Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thử nghiệm trồng cây chùm ngây tại cơ sở Long Bình thuộc trường ĐH Mở TP.HCM / Nguyễn Thanh Mai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 4
1.Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................... 4
2.Mục tiêu đề tài ................................................................................................................................... 4
3.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 5
1. Giới thiệu cây Chùm ngây [1][6][8][9][13][14] ...................................................................... 5
1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................................................ 5
1.2. Đặc điểm phân loại ............................................................................................................... 6
1.3. Đặc điểm phân bố ................................................................................................................. 6
1.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................................................ 7
1.5. Thành phần hóa học .............................................................................................................. 7
1.6. Thành phần dinh dưỡng ........................................................................................................ 7
2. Công dụng ................................................................................................................................. 9
2.1. Lá cây: ................................................................................................................................... 9
2.2. Hoa Chùm ngây:. .................................................................................................................. 9
2.3. Hạt Chùm ngây:. ................................................................................................................. 10
2.4. Lọc nước: ............................................................................................................................ 10
2.5. Dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh........................................................................................ 10
2.6. Về ứng dụng công nghiệp:. ................................................................................................. 11
2.7. Về khả năng phòng hộ: .......................................................................................................... 11
3. Kỹ thuật gieo ươm và trồng [3] [4] ....................................................................................... 12
3.1. Gieo ươm ............................................................................................................................ 12
3.2. Giâm cành ........................................................................................................................... 13
3.3. Trồng ................................................................................................................................... 14
3.4. Một số sâu bệnh hại chính................................................................................................... 15
4. Thu hoạch lá ........................................................................................................................ 16
5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................................................. 16
5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................................. 16
5.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................................. 18
6. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của cơ sở Long Bình [16] .................................................... 20
6.1. Khí hậu - Thủy văn .............................................................................................................. 21
6.2. Địa hình .............................................................................................................................. 22
6.3. Địa hình Biên Hòa .............................................................................................................. 22
6.4. Các loại đất đai ................................................................................................................... 23
2
CHƯƠNG III: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 24
1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 24
2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 24
3.Cách tiếp cận ........................................................................................................................... 25
3. 1. Thực địa: ........................................................................................................................ 25
3. 2. Điều kiện nghiên cứu phòng thí nghiệm: ........................................................................ 25
4.Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 25
4.1.Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ hạt .............................. 25
4..1.1.Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của hạt cây Chùm ngây................... 26
4.1.2.Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự phát triển của cây Chùm ngây con được
trồng từ hạt ................................................................................................................................. 27
4.2.Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ cành giâm ........................ 27
4.2.1Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây ......... 29
4.2.2.Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm
ngây ............................................................................................................................................ 30
4.2.3.Khảo sát ảnh hưởng của các CĐHTTTV đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm
ngây ............................................................................................................................................ 30
4.3.Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây được trồng thực nghiệm tại cơ sở
Long Bình ....................................................................................................................................... 31
4.2.3..Chuẩn bị đất và trồng cây ra vườn tại khu vực thực nghiệm ............................................ 31
4.2.4.Chăm sóc ........................................................................................................................... 32
4.2.5.Bón phân ............................................................................................................................ 32
4.2.6.Kiểm soát sâu hại............................................................................................................... 33
4.2.7.Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................................... 34
4.2.8.Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây trong quá trình trồng thực
nghiệm bằng 2 loại giống Chùm ngây: từ giâm cành, từ cây giống (gieo hạt): Chiều cao cây,
đường kính cổ rễ, năng suất sinh khối lá tươi, tỷ lệ khối lượng khô/tươi. .................................. 35
4.3.Xây dựng quy trình canh tác trồng cây Chùm ngây tại cơ sở Long Bình ................................ 36
4.4.Xử lý thống kê số liệu thực nghiệm ............................................................................................ 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................................................... 37
1. Khảo sát điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai tại khu Long Bình ............................................. 37
2.Sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ hạt ..................................................... 37
2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của hạt cây Chùm ngây ................................... 37
2.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự phát triển của cây Chùm ngây con được trồng từ
hạt ............................................................................................................................................ 40
3.Sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ cành giâm ..................................... 43
3.1Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây .......................... 43
3
3.2.Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây ......... 45
3.3.Ảnh hưởng của các CĐHTTTV đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây ........... 46
3.3.1.Dung dịch AIB nồng độ 1,25 µMol: ................................................................................. 46
4.Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây được trồng thực nghiệm tại cơ sở Long
Bình .................................................................................................................................................... 49
4.1.Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 .................................... 49
4.1.1 Tỷ lệ sống trong 2 tháng đầu ............................................................................................ 50
4.1.2 Biến động bất thường ....................................................................................................... 50
4.2.Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014 .................................... 50
4.2.1.Các chỉ tiêu sinh trưởng .................................................................................................... 50
4.2.2.2.Chiều cao của cây. .................................................................................... 52
4.2.2.3Đường kính cổ rễ. ....................................................................................... 54
4.2.2.4 Cắt ưu thế ngọn để tạo chồi bên và số chồi mới ............................................................. 55
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 69
1. Nhân giống ............................................................................................................................... 69
2. Trồng và chăm sóc ................................................................................................................... 69
4
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây Moringa oleifera còn gọi là cây Chùm ngây (Việt Nam) hay cây Độ sinh
(Ấn Độ). Moringa chứa hơn 90 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và duy
trì sức khỏe của cơ thể, cao hơn hẳn so với các loại thực phẩm khác. Nhiều tác giả ví
cây Chùm ngây là “thần diệu” hay là loại rau sạch của thế kỷ 21. Cây Moringa đã
được biết đến và dùng nhiều trong hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh
cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ.
Tại Việt Nam, cây Chùm ngây chỉ được nghiên cứu khoảng 5 năm trở lại đây.
Công dụng thực tế của Moringa rất lớn nhưng hiện tại vẫn còn xa lạ đối với đại đa số
người dân. Trồng làm gì? Xuất cho ai? Bán cho ai ? Ai bao tiêu sản phẩm? là câu hỏi
đầu tiên và vô cùng thực tế của nông dân và của tất cả những người muốn đầu tư
trồng cây Chùm ngây. Câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ, mặc dù cây Chùm ngây hết sức
phổ biến tại hơn 80 nước trên thế giới: nó hiện diện trong bữa ăn hằng ngày, nó có từ
chợ rau cải, cửa hàng thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược phẩm.
2.Mục tiêu đề tài
Với mong muốn trồng cây Chùm ngây tại một số diện tích đất trong các cơ sở
của Trường Đại Học Mở TP.HCM, chúng tôi hướng đến các mục đích sau:
+ Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây ở cơ sở Long
Bình – Đồng Nai của Trường ĐH Mở TP.HCM.
+ Lựa chọn điều kiện nhân giống và trồng trọt phù hợp để nhân rộng mô hình
trồng cây Chùm ngây trên quy mô lớn.
3.Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện thí nghiệm nhân giống hữu tính và vô tính cây giống Chùm ngây tại
phòng thí nghiệm Công nghệ Tế bào Thực vật và vườn ươm tại cơ sở Bình Dương.
Trồng thực nghiệm cây Chùm ngây tại cơ sở Long Bình - Đồng Nai
Các số liệu từ thực nghiệm sẽ góp phần chọn cây trồng thích hợp cho cơ sở
Long Bình
5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giới thiệu cây Chùm ngây [1][6][8][9][13][14]
Phân loại Chùm ngây (Moringa oleifera)
Giới Thực vật (Plantae)
Bộ Brassicales
Họ Morigaceae
Chi Moringa
Loài M.oleifera
Tên thường gọi Moringa oleifera Lam, 1785
Tên gọi khác: "cây thần diệu" (Miracle tree), "cây kỳ quan" (Wonder tree),
"cây vạn năng" (Multipurpose tree), "cây độ sinh" (Tree of life, theo quan điểm nhà
Phật), "cây cải ngựa" (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải ngựa, mù
tạt), "cây dùi trống" (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), "cây dầu bel"
(Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil).
1.1. Đặc điểm hình thái
Cây chùm ngây thuộc loại cây gỗ trung bình, cao 5 - 10m. Lá kép lông chim 3
lần, dài 30 - 60cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc, không lông, dài 1,3 - 2cm, rộng
0,3 - 0,6cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa
gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5cm. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá
noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 25 - 30cm, rộng 2cm, khi khô mở thành 3
mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1cm, có 3 cánh mỏng bao
quanh. Cây trổ hoa vào các tháng 1 và 2 hàng năm.
6
Hình 2.1: Hoa và trái của cây Chùm ngây (Nguồn: internet)
1.2. Đặc điểm phân loại
Cây Chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, tên
khoa học Moringa oleifera Lam. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên
bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc
từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma
Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterygospermin cũng từ đây mà
có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small.
Trên thế giới, cây Chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau:
Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Ben-oil tree, Moringa tree, …
Tiếng Pháp: Ben ailé, Moringa ailée, Pois quénique, …
Tiếng Ấn Độ: Sobhan jana, …
1.3. Đặc điểm phân bố
Cây Chùm ngây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây
châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ,
Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malaysia và Philippines.
Hoa của cây Chùm ngây
Trái của cây Chùm ngây
7
Tại Việt Nam, cây Chùm ngây được trồng tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng,
Nha Trang, Bình Thuận vào đến Kiên Giang và tại đảo Phú Quốc.
1.4. Đặc điểm sinh thái
Cây Chùm ngây có khả năng sống từ vùng cận nhiệt đới khô ẩm cho đến vùng
nhiệt đới rất khô. Cây chịu được lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 -
28,5oC và pH 4,5 – 8; chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô.
1.5. Thành phần hóa học
Rễ chứa glucosinolates như 4-(alpha-L-rhamnosyloxy) benzyl glucosinolate
(1%) sau khi chịu tác động của myrosinase, sẽ cho 4-(alpha-L-rhamnosyloxy) benzyl
isothiocyanate. Glucotropaeolin (0.05%) sẽ cho benzyl isothiocyanate.
Hạt chứa Glucosinolates (như trong rễ), có thể lên đến 9% sau khi hạt đã được
khử chất béo. Các acid loại phenol carboxylic như 1-beta-D-glucosyl-2,6-dimethyl
benzoate. Dầu béo (20-50%): phần chính gồm các acid béo như oleic acid (60-70%),
palmitic acid (3-12%), stearic acid (3-12%) và các acid béo khác như behenic acid,
eicosanoic và lignoceric acid.
Lá chứa các hợp chất loại flanonoids và phenolic như kaempferol 3-O-alpharhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3-O-betaglucoside. Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối
kết với các rhamnoside hay glucoside.
1.6. Thành phần dinh dưỡng
Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá tươi và bột lá khô cây Chùm ngây
STT Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng/100gr
Quả tươi Lá tươi Bột lá khô
01 Nước % 86,9 75,0 7,5
02 Calories 26 92 205
03 Protein (g) 2,5 6,7 27,1
04 Chất béo (g) 0,1 1,7 2,3