như khó khăn cho Toà án trong việc áp dụng pháp

luật. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “THỪA KẾ

KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH

CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của

mình. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp

phần hoàn thiện pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam đã được nhiều tác giả quan

tâm nghiên cứu qua từng tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều

công trình nghiên cứu đã bao quát các vấn đề của thừa kế. Những công trình này đã

có nhiều đóng góp khoa học quan trọng trong việc hình thành và phát triển quy định

về thừa kế. Có thể kể các công trình nghiên cứu như:

Các sách chuyên khảo của các nhà nghiên cứu.

Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Tập 1 và 2, của Tác giả

Đỗ Văn Đại, NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội (Xuất bản lần thứ 2), 2013.

3

Trong cuốn sách chuyên khảo tác giả đã phân tích và bình luận các quy định của

pháp luật về thừa kế một cách tổng thể có sự so sánh với quy định pháp luật nước

ngoài. Trong đó có quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và bình

luận những hướng giải quyết của Toà án trong thực tiễn. Nội dung công trình

nghiên cứu đã giải quyết được nhiều vấn đề của thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung di chúc và đưa ra định hướng nghiên cứu như mở rộng phạm vi áp dụng của

đối tượng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Tuy nhiên, công trình

này chưa đề cập nhiều đến khái niệm cũng như cách thức xác định di sản thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trên cơ sở tham khảo các quan điểm nghiên

cứu, tác giả sẽ đi sâu phân tích, tổng hợp các nội dung cơ bản của pháp luật thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong luận văn.

Một số suy nghĩ về thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, của tác giả

Nguyễn Ngọc Điện, NXB. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999. Cuốn sách có đề cập đến

nội dung về thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc, trong đó có tập trung

nghiên cứu tính chất pháp lý của phần di sản được hưởng không phụ thuộc nội dung

di chúc, người thụ hưởng với sự phân tích rõ ràng, cụ thể. Đồng thời tác giả đưa ra

một hướng phát triển mới của chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của

di chúc là mở rộng đối tượng áp dụng chế định này như áp dụng với tất cả các

người con của người để lại di sản. Tuy nhiên công trình này chưa đề cập nhiều đến

hướng giải quyết của Toà án trong thực tiễn liên quan đến chế định này. Trên cơ sở

tham khảo các nội dung trong cuốn sách trên, Luận văn của tác giả có sự hệ thống,

so sánh quy định pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc,

xem xét thực tiễn xét xử của Toà án cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện chế

định này.

Sách Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay của tác

giả Phùng Trung Tập, NXB Tư pháp, Hà Nội (2005); Sách Bình luận khoa học Bộ

luật dân sự 2005 do Hoàng Thế Liên (Chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

(2010): Các sách chuyên khảo này giúp bao quát các vấn đề về thừa kế, cũng như có

sự so sánh, bình luận các quy định của pháp luật thừa kế từ đó đóng góp cho công

cuộc hoàn thiện pháp luật về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy định về thừa

kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc chỉ là một nội dung nhỏ trong các

công trình nghiên cứu này chính vì vậy việc khai thác chi tiết vào chế định này là

không phổ biến. Luận văn của tác giả sẽ có sự nghiên cứu tổng thể, chi tiết các vấn

đề liên quan đến thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc so với các công

trình nghiên cứu này.

Ngoài ra, vấn đề về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cũng

4

đã được đề cập một phần trong các công trình nghiên cứu luận văn Thạc sỹ, Khoá

luận tốt nghiệp như:

- Hoàn thiện chế định quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành của

tác giả Lê Minh Hùng, Luận văn thạc sỹ (năm 2003). Trong Luận văn này có quan

điểm về thứ tự cắt giảm, trích phần cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung của di chúc. Đây là nguồn tư liệu giúp tác giả nghiên cứu thêm trong luận văn

của mình. Công trình này hệ thống chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam và

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc chỉ là một phần nhỏ. Với luận

văn này, tác giả đi sâu vào phân tích bình luận vấn đề thừa kế không phụ thuộc nội

dung của di chúc một cách có hệ thống và hoàn thiện.

- Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam hiện hành của tác giả

Võ Thị Cẩm Tú, Luận văn Thạc sỹ (năm 2013). Đề tài này có nêu một số vấn đề

pháp lý có liên quan đến thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đó là

hướng xử lý với di sản dành vào việc thờ cúng có thể bị cắt giảm trong một số

trường hợp do xâm phạm quyền của người thừa kế bắt buộc, đây là phần nội dung

có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả.

- Bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế, Khoá luận tốt nghiệp (Năm 2011) của

tác giả Nguyễn Phương Thảo Vy. Công trình nghiên cứu này đã nêu một số bất cập

về quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và đưa ra những

kiến nghị để bảo vệ quyền này như xác định kỷ phần thừa kế bắt buộc, tỷ lệ cắt

giảm, trích để bù cho người thừa kế bắt buộc. Các nội dung này có liên quan đến đề

tài nghiên cứu của tác giả và là nguồn tư liệu tham khảo.

Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có các bài viết nêu một số vấn

đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả được nêu trong các tạp chí

nghiên cứu về pháp luật như tạp chí toà án nhân dân, tạp chí khoa học pháp lý

và tạp chí nghiên cứu lập pháp như:

- Trần Hữu Biền (1994), “Một số vấn đề về thừa kế của những người được

hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc”, Tạp chí Toà án nhân dân, (1),

tr.16-18.

- Trần Thị Huệ (1998), “Bàn về việc xác định hai phần ba suất của một người

thừa kế theo pháp luật”, Tạp chí Luật học, (2), tr.21.

- Vũ Thị Lan Hương (2010), “Mối liên hệ giữa di sản thừa kế không phụ thuộc

vào nội dung di chúc với di sản thừa kế theo di chúc”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,

(10), tr.50-56.

- Kiều Thanh (1996), “Quyền tự định đoạt của người lập di chúc”, Tạp chí

Luật học trong số chuyên đề về BLDS, tr.57 .

5

- Trần Văn Tuân (1994), “Điều kiện của những người được hưởng di sản

không phụ thuộc nội dung di chúc”, Tạp chí Toà án nhân dân, (05), tr.16-17.

Các bài viết nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều quan điểm, kiến nghị khả thi cho

việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung di chúc. Tuy nhiên các bài viết trên chỉ đưa ra một số quan điểm pháp lý. Qua

các bài viết này, vẫn còn nhiều quan điểm lý luận khác nhau liên quan đến một số

vấn đề pháp lý xung quanh quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung di chúc. Tuy vậy, đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả

lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình. Các

công trình nghiên cứu trên so với luận văn này là không trùng lắp về nội dung vì

luận văn của tác giả sẽ nghiên cứu một cách toàn diện nội dung vấn đề thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc trên tất cả các phương diện.

Như vậy có thể thấy những công trình nghiên cứu về pháp luật thừa kế trình

bày bao quát các nội dung về thừa kế, cung cấp đầy đủ các kiến thức căn bản theo

mức độ tiếp cận khái quát hoá. Tuy nhiên, các công trình này chưa nghiên cứu

chuyên sâu về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cũng như phân tích

từng nội dung nhỏ trong chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Ngoài ra, các bài viết nghiên cứu về thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc tiếp

cận từng nội dung nhỏ của vấn đề, có đưa ra nhiều quan điểm khoa học pháp lý

nhưng lại không nghiên cứu tổng thể vấn đề.

Trước thực trạng về tình hình nghiên cứu về thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung di chúc, tác giả nhận thấy cần có sự nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn

diện từ lý luận đến thực tiễn chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di

chúc. Các nội dung này sẽ được tác giả trình bày trong đề tài nghiên cứu của mình.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của

di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể tác giả tìm hiểu về khái

niệm, ý nghĩa, người thừa kế, các điều kiện áp dụng, xác định phần di sản hưởng

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và cách thức thực hiện quyền

của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Từ đó phân thực

trạng pháp luật về thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc và đưa ra các kiến

nghị hoàn thiện pháp luật.

- Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích làm rõ các quy định của pháp luật về thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005

6

với các nội dung như trình bày khái niệm, các điều kiện và người thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung của di chúc, cách thức xác định phần di sản thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung của di chúc và việc thực hiện quyền của người thừa kế không

phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Trên cơ sở trình bày các vấn đề lý luận, luận

văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục những hạn

chế góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc đặt ra trong thực hiện các quy

định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Mục đích cuối cùng mà luận văn hướng đến là đưa ra những kiến nghị, những

giải pháp với mục đích góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Để thực hiện mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau

đây:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản trong quy định về thừa kế không

phụ thuộc vào nội dung di chúc. Đồng thời cũng tìm hiểu lịch sử phát triển các quy

định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong pháp luật Dân sự Việt

Nam cũng như có sự so sánh chế định này với pháp luật Pháp và La Mã.

Thứ hai, phân tích những hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm sửa

đổi, bổ sung quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo pháp

luật hiện hành.

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Tong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những

vấn đề sau: Quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự 2005; So sánh đối chiếu với quy định của

pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ cũng như tìm hiểu một số quy định của pháp

luật các nước trên thế giới về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

như Bộ luật Dân sự Pháp. Qua đó tiếp thu những điểm tiến bộ và phù hợp với thực

tiễn và pháp luật Việt Nam về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc;

Phân tích những hạn chế trong quy định của pháp luật và thực tiễn, từ đó đưa ra

những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Các vấn đề khác có liên quan đến thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của

di chúc như di tặng, di sản dùng vào việc thờ cúng, di chúc chung của vợ chồng…

không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Luận văn không đề cập dưới góc độ tố

tụng khi giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế về chế định thừa kế không phụ thuộc

vào nội dung di chúc. Luận văn cũng không xem xét, nghiên cứu vấn đề thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc dưới góc độ tư pháp quốc tế.

7

4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,

phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước

và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả kế thừa và phát triển các quan

điểm nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước kế hợp với việc sử dụng

các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này là được sử dụng để lý

giải, đánh giá nội dung quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

một cách khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên

cứu đề tài luận văn và là phương pháp cơ bản được sử dụng với mục đích phân tích

làm rõ các quy định pháp luật về chế định này.

Phương pháp so sánh lịch sử: Phương pháp này được sử dụng với mục đích so

sánh đối chiếu quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ

luật Dân sự 2005 và pháp luật Việt Nam trước đây và so sánh với quy định trong

pháp luật Pháp và pháp luật La mã. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở

chương 1 của đề tài.

Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn: Phương pháp này dựa vào các quy

định của pháp luật, kết hợp với thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phương pháp này được sử dụng để phân tích

những điểm bất cập cần hoàn thiện về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di

chúc và đưa ra giải pháp kiến nghị; phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở

chương 2.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn

- Ý nghĩa khoa học

Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan

đến chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung di chúc, đánh giá các quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp

có liên quan và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Kết quả nghiên cứu của luận

văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở nhận thức và thực tiễn.

Luận văn được thực hiện với mong muốn góp phần nào đó trong việc trình bày

làm rõ thêm các vấn đề về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy

định của Bộ luật Dân sự 2005. Từ quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn xét

8

xử, luận văn đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật,

đảm bảo việc áp dụng pháp luật được đúng và hiệu quả hơn trong cuộc sống.

- Giá trị ứng dụng của đề tài

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu,

hoàn thiện chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, từ đó nâng cao

vai trò và sự điều chỉnh của pháp luật trong thực tiễn. Luận văn cũng có thể sử dụng

làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy các môn Luật Dân sự, các môn học

chuyên sâu về thừa kế tại các cơ sở đào tạo pháp luật.

6. Bố cục của Luận văn

Luận văn gồm 3 phần gồm: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

Trong đó phần nội dung gồm 02 chương:

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung

của di chúc

Chương 2. Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thừa kế không

phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Kết luận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!