Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ trong Tố tụng hình sự Liên Bang Nga và Kinh nghiệm cho Việt Nam
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
704

Thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ trong Tố tụng hình sự Liên Bang Nga và Kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC ÁI

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TRƢỜNG HỢP

BỊ CÁO ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TRƢỜNG HỢP

BỊ CÁO ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa

Học viên: Nguyễn Ngọc Ái

Lớp: Cao học luật - Khoá 27

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Mọi lý luận,

nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích dưới sự hướng dẫn của

giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, trích dẫn, ví dụ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo

độ tin cậy, khách quan và chính xác.

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Ngọc Ái

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự: BLHS

Bộ luật Tố tụng hình sự: BLTTHS

Tố tụng hình sự: TTHS

Pháp luật tố tụng hình sự: PLTTHS

MỤC LỤC TÀI LIỆU

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC ĐẶC BIỆT

TRONG TRƢỜNG HỢP BỊ CÁO ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA ...............................................6

1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị

cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ...........................................................................6

1.2. Đặc điểm của thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội dung

buộc tội họ...................................................................................................................8

1.3. Nguồn gốc ra đời của thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với

nội dung buộc tội họ và mối liên hệ giữa nó với mô hình tố tụng hình sự Liên bang

Nga ............................................................................................................................10

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................20

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA LIÊN BANG NGA VỀ PHẠM VI, ĐIỀU

KIỆN, TRÌNH TỰ ÁP DỤNG THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TRƢỜNG HỢP

BỊ CÁO ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT

NAM .........................................................................................................................21

2.1. Phạm vi áp dụng thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội

dung buộc tội họ........................................................................................................21

2.2. Điều kiện áp dụng thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội

dung buộc tội họ........................................................................................................24

2.3. Trình tự áp dụng thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội

dung buộc tội họ........................................................................................................31

2.4. So sánh với một số quy định có liên quan trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố

tụng hình sự Việt Nam ..............................................................................................42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................47

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG

TRƢỜNG HỢP BỊ CÁO ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ Ở LIÊN

BANG NGA VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .........................................48

3.1. Thực tiễn áp dụng thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội

dung buộc tội họ ở Liên bang Nga............................................................................48

3.2. Cơ sở quy định thủ tục tố tụng đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với

nội dung buộc tội ở Việt Nam...................................................................................52

3.3. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị đối với Bộ luật Tố tụng hình sự Việt

Nam...........................................................................................................................60

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................68

KẾT LUẬN..............................................................................................................69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ là

một trong hai thủ tục xét xử đặc biệt, được quy định lần đầu tiên tại Chương 40

Phần X Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga năm 2001 (có hiệu lực từ năm

2002), đây là một khái niệm khá mới mẻ khi đề cập ở Việt Nam. Đặc điểm cơ bản

của thủ tục này là: Bị cáo có quyền tuyên bố đồng ý với nội dung buộc tội và yêu

cầu ra bản án mà không cần tiến hành xét xử theo trình tự chung (không tiến hành

điều tra, đánh giá chứng cứ tại phiên toà) đối với những vụ án về các tội phạm mà

BLHS Liên bang Nga quy định hình phạt đối với các tội phạm đó là không quá 10

năm tù nếu được Công tố viên hoặc Tư tố viên và người bị hại đồng ý1

; Tòa án sẽ

không kiểm tra tất cả các bằng chứng trong hồ sơ vụ án, nhưng các tình tiết liên

quan đến nhân thân của bị cáo hoặc những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm

hình sự có thể được kiểm tra tại phiên tòa này; Thẩm phán sẽ ra phán quyết trên cơ

sở nội dung buộc tội, nếu xác định có đủ điều kiện, mức hình phạt bị cáo phải chịu

là không quá hai phần ba thời hạn tối đa hoặc mức của loại hình phạt nặng hơn đối

với tội phạm mà điều luật quy định; Bản án được ban hành không thể bị kháng cáo

trong trường hợp không có sự phù hợp giữa tình tiết thực tế và kết luận của bản án

và thủ tục này được áp dụng khá phổ biến ở Liên bang Nga. Mục tiêu chính thủ tục

này là đơn giản hóa các bước trong tố tụng hình sự hay nói cách khác đây là một thủ

tục rút gọn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc của Nhà nước, người tham

gia tố tụng hình sự nhưng vụ án vẫn được giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo công

bằng2

.

Qua nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Nga, tác giả nhận thấy Việt Nam

có nhiều điểm tương đồng với quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự Nga như: ghi

nhận vai trò chủ yếu của cơ quan nhà nước trong phát hiện và xử lý tội phạm; ghi

nhận và tôn trọng các quyền của các bên tham gia tố tụng, nhất là bị cáo, người bị

hại; đề cao tính tranh tụng thông qua việc cho phép các bên bình đẳng trong thu

thập, đánh giá chứng cứ, thông qua việc đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa... Tuy

nhiên, Việt Nam không thừa nhận thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý

1 Khoản 1 Điều 314 BLTTHS Liên bang Nga.

2

“Особый порядок принятия судебного решения при согласии обвиняемого с предъявленным ему

обвинением”, https://wiselawyer.ru/poleznoe/24149-osobyj-poryadok-prinyatiya-sudebnogo-resheniya￾soglasii-obvinyaemogo, truy cập ngày 02/02/2020.

2

với nội dung buộc tội họ. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2015 quy định nhiệm

vụ chính của Bộ luật là đảm bảo “phát hiện chính xác”, “xử lý công minh, kịp thời

mọi hành vi phạm tội”, “không để lọt tội phạm” và “không làm oan người vô tội”;

“bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước”, “quyền và lợi ích

hợp pháp của tổ chức cá nhân”3

,… Nhiệm vụ trên được cụ thể hoá hơn nữa tại Điều

15 của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 thông qua việc quy định trách

nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như: “xác định sự thật của

vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”, trong đó có trách nhiệm “làm rõ

những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và

tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”. Như vậy, việc giải

quyết vụ án hình sự hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước thông qua vai trò

tích cực, chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; bị

can, bị cáo có vai trò thụ động trong quá trình giải quyết vụ án, phụ thuộc rất lớn

vào các cơ quan tiến hành tố tụng và gần như là đối tượng xem xét của các cơ quan

tiến hành tố tụng. Nhà nước không cho phép bị cáo được đưa ra yêu cầu hay thoả

thuận với các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự để nhận được

một lợi ích trong quyết định hình phạt. Như vậy, Việt Nam không thừa nhận thủ tục

đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ không phải là điều

khó hiểu.

Một thủ tục đặc biệt mang ưu điểm của thủ tục rút gọn tại sao không được

nghiên cứu, thừa nhận tại nước ta? Những cơ sở, lý do nào Việt Nam không thừa

nhận thủ tục đặc biệt này? Để trả lời cho những câu hỏi này, tác giả quyết định chọn

đề tài “Thủ tục đặc biệt trong trường hợp bị cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ

trong tố tụng hình sự Liên bang Nga và kinh nghiệm cho Việt Nam”.

Ngoài ra, với tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và nội

dung chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về hoàn thiện thủ tục rút gọn, tạo điều kiện để thủ tục

rút gọn phát huy hiệu quả tối ưu; trong bối cảnh Việt Nam (thực hiện chính sách

tinh giản biên chế, định hướng xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, lượng cán bộ,

công chức ngành tư pháp đang bị thu hẹp; xã hội có nhiều thay đổi, tội phạm nguy

hiểm, tinh vi hơn; trách nhiệm càng tăng, công việc đòi hỏi nhân lực càng nhiều, áp

lực về thiếu hụt nhân lực, vật chất, thời gian đang đè nặng lên các cơ quan tư pháp)

3 Điều 2 BLTTHS Việt Nam 2015.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!