Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thụ lý vụ việc dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGA
THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGA
THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Lê Thị Nga, là tác giả Luận văn cao học Luật, với đề tài “Thụ lý vụ
việc dân sự”.
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến. Luận văn có kế
thừa các tư tưởng, kết quả nghiên cứu của những người đi trước.
Mọi thông tin, số liệu, kết luận được sử dụng trong Luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những thông tin, số liệu mang
tính chất cá nhân nếu được trích dẫn, sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và học
tập, ngoài ra không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm
về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả
Lê Thị Nga
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự BLDS
Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, BLTTDS 2004
được sửa đổi bổ sung năm 2011
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Nghị quyết
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 03/2013/NQ-HĐTP
Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Nghị quyết
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 05/2012/NQ-HĐTP
Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP của Nghị quyết
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 06/2012/NQ-HĐTP
Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 27-LCT/HDDNN8 Pháp lệnh năm 1989
ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 Pháp lệnh năm 1994
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động Pháp lệnh năm 1996
năm 1996
Tòa án nhân dân TAND
Viện kiểm sát nhân dân VKSND
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Sơ đồ từ khi nhận đơn đế khi thụ lý vụ việc dân sự.
Sơ đồ 2. Sơ đồ thụ lý vụ việc dân sự.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Số liệu thụ lý vụ việc dân sự từ năm 2005 đến năm 2014 trong cả
nước.
Bảng 2. Biểu đồ thể hiện thụ lý vụ việc dân sự từ 2006 đến 2015 của TAND
tỉnh Đồng Nai.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 1. Thụ lý vụ việc dân sự từ 2005 đến 2014
Biều đồ 2. Thụ lý vụ việc dân sự từ 2006 đến 2015 của Tòa án nhân dân tỉnh
Đồng Nai.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ.....6
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thụ lý vụ việc dân sự..............................................6
1.1.1. Khái niệm thụ lý vụ việc dân sự.............................................................6
1.1.2. Đặc điểm của thụ lý vụ việc dân sự. .....................................................10
1.2. Ý nghĩa của thụ lý vụ việc dân sự. ..............................................................11
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về thụ lý vụ việc dân sự từ năm 1945 đến
nay.....................................................................................................................14
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 31/12/1989................................................14
1.3.2. Giai đoạn từ 01/01/1990 đến 31/12/2004..............................................16
1.3.3. Giai đoạn từ 01/01/2005 đến nay..........................................................18
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH .......23
2.1. Thẩm quyền thụ lý vụ việc dân sự...............................................................23
2.1.1. Thẩm quyền theo vụ việc .....................................................................23
2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp...........................................................27
2.1.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ..................................................33
2.2. Điều kiện thụ lý vụ việc dân sự...................................................................33
2.2.1. Chủ thể khởi kiện, yêu cầu, kháng cáo, kháng nghị phải có quyền khởi
kiện, yêu cầu, kháng cáo, kháng nghị.............................................................33
2.2.2. Việc khởi kiện, yêu cầu, kháng cáo, kháng nghị phải đảm bảo thời hiệu,
thời hạn theo quy định của pháp luật..............................................................38
2.2.3. Vụ việc dân sự chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật ..........................................................................................42
2.2.4. Hình thức, nội dung khởi kiện, yêu cầu, kháng cáo, kháng nghị phải tuân
theo quy định của pháp luật ...........................................................................43
2.2.5. Người khởi kiện, yêu cầu phải nộp tạm ứng án phí, lệ phí....................48
2.3. Thủ tục thụ lý vụ việc dân sự ......................................................................51
2.3.1.Thủ tục thụ lý vụ việc dân sự ở cấp sơ thẩm..........................................51
2.3.2.Thủ tục thụ lý vụ việc dân sự ở cấp phúc thẩm......................................58
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ..................................................................64
3.1. Thực tiễn thụ lý vụ việc dân sự ...................................................................64
3.2. Những bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ việc dân
sự.......................................................................................................................67
3.2.1. Về việc xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý và thủ tục thụ lý khi
người khởi kiện không biết nơi cư trú hiện tại của bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan..........................................................................................67
3.2.2. Về xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý để giải quyết vụ việc dân sự
khi phát sinh người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự ở nước
ngoài trước khi TAND cấp huyện thụ lý nhưng họ chỉ tham gia tố tụng sau khi
Tòa án thụ lý..................................................................................................68
3.2.3. Về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh thụ lý giải quyết vụ việc dân sự
thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện........................................................71
3.2.4. Về hậu quả pháp lý của việc không cung cấp bổ sung chứng cứ kèm theo
đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. .........................................................74
3.2.5. Về chấp nhận hay không chấp nhận gia hạn thời hạn đưa ý kiến của
người được thông báo về việc thụ lý vụ việc dân sự.......................................76
3.2.6. Về thụ lý yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập bổ
sung...............................................................................................................76
3.2.7. Về quy định người ký tên trong đơn kháng cáo ..................................80
3.2.8. Về trường hợp kháng nghị quá hạn ......................................................80
Kết luận chung.....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thụ lý vụ việc dân sự là bước đầu trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, là
việc Tòa án nhận đơn yêu cầu xem xét, giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thụ lý vụ việc dân sự có mối quan hệ
mật thiết với các hoạt động tố tụng khác. Sau khi thụ lý thì Tòa án tiến hành giải
quyết vụ việc, hay nói một cách khác, lúc này Tòa án đã nhận trách nhiệm giải
quyết và sẽ tính thời hạn, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền giải quyết những vụ
việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Tuy nhiên,
để giải quyết những vụ việc này, Tòa án phải thụ lý, xem xét các điều kiện thụ lý.
Thụ lý là giai đoạn quan trọng, cần thiết, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc
dân sự, nếu làm tốt thụ lý vụ việc dân sự sẽ tạo tiền đề giải quyết vụ việc nhanh
chóng và hiệu quả. Nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 chỉ có một điều luật trực
tiếp quy định về thụ lý vụ án dân sự nhưng trên thực tế thụ lý vụ việc dân sự trải
qua nhiều bước và gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Kết quả thi hành 10 năm cho thấy, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã góp
phần quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng tố tụng dân sự
dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong hoạt động tố tụng dân sự
1
. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc
thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 cũng cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế
và vướng mắc trong công tác giải quyết nói chung và thụ lý vụ việc dân sự nói
riêng, cần được khắc phục như: vẫn còn tình trạng đơn khởi kiện, yêu cầu tồn đọng,
quá thời gian quy định mà không được xem xét, thụ lý; chất lượng công tác thụ lý
vụ việc dân sự chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, vẫn còn tình trạng thụ lý sai thẩm
quyền; khiếu nại đối với trả lại đơn khởi kiện, yêu cầu, chuyển đơn cho Tòa án có
1 Nguyễn Thị Hoài Phương (2016), “Tổng quan về Bộ luật tố tụng dân sự 2015”, Bình luận những điểm mới
trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr 01.
2
thẩm quyền, thụ lý quá thời hạn còn nhiều, gây tốn kém thời gian, công sức cho cả
người khởi kiện, yêu cầu và Tòa án.
Những hạn chế, bất cập trên có nguyên nhân do pháp luật tố tụng dân sự còn
bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Nhiều quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
2004 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như: Các quy định về thẩm quyền thụ lý vụ
việc dân sự của chưa hợp lý; hậu quả của việc không cung cấp được tài liệu, chứng
cứ kèm theo đơn khởi kiện, trình tự, thủ tục thụ lý yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản
tố, yêu cầu độc lập bổ sung cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Những bất cập,
hạn chế nêu trên của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 không những ảnh hưởng đến
việc bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, mà còn
ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án, đến sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Để hạn chế những bất cập của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 nói chung và
các quy định về thụ lý vụ việc dân sự nói riêng Quốc hội đã ban hành Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 đã khắc phục được một số hạn chế của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 về thụ lý vụ việc dân sự. Tuy nhiên, các quy định về thụ lý vụ việc dân sự
trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 vẫn chưa thật sự hoàn thiện.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong
thụ lý vụ việc dân sự, tác giả chọn đề tài “Thụ lý vụ việc dân sự” làm đề tài tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thụ lý vụ việc dân sự không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý nói
chung và trong Bộ luật Tố tụng dân sự nói riêng. Khi nói tới thụ lý vụ việc dân sự
có một số bài viết như:
- Đoàn Đức Lương (1999), “Một số ý kiến về thụ lý vụ án dân sự”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 2. Bài viết chỉ đề cập đến thụ lý vụ án dân sự mà không phải là
thụ lý vụ việc dân sự nói chung
- Nguyễn Thị Hương (2011), “Những quy định mới về khởi kiện và thụ lý vụ
án dân sự theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 19. Bài viết chỉ nói về những điểm mới của thụ lý vụ án
dân sự theo luật sửa đổi.
- Lê Công Hải (2011), “Một số ý kiến về thủ tục tố tụng của cấp sơ thẩm khi
thụ lý vụ án dân sự do bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân
3
dân, số 22. Bài viết chỉ đề cập đến thủ tục thụ lý vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm do bản
án bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm mà không phải là thụ lý vụ việc dân sự nói
chung.
Ngoài ra, cuốn “Bình luận những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015” do tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương chủ biên cũng có đề cập đến thụ lý vụ
việc dân sự. Tuy nhiên, cuốn sách này bình luận chung về những điểm mới của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 mà không
viết riêng về thụ lý vụ việc dân sự.
Nhìn chung, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về thụ lý
vụ việc dân sự.
3. Mục đích, đối tượng và giới hạn nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu nhằm phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật về
thụ lý vụ việc dân sự, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành các quy định
của pháp luật trong lĩnh vực này. Từ đó đưa ra kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật
góp phần làm cho các quy định của pháp luật thực sự phù hợp với thực tiễn, nhằm
bảo đảm ngày một tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá
nhân, góp phần ổn định trật tự xã hội và sự phát triển kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về thụ lý vụ việc dân sự, có cập nhật
các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đề tài thụ lý vụ việc dân sự. Ở đề
tài này, tác giả nghiên cứu thụ lý vụ án dân sự và thụ lý việc dân sự ở hai hai đoạn
sơ thẩm và phúc thẩm, nghiên cứu về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục thụ lý và
những vướng mắc của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ việc dân sự. Phạm vi
nghiên cứu của tác giả là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp liệt kê, phân tích,
tổng hợp, so sánh, lấy ý kiến chuyên gia, xây dựng bảng hỏi và thống kê.
Phương pháp liệt kê: Liệt kê quy định của pháp luật trong các thời kỳ, các quy
định trong các văn bản pháp luật khác nhau quy định về thụ lý vụ việc dân sự.
Phương pháp phân tích: Phân tích các quy định của pháp luật, làm rõ từng quy
định cụ thể để hiểu rõ các quy định, để có thể hiểu được bản chất của từng quy định.
4
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các vấn đề đã triển khai, tổng hợp các quy
định về thụ lý vụ việc dân sự.
Phương pháp so sánh: So sánh các quy định của pháp luật về thụ lý vụ án dân
sự và thụ lý việc dân sự; so sánh giữa thụ lý vụ việc dân sự sơ thẩm và thụ lý vụ
việc dân sự phúc thẩm; So sánh giữa pháp luật thụ lý vụ việc dân sự theo Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong những tình huống cụ thể mà pháp
luật tố tụng dân sự chưa quy định rõ ràng, gây ra những tranh cãi cho thụ lý vụ việc
dân sự trên thực tế thì tác giả dùng phương pháp chuyên gia.
Phương pháp xây dựng bảng hỏi: Về một số vấn đề còn vướng mắc, tác giả
xây dựng bảng hỏi để khảo sát ý kiến của các đối tượng được khảo sát, từ đó đưa ra
ý kiến cá nhân.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu về số
lượng các vụ việc dân sự đã thụ lý và giải quyết. Phân tích các số liệu trên, từ đó
đánh giá về tính phù hợp với thực tế của các quy định pháp luật và sự hiệu quả của
việc thụ lý vụ việc dân sự.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đưa ra các khái niệm khoa học (mới) về vụ việc dân sự, thụ lý vụ việc dân
sự.
- Đưa ra những vấn đề chung về thụ lý vụ việc dân sự, lịch sử phát triển của
pháp luật về thụ lý vụ việc dân sự qua các thời kỳ.
- Đưa ra những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2004 về thụ lý vụ việc dân sự.
- Đưa ra những vấn đề chưa hoàn thiện của pháp luật tố tụng dân sự, những
vướng mắc thực tế do những quy định pháp luật chưa hoàn thiện gây ra, từ đó đưa
ra những kiến nghị có tính chất tham khảo đối với việc xây dựng pháp luật và ban
hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Giá trị ứng dụng của đề tài: Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện khoa
học pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ việc dân sự, đưa ra những kiến nghị giúp
cho việc ban hành pháp luật và thụ lý vụ việc dân sự trên thực tế phát huy hiệu quả.
5
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thụ lý vụ việc dân sự.
Chương 2. Quy định của pháp luật hiện hành về thụ lý vụ việc dân sự.
Chương 3. Thực tiễn thụ lý vụ việc dân sự và một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật.
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ
1.1.Khái niệm, đặc điểm của thụ lý vụ việc dân sự
1.1.1. Khái niệm thụ lý vụ việc dân sự
Khái niệm vụ việc dân sự
Quyền con người là một quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ. Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân và cụ thể hóa tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp
và pháp luật”. Một trong những quyền luật định cơ bản của con người là quyền
được bảo vệ trước pháp luật, khởi kiện và tranh tụng trước Tòa án để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Thừa nhận quyền tố tụng dân sự của
con người đồng nghĩa với việc nhà nước thừa nhận trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước mà cụ thể là Tòa án trong việc thực hiện các thủ tục để giải quyết yêu cầu đó.
Nhà nước quy định trong văn bản pháp luật các công việc mà Tòa án phải thực hiện
khi cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu. Thủ tục đầu tiên mà Tòa án phải thực hiện để
giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực dân sự phát sinh trong xã hội, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân là thụ lý các vụ việc dân sự.
Vụ việc dân sự là cách gọi chung của vụ án dân sự và việc dân sự2
. Khi nói
đến vụ án dân sự là nói đến tranh chấp dân sự nói chung (bao gồm tranh chấp dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động). Tranh chấp là tình
trạng xung đột về lợi ích giữa ít nhất từ hai chủ thể trở lên. Khi có sự xung đột về
lợi ích giữa các chủ thể mà các chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án,
được Tòa án thụ lý thì làm phát sinh vụ án dân sự. Vụ án dân sự là đối tượng của
thủ tục thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án.
Theo Điều 311 BLTTDS 2004 thì “Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ
chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công
nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân
2 Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.