Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thử nghiệm hiệu quả chủng vi khuẩn Lactic có đồng thời hoạt tính Probiotic và giảm Cholesterol trên mô hình chuột thí nghiệm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ CHỦNG VI KHUẨN
LACTIC CÓ ĐỒNG THỜI HOẠT TÍNH
PROBIOTIC VÀ GIẢM CHOLESTEROL TRÊN
MÔ HÌNH CHUỘT THÍ NGHIỆM
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Minh Trang
Nguyễn Thị Linh Giang
Lê Thị Anh Thiện
Phạm Trần Phương Dung
Người hướng dẫn: ThS. Dương Nhật Linh
TP. Hồ Chí Minh, 2013
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LỜI CÁM ƠN
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn chân thành, em xin cảm ơn đến
Th.S Dƣơng Nhật Linh và Th.S Nguyễn Văn Minh - giảng viên khoa Công
Nghệ Sinh Học, trƣờng ĐH. Mở Tp. Hồ Chí Minh là những ngƣời đã truyền đạt những
kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống, luôn bên cạnh động viên và tạo điều kiện cho
em trong suốt thời gian học đại học và hoàn thành nghiên cứu .
Xin tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học, trƣờng ĐH. Mở
Tp. Hồ Chí Minh. Cảm ơn thầy cô đã luôn tận tình chỉ dạy những kiến thức quý báu
cho em trong 4 năm đại học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến sự giúp đỡ tận tình của thầy
PGS.TS Trần Cát Đông – Trƣởng bộ môn vi ký sinh trùng, các thầy cô cùng toàn thể
các anh chị trong bộ môn dƣợc lý – Trƣờng Đại học Y dƣợc TP.HCM đã hỗ trợ em rất
nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Thuận - giảng viên trƣờng đại
học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn cô Tôn Nữ Tùng Kim-giảng viên khoa Công Nghệ Sinh
học, toàn thể các anh/chị và các bạn phòng sinh học phân tử đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến anh Đan Duy Pháp, ngƣời đã luôn giúp đỡ, truyền đạt
những kiến thức thực tế trong quá trình nghiên cứu. Chị Võ Ngọc Yến Nhi, chị đã
luôn bên cạnh, theo sát và là ngƣời chia sẻ buồn vui trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các anh/chị, các bạn, các em trong phòng thí
nghiệm CN. Vi Sinh, trƣờng ĐH. Mở Tp. Hồ Chí Minh đã luôn giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Và tận đáy lòng, con vô cùng biết ơn gia đình đã là điểm tựa vũng chắc, hỗ trợ,
động viên và tạo điều kiện cho con đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Bình Dƣơng, ngày 21 tháng 04 năm 2013
Phạm Thị Minh Trang
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỤC LỤC
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ PROBIOTIC .........................................................................................2
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................................................... 2
1.1.2. Quá trình chuyển hóa và tác dụng của probiotic........................................................................ 2
1.1.3. Tiêu chí chọn lọc chủng probiotic (Dƣơng Thanh Liêm, 2009) ................................................... 5
1.1.4. Tình hình nghiên cứu probiotic trong và ngoài nƣớc................................................................. 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN LACTIC..........................................................................10
1.3. TỔNG QUAN VỀ CHOLESTEROL................................................................................12
1.3.1. Giới thiệu...................................................................................................................................... 12
1.3.2. Chức năng .................................................................................................................................... 13
1.3.3. Phân loại ...................................................................................................................................... 14
1.3.4. Tổng hợp cholesterol ................................................................................................................... 15
1.3.5. Cơ chế điều hòa lƣợng cholesterol trong máu........................................................................... 16
1.3.6. Bài tiết........................................................................................................................................... 17
1.3.7. Chuyển hóa bởi vi sinh vật.......................................................................................................... 17
1.4. PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH DANH VI SINH VẬT...............................................................18
1.4.1. Định danh vi sinh vật bằng phƣơng pháp truyền thống .......................................................... 18
1.4.2. Định danh vi sinh vật bằng kỹ thuật giải trình tự .................................................................... 18
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................21
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................................22
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................................................22
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................................. 22
2.2.2. Các chủng vi khuẩn thử nghiệm................................................................................................. 22
2.2.3. Môi trƣờng – hóa chất................................................................................................................. 23
2.2.4. Thuốc thử - thuốc nhuộm............................................................................................................ 23
2.2.5. Dụng cụ......................................................................................................................................... 24
2.2.6. Trang thiết bị ............................................................................................................................... 24
2.3. SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM........................................................................................................25
2.3.1. Tái phân lập ................................................................................................................................. 26
2.3.2. Sàng lọc các chủng có khả năng hấp thu cholesterol của tế bào vi khuẩn từ môi trƣờng nuôi
cấy 26
2.3.3. Sàng lọc chủng vi khuẩn có khả năng sinh enzyme BSH ........................................................ 27
2.3.4. Thử khả năng sinh enzym ngoại bào ......................................................................................... 31
2.3.5. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn ............................................................................................... 33
2.3.6. Khả năng chịu pH dạ dày ........................................................................................................... 34
2.3.7. Khả năng chịu mật ...................................................................................................................... 35
2.3.8. Thử khả năng nhạy cảm với kháng sinh(MIC)......................................................................... 36
2.3.9. Kiểm tra khả năng huyết giải .................................................................................................... 37
2.3.10. Định danh bằng kỹ thuật giải trình tự .................................................................................. 37
2.3.11. Xây dựng mô hình gây tăng cholesterol trên chuột ............................................................ 41
2.3.12. Khảo sát khả năng giảm cholesterol...................................................................................... 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................44
3.1. TÁI PHÂN LẬP..................................................................................................................45
3.2. SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG GIẢM
CHOLESTEROL.............................................................................................................................45
3.2.1. Thử nghiệm khả năng giảm cholesterol trong môi trƣờng nuôi cấy ....................................... 45
3.2.2. Định tính khả năng sinh enzyme BSH ....................................................................................... 52
3.2.3. Xác định hoạt tính enzyme BSH................................................................................................. 55
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỤC LỤC
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG iii
3.2.4. Kết quả xác định hoạt độ chung và hoạt độ riêng enzyme BSH của các chủng khảo sát...... 58
3.3. SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI KHUẨN CÓ HOẠT TÍNH PROBIOTIC CAO ..........62
3.3.1. Khả năng sinh enzyme ngoại bào ............................................................................................... 62
3.3.2. Hoạt tính kháng khuẩn ............................................................................................................... 64
3.3.3. Khả năng chịu muối mật............................................................................................................. 68
3.3.4. Khả năng chịu pH dạ dày ........................................................................................................... 70
3.3.5. Kiểm tra khả năng huyết giải ..................................................................................................... 72
3.3.6. THỬ NGHIỆM NHẠY/ KHÁNG KHÁNG SINH.................................................................... 74
3.4. TÓM TẮT KẾT QUẢ SÀNG LỌC ĐỒNG THỜI HOẠT TÍNH PROBIOTIC VÀ
KHẢ NĂNG GIẢM CHOLESTEROL CỦA 39 CHỦNG THỬ NGHIỆM ...............................77
3.5. ĐỊNH DANH BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ....................................80
3.5.1. Tách chiết, PCR và tinh sạch sản phẩm 16S rDNA.................................................................. 80
3.5.2. Kết quả giải trình tự và dựng cây phát sinh loài: ..................................................................... 81
3.6. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TĂNG CHOLESTEROL TRÊN CHUỘT..........85
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................87
4.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................88
4.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................88
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DANH MỤC VIẾT TẮT
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
MT Môi trƣờng
KL Khuẩn lạc
v/p Vòng/phút
TB Tế bào
OD Optical Density
LAB Lactic acid bacteria
HHD Homofermentative-Heterofermentative Differrential
medium
WHO World Health Organization
GRAS Generally recognized as safe
BSH Bile salt hydrolase
LDL Low Density Lipoprotein
HDL High Density Lipoprotein
nm nanomet
16S rDNA Trình tự DNA mã hóa cho RNA ribosome tiểu phần
16S
ANOVA One-way analysis of variance
BLAST Basic Local Alignment Search Tool
bp base pair
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DANH MỤC
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các giống khác nhau của vi khuẩn lactic.......................................................11
Bảng 2.1. Xây dựng đồ thị đƣờng chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ
cholesterol và giá trị OD550............................................................................................26
Bảng 2.2. Xây dựng đồ thị đƣờng chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ taurine
và giá trị OD570 ..............................................................................................................28
Bảng 2.3. Xây dựng đồ thị đƣờng chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ Albumin
và giá trị OD595 ..............................................................................................................29
Bảng 2.4 Thành phần phản ứng PCR ............................................................................39
Bảng 2.5 Chƣơng trình phản ứng PCR..........................................................................39
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt kết quả sàng lọc đồng thời hoạt tính probiotic và khả năng giảm
cholesterol của 10 chủng vi khuẩn ................................................................................78
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Sự tƣơng quan tuyến tính giữa nồng độ cholesterol (µg/mL) và giá trị
OD550..............................................................................................................................46
Đồ thị 3.2 Khả năng giảm cholesterol trong môi trƣờng của các chủng thử nghiệm ...51
Đồ thị 3.3 Khả năng giảm cholesterol trong môi trƣờng của các chủng thử nghiệm ...51
Đồ thị 3.4 Đƣờng tƣơng quan tuyến tính giữa nồng độ taurine (mM) và giá trị OD570 56
Đồ thị 3.5 Đƣờng tƣơng quan tuyến tính giữa nồng độ BSA (µg/0,2mL) và giá trị
OD595..............................................................................................................................57
Đồ thị 3.6 Biểu diễn hoạt độ chung (U/mL) và hoạt độ riêng (U/mg) của các chủng vi
khuẩn .............................................................................................................................61
Đồ thị 3.7 Đồ thị biểu diễn khả năng chịu muối mật của các chủng vi khuẩn..............69
Đồ thị 3.8 Tỉ lệ sống của các chủng thử nghiệm theo thời gian 1, 2 và 3 giờ ở pH 2...71
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DANH MỤC
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ vi sinh vật tồn tại trong hệ thống tiêu hóa .................................................4
Hình 1.2. Mô tả một số ảnh hƣởng của vi khuẩn khi vào cơ thể.....................................5
Hình 1.3. Streptococcus (66).........................................................................................12
Hình 1.4. Lactobacillus (61)..........................................................................................12
Hình 1.5. Công thức cấu tạo cholesterol .......................................................................13
Hình 1.6. Cholesterol hình thành các mảng bám trong mạch máu. ..............................14
Hình 1.7. Cơ chế tổng hợp cholesterol..........................................................................15
Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm............................................................................................25
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm hiệu quả giảm cholesterol........................................42
Hình 3.1. Vi khuẩn trên môi trƣờng MRSA..................................................................45
Hình 3.2. Khả năng sinh enzyme BSH..........................................................................55
Hình 3.3. Khả năng sinh enzyme ngoại bào..................................................................64
Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn với vi khuẩn S.typhi, L. monocytogenes ..................68
Hình 3.5. Kết quả thử tiêu huyết trên thạch máu...........................................................74
Hình 3.6. Thử nghiệm MIC của chủng E16.2 ...............................................................76
Hình 3.7. Kết quả điện di sau phản ứng PCR................................................................80
Hình 3.8 Trình tự của chủng NT1.5 sau khi hiệu chỉnh................................................81
Hình 3.9 Trình tự của chủng E16.2 sau khi hiệu chỉnh.................................................82
Hình 3.10 Trình tự của chủng YK1.1 sau khi hiệu chỉnh .............................................82
Hình 3.12 Cây phả hệ phân tử của 3 chủng định danh..................................................84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẶT VẤN ĐẾ
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Y tế thế giới, bệnh tim mạch vành
là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong và đƣợc dự báo sẽ gia tăng. Ƣớc tính khoảng
17,5 triệu ngƣời chết vì bệnh tim mạch trong năm 2005, chiếm 30% của tất cả các ca
tử vong trên toàn cầu. Trong số các ca tử vong 7,6 triệu là do các cơn đau tim và 5,7
triệu do đột quỵ. Khoảng 80% các ca tử vong xảy ra ở các nƣớc có thu nhập thấp và
trung bình. Nếu xu hƣớng hiện nay đƣợc phép tiếp tục, ƣớc tính đến năm 2015 có 20
triệu ngƣời sẽ chết vì đột quỵ, bệnh tim mạch. Do đó giảm cholesterol trong máu đã và
đang trở thành vấn đề cấp bách, đƣợc khá nhiều các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm và nghiên cứu.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tử vong và nó liên quan
chặt chẽ với việc tăng cholesterol. Vì vậy giảm cholesterol huyết thanh là điều rất quan
trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch (Livia Alm và cs., 1982).
Do đó việc nghiên cứu các phƣơng pháp làm giảm cholesterol trong máu là vấn
đề mà các nhà khoa học quan tâm và theo các nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều
phƣơng pháp làm giảm cholesterol trong máu nhƣ: sử dụng thuốc giúp làm giảm lƣợng
choleterol nhƣ: statins, các loại thuốc ức chế, fibrates, acid bile resin, niacin… nhƣng
khi sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong những năm
gần đây có nhiều nghiên cứu chứng minh bile salt hydrolase (BSH) từ vi khuẩn (
Lactobacillus, Bifidobacterium, Enterococcus,…) có tác dụng làm giảm cholesterol ở
ngƣời và động vật (Ma´ire Begley, 2006; Martin D. và cs., 2006; Pardo I. và cs.,
1992). Sử dụng probiotic chứa vi khuẩn có bile salt hydrolase theo đƣờng uống đã
đƣợc chứng minh giảm đáng kể cholesterol từ 22 – 33% (De Smet I và cs., 1994; De
Smet I và cs., 1995) hoặc ngăn chặn cholesterol cao ở chuột khi cho ăn một chế độ ăn
giàu chất béo.
Đây là vấn đề đang đƣợc các nhà khoa học ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu và
ở Việt Nam, hiện chƣa có nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, trong khi sản phẩm
probiotic có tác dụng làm giảm cholesterol là rất cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ
CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ ĐỒNG THỜI HOẠT TÍNH PROBIOTIC VÀ
GIẢM CHOLESTEROL TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT THÍ NGHIỆM”
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẶT VẤN ĐẾ
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG 2
Chúng tôi thực hiện đề tài với các mục tiêu sau:
- Tái phân lập và sàng lọc các chủng đồng thời có hoạt tính probiotic và giảm
cholesterol.
- Định danh các chủng vi khuẩn theo phƣơng pháp sinh học phân tử.
- Xây dựng mô hình chuột gây tăng cholesterol.
Do thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chƣa thực hiện thử
nghiệm hiệu quả giảm cholesterol của các chủng trên mô hình chuột nhƣ đúng đề
cƣơng đăng ký.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔNG QUAN TÀI LIỆU
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG 1
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔNG QUAN TÀI LIỆU
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ PROBIOTIC
1.1.1. Khái niệm
Năm 1965, Lilly và Stillwell lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ probiotic để mô tả
những chất tiết ra từ vi sinh vật mà có khả năng kích thích sự phát triển của vi sinh vật
khác (Lilly D. M & Stillwell R. H., 1965).
1974, Parker sử dụng thuật ngữ “probiotic” để định nghĩa „ sinh vật và các chất
góp phần cân bằng vi khuẩn đƣờng ruột‟. 1991, probiotic đã đƣợc định nghĩa là vi sinh
vật sống bổ sung vào thức ăn có lợi cho động vật bằng cách cải thiện sự cân bằng hệ
vi khuẩn của nó (Fuler R và cs., 1991).
Cho tới 2002, theo định nghĩa của FAO/WHO, “Probiotic là những vi sinh vật
sống mà khi đƣa vào cơ thể đƣợc kiểm soát, với số lƣợng thích hợp sẽ mang lại hiệu
quả cho vật chủ”. Đây là định nghĩa tổng quát nhất (FAO/WHO, 2001).
Probiotic có lợi khi cân bằng hệ vi sinh vật đƣờng ruột bị biến đổi bằng cách tái
thiết lập hệ cân bằng vi sinh vật đƣờng ruột sau khi bị rối loạn do tiêu chảy, điều trị
kháng sinh và điều trị bằng tia X, tia beta; ức chế sự tăng trƣởng của vi khuẩn có hại,
thúc đẩy tiêu hóa tốt, tăng cƣờng chức năng miễn dịch và tăng khả năng chống nhiễm
trùng (Nguyễn Lân Dũng, 1983).
Ngoài ra, các lợi ích sinh lý khác bao gồm loại bỏ các chất gây ung thƣ, giảm
cholesterol (Maire beggley & cs., 2006; Mai Đàm Linh và cs., 2008), kích thích miễn
dịch và giảm khả năng dị ứng, tổng hợp và tăng cƣờng khả dụng sinh học của các chất
dinh dƣỡng (Christine M. K. và cs., 2009).
1.1.2. Quá trình chuyển hóa và tác dụng của probiotic
1.1.2.1. Hệ vi khuẩn nội sinh và vi khuẩn lactic
Lactic acid bacteria (LAB) là một nhóm vi khuẩn chính bên trong ống tiêu hóa
của con ngƣời có tác dụng tăng cƣờng sức khỏe và quá trình lên men sản xuất acid
lactic. Đa phần chúng đƣợc coi là an toàn (GRAS_generally regarded as safe)
(Christine M. Kalui và cs., 2010). Một số vị trí trong cơ thể tìm thấy sự hiện diện của
vi khuẩn lactic nhƣ là miệng, tai, mũi, hệ hô hấp và đƣờng ruột cùng với ống niệu sinh
dục. Hệ vi sinh vật này tăng cƣờng tiết các chất có lợi cho cơ thể nhƣ vitamin K, B12
và bacteriocin. Vì vậy, chúng góp phần bình ổn hệ vi sinh những khu vực này và
chống các bệnh truyền nhiễm. Những rối loạn của hệ vi khuẩn này do nhiều nguyên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔNG QUAN TÀI LIỆU
SVTH : PHẠM THỊ MINH TRANG 3
nhân nhƣ stress, sử dụng kháng sinh không kiểm soát và những tác động cơ học quá
mức vào các cơ quan hở sẽ dẫn đến những bệnh lý viêm nhiễm dễ dàng hơn. Do đó,
chế độ ăn có bổ sung các vi khuẩn sống có lợi này sẽ nâng cao sức khỏe và giảm nhiều
loại bệnh nguy hiểm. Vi khuẩn lactobacilli đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao miễn dịch, duy trì sự cân bằng vi khuẩn ruột và tránh nhiễm trùng tiêu hóa. Việc
điều tiết miễn dịch là yếu tố quan trọng góp phần kháng viêm, kháng nhiễm và hạn chế
ung thƣ (Paul G. Engelkirk và Gwendolyn R. W. Burton).
Tuy nhiên, ngày nay cơ chế đáp ứng miễn dịch của vi khuẩn lactic vẫn chƣa
đƣợc hiểu biết đầy đủ. Những bằng chứng vách tế bào Lactobacillus bao gồm những
thành phần miễn dịch nhƣ là polysaccharid, peptidoglycan và bacteriocin, là những
chất có khả năng gây đáp ứng miễn dịch (Meydani & Ha, 2000; Cotter và cs, 2005).
Nhiều chủng Lactobacilli làm tăng đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích
nghi qua việc cảm ứng sự trƣởng thành của tế bào DC (dendritic cell) và kích thích
những tế bào miễn dịch để phóng thích các cytokines bao gồm interferon-gamma
(IFN-γ) và interleukin-12 (IL-12) (Perdigon và cs, 1999).