Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu ngân sách nhà nước qua hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Đặng Thị Diệu Linh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẶNG THỊ DIỆU LINH
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LOAN
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: ĐẶNG THỊ DIỆU LINH
Sinh ngày 09 tháng 09 năm 1987 - Tại: Quảng Ngãi
Quê quán: Nghĩa Phú – Tư Nghĩa – Quảng Ngãi
Hiện công tác tại: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
Là học viên cao học khoá: XII của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh.
Mã số học viên: 020112100058
Cam đoan đề tài: “Thu ngân sách Nhà nước qua hệ thống Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn”
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LOAN
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội
dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Ngày tháng 11 năm 2013
Đặng Thị Diệu Linh
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT
TẮT
NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT
1 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2 Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
3 ATM Máy rút tiền tự động
4 BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
5 Cơ quan thu Cơ quan thuế, Cơ quan Hải quan
6 DongABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
7 Eximbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt
Nam
8 Ficombank Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất
9 HDBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố
Hồ Chí Minh
10 HSBC Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Việt Nam
11 KBNN Kho bạc Nhà nước
12 KPI Key Performance Indicator (chỉ số đánh giá thực hiện
công việc)
13
Lienviet
Portbank
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
14 Maritimebank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
15 MBbank Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
16 MHB Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
STT
CHỮ VIẾT
TẮT
NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT
17 Navibank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
18 NHTM Ngân hàng Thương mại
19 NSNN Ngân sách nhà nước
20 OceanBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương
21 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
22 SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (sau hợp nhất)
23 SCB cũ
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (trước hợp
nhất)
24 SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội
25 Southernbank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
26 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
27 TinNghiabank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa
28 Tienphongbank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
29 T-VAN Đơn vị dịch vụ truyền nhận dữ liệu điện tử trung gian
30 Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
31 Vietnam Post Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
32 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
33 VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế
34 VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
STT TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH Trang
Bảng 2.1
Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2012 của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
28
Bảng 2.2
Danh mục các sản phẩm tiền gửi tiêu biểu tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn
31
Bảng 2.3
Danh mục các sản phẩm tiền vay tiêu biểu tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn
36
Bảng 2.4
So sánh số lượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Sài
Gòn và các ngân hàng cùng quy mô tài sản
45
Bảng 2.5
So sánh thời gian triển khai các sản phẩm dịch vụ mới
của Ngân hàng TMCP Sài Gòn với ngân hàng thương
mại Việt Nam
58
Biều đồ
2.1
Số dư huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và các
ngân hàng thương mại Việt Nam
33
Biểu đồ
2.2
Tỷ trọng khách hàng tiền gửi cá nhân và tổ chức tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
34
Biểu đồ
2.3
Cơ cấu huy động tiền gửi theo kỳ hạn của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn
35
Biểu đồ
2.4
Dư nợ cho vay khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn
37
Biểu đồ
2.5
Số dư bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
38
Biểu đồ Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng 39
STT TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH Trang
2.6 năm 2012 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Biểu đồ
2.7
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn và các ngân hàng thương mại Việt Nam.
40
Biểu đồ
2.8
Mạng lưới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
44
Biều đồ
2.9
Tăng trưởng của GDP/Người và thu NSNN qua các năm 49
Biểu đồ
2.10
Doanh số thu ngân sách nhà nước của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
50
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thuế 5
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Hải quan 6
Hình 1.3 Mô hình thu ngân sách nhà nước thông qua hệ thống
ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
20
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn 26
Hình 2.2
Hệ thống Corebanking tại các ngân hàng thương mại
trên thị trường hiện nay
42
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ........................................................................... 1
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..................................... 1
1.1.1. Thu ngân sách Nhà nước .................................................................................. 1
1.1.2. Đặc điểm của thu ngân sách Nhà nước ............................................................ 1
1.1.3. Các khoản thu ngân sách Nhà nước ................................................................. 2
1.1.4. Các Cơ quan thu ngân sách Nhà nước ............................................................. 4
1.2. DỊCH VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG ........................................................................................................................ 7
1.2.1. Vai trò của dịch vụ thu ngân sách Nhà nước quan hệ thống ngân hàng .......... 7
1.2.2. Điều kiện để triển khai dịch vụ thu ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật .................................................................................................................... 10
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai và phát triển dịch vụ thu ngân sách
Nhà nước tại ngân hàng ............................................................................................ 11
1.3. THỰC TẾ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM, BÀI
HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN .................................................................................................................. 18
1.3.1. Thực tế triển khai dịch vụ thu ngân sách Nhà nước tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế ......... 18
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ........ 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN24
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN ............... 24
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn ................................................................................................. 24
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn ............................................................................................................. 28
2.2. THỰC TẾ TRIỂN KHAI CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH
ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN ........................................ 31
2.2.1. Thực tế về việc triển khai các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn ........................................................................................................ 31
2.2.2. Phân tích điều kiện triển khai dịch vụ thu ngân sách Nhà nước tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn theo quy định của pháp luật............................... 41
2.3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.......... 47
2.3.1. Các nhân tố thúc đẩy việc triển khai và phát triển dịch vụ thu ngân sách Nhà
nước ........................................................................................................................ 47
2.3.2. Các nhân tố cản trở việc triển khai và phát triển dịch vụ thu ngân sách Nhà
nước ........................................................................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC THÔNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN ...................................................................................................... 63
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN63
3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN ...................................................................................................... 65
3.2.1. Đăng ký triển khai dịch vụ với Kho bạc Nhà nước và các Cơ quan thu ........ 65
3.2.2. Nhóm giải pháp về nội dung và cách thức triển khai dịch vụ thu ngân sách
Nhà nước ................................................................................................................... 66
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ ................................................................................... 73
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN ...................................................................................................... 79
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và Tổng Cục Hải quan ...................... 79
3.3.2. Đối với Hiệp hội ngân hàng ........................................................................... 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 84
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 85
DANH SÁCH PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa lý thuyết, thực tiễn của đề tài
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Trong đó thu NSNN là tiền đề cần
thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. Trước sự phát triển không ngừng của hệ thống công nghệ và đòi hỏi ngày
càng cao về các phương tiện thanh toán, việc đẩy mạnh phát triển các khoản thu
NSNN qua hệ thống ngân hàng là đòi hỏi tất yếu.
Đối với các NHTM, thu NSNN là một trong những loại hình dịch vụ góp phần
tăng tỷ trọng nguồn thu phí dịch vụ, phát triển thị phần, mở rộng cơ sở khách hàng,
bán chéo các sản phẩm dịch vụ, tăng thêm hình ảnh và thương hiệu ngân hàng,..
Trong thời gian qua, một số Ngân hàng thương mại đã tích cực hưởng ứng và triển
khai dịch vụ thu NSNN. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn chưa được triển khai tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn.
Những nội dung phân tích trên, đã gợi mở cho người viết nghiên cứu đề tài:
“Thu ngân sách Nhà nước qua hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn”
nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất để SCB có thể triển khai dịch vụ thu NSNN một
cách hiệu quả.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
2.1. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN Tỉnh An Giang
giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế [3].
Luận án nêu trên đã lý giải những lý luận cơ bản về quản lý NSNN và các
hình thức quản lý ngân sách của tỉnh An Giang. Đồng thời, trên cơ sở phân tích
thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới, luận án nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
NSNN tỉnh trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong đó, luận án có đề cấp đến các giải pháp quản lý nguồn thu ngân sách như:
tiếp tục đổi mới công nghệ trong quản lý thu NSNN, thực hiện công khai dân chủ
về quy trình công khai và nộp thuế,… (trang 153, 154 của luận án). Tuy nhiên, vì
hướng nghiên cứu của luận án tập trung vào việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN,
do đó đề tài chỉ mới đưa ra giải pháp chung chung về việc đổi mới quản lý thu
NSNN. Kế thừa những phân tích, nhận định làm sáng tỏ bản chất, chức năng, vai
trò của NSNN, các quan điểm về hiệu quả quản lý NSNN, cơ chế phân cấp quản lý
NSNN của luận án, Người viết đưa những nội dung trên vào nhận định trong đề tài
nghiên cứu về “Thu NSNN qua hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn”.
2.2. Phi Nga (2009), Thí điểm thu NSNN qua hệ thống ngân hàng Công thương
Việt Nam, Tạp chí ngân hàng [4].
Bài viết nêu ra các nhận định, đánh giá thực tế sau gần 3 tháng triển khai thí
điểm dịch vụ thu NSNN qua hệ thống Vietinbank – ngân hàng đầu tiên triển khai
dịch vụ này tại Việt Nam. Bài viết thể hiện rõ lộ trình triển khai, công tác chuẩn bị,
thuận lợi và khó khăn Vietinbank đã gặp phải trong quá trình thực hiện dịch vụ.
Đây là những kinh nghiệm quý báu được các ngân hàng thương mại kế thừa và phát
huy. Đề tài này cũng đã kế thừa kinh nghiệm trên khi áp dụng cho ngân hàng
TMCP Sài Gòn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế triển khai dịch vụ tại SCB, từ đó đánh giá điều kiện triển
khai dịch vụ thu NSNN và giải pháp thúc đẩy triển khai dịch vụ này thông qua hệ
thống SCB.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ứng dụng việc thu NSNN vào hệ
thống SCB dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức của Ngân hàng.
Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực tế về việc triển khai sản phẩm dịch vụ
tại SCB từ đầu năm 2012 (sau thời điểm hợp nhất) đến hết Quý 3 năm 2013 và điều