Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
THU HÚT NGƢỜI LAO ĐỘNG THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI
TỈNH LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
THÁI NGUYÊN, 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
THU HÚT NGƢỜI LAO ĐỘNG THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI
TỈNH LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH
THÁI NGUYÊN, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Thu hút người lao động tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện tại Tỉnh Lào Cai" là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phỏng Đào tạo của Trường ĐH Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Thu
hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Tỉnh Lào Cai .
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp của
thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình nghiên cứu hoàn
thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2020
Tác giả
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................3
5. Kết cấu luận văn..................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN .................................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện........................................................5
1.1.1. Tổng quan về bảo hiểm xã hội..........................................................................5
1.1.2. Tổng quan về bảo hiểm xã hội tự nguyện.......................................................11
1.2. Kinh nghiệm về thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện................24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................31
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................35
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................36
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao
động tỉnh Lào Cai......................................................................................................36
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu hút người lao động tham gia BHXH tự
nguyện .......................................................................................................................38
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT NGƢỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI TỈNH LÀO CAI.................................................... 40
iv
3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai ..............................................40
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai...........................................................40
3.1.2. BHXH tỉnh Lào Cai ........................................................................................42
3.2. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại tỉnh Lào
Cai .............................................................................................................................44
3.2.1 Số lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện tại Lào Cai………………….39
3.2.2 Mức phí tham gia BHXH tự nguyện của người lao động................................52
3.2.3 Số năm tham gia bảo hiểm tự nguyện của người lao động..............................54
3.2.4. Doanh thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...................55
3.3 Thực trạng thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh
Lào Cai ......................................................................................................................57
3.3.1. Tổ chức mạng lưới đại lý bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Lào Cai ...............57
3.3.2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Lào Cai
...................................................................................................................................59
3.3.3 Đào tạo đại lý bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................................................61
3.3.4 Tổ chức chi trả đúng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người
lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai............................................................................63
3.3.5. Khảo sát người lao động về chính sách BHXH tự nguyện .............................65
3.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện tại tỉnh Lào Cai...................................................................................81
3.4.1.Các nhân tố khách quan ...................................................................................81
3.4.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................85
3.5. Đánh giá chung thực trạng thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện tại tỉnh Lào Cai.............................................................................................87
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP THU HÚT NGƢỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI TỈNH LÀO CAI.................................................... 91
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút người lao động tham gia Bảo hiểm
xã hội tự nguyện tại tỉnh Lào Cai..............................................................................91
4.1.1. Quan điểm thu hút đối tượng tham gia BHXH tự nguyện..............................91
4.1.2. Định hướng thu hút đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ............................92
v
4.1.3. Mục tiêu ..........................................................................................................93
4.2. Các giải pháp thu hút người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại
tỉnh Lào Cai...............................................................................................................94
4.2.1 Tăng cường hoạt động tuyên truyền ................................................................94
4.2.2 Mở rộng chế độ BHXH tự nguyện cho người lao động...................................97
4.2.3 Điều chỉnh mức phí BHXH tự nguyện cho người lao động ............................99
4.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực BHXH ................................................100
4.2.5 Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ BHXH tự nguyện..................................90
4.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai BHXH tự nguyện.91
4.3. Kiến nghị............................................................................................................92
4.3.1. Kiến nghị đối với Ngành BHXH Việt Nam....................................................92
4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước............................................................................93
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 94
PHỤ LỤC................................................................................................................................ 99
Phụ lục 01................................................................................................................................ 99
Phụ lục 02..............................................................................................................................102
Phụ lục 03..............................................................................................................................104
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BHXH
BLĐTBXH
CNTT
HĐND
NLĐ
NSDLĐ
NSNN
NQ-TW
UBND
Bảo hiểm xã hội
Bộ lao động thương bình xã hội
Công nghệ thông tin
Hội đồng nhân dân
Người lao động
Người sử dụng lao động
Ngân sách nhà nước
Nghị quyết – Trung ương
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 2.1: Quy ước đánh giá trong thang đo Likert ..................................................35
Bảng 3.1: Số lượng lao động tham gia BHXH tại tỉnh Lào Cai ...............................48
Bảng 3.2: Số lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện theo lĩnh vực hoạt động .50
Bảng 3.3: Số lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện theo địa bàn....................51
Bảng 3.4: Mức phí tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tỉnh Lào Cai ...53
Bảng 3.5: Thời gian tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tỉnh Lào Cai .54
Bảng 3.6: Doanh thu phí BHXH tự nguyện tỉnh Lào Cai.........................................46
Bảng 3.7: Doanh thu phí BHXH tự nguyện theo kế hoạch và thực tế thực hiện......56
Bảng 3.8: Hệ thống đại lý BHXH tự nguyện tỉnh Lào Cai.......................................58
Bảng 3.9: Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH..............................60
Bảng 3.10: Chi trả chế độ hưu trí cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện tỉnh Lào Cai
...............................................................................................................63
Bảng 3.11: Chi trả chế độ tử tuất cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện tỉnh Lào Cai
...............................................................................................................65
Bảng 3.12: Khảo sát cán bộ BHXH về hoạt động tuyên truyền ...............................66
Bảng 3.13: Khảo sát cán bộ BHXH về hoạt động hỗ trợ, chăm sóc đối tượng BHXH
tự nguyện ...............................................................................................66
Bảng 3.14: Khảo sát cán bộ BHXH về hệ thống đại lý BHXH tự nguyện...............67
Bảng 3.15: Khảo sát cán bộ BHXH về thủ tục, quy trình cung cấp BHXH tự nguyện
...............................................................................................................68
Bảng 3.16: Đặc điểm NLĐ đang tham gia BHXH tự nguyện tham gia khảo sát .....70
Bảng 3.17: Khảo sát về mức độ đáp ứng của chính sách BHXH tự nguyện ............72
Bảng 3.18: Khảo sát về khả năng hộ trợ, chăm sóc đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện ...................................................................................................73
Bảng 3.19: Khảo sát về sự hài lòng của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tỉnh
Lào Cai ..................................................................................................74
Bảng 3.20: Sự tin tưởng của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đối với cơ quan
bảo hiểm ................................................................................................76
Bảng 3.21: Đặc điểm người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện tham gia
viii
khảo sát..................................................................................................77
Bảng 3.22: Khảo sát người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện tỉnh Lào Cai
...............................................................................................................79
Bảng 3.23: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại tỉnh Lào Cai theo trình độ học
vấn .........................................................................................................83
Bảng 3.24: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại tỉnh Lào Cai theo thu nhập ..84
Bảng 3.25: Đội ngũ cán bộ BHXH tình Lào Cai ......................................................86
Bảng 4.1: Chế độ BHXH tự nguyện cho người lao động .........................................98
Bảng 4.2: Kế hoạch bổ sung biến chế CBCC BHXH tỉnh Lào Cai..........................88
HÌNH
Hình 3.1: Tỷ lệ doanh thu phí BHXH tự nguyện của NLĐ tỉnh Lào Cai.................46
Hình 3.2: Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện tỉnh Lào Cai ..............56
Hình 3.3: Hệ thống đại lý cung cấp dịch vụ BHXH tự nguyện ................................57
Hình 3.4: Hoạt động đào tạo đại lý BHXH tỉnh Lào Cai..........................................62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một hợp phần quan trọng trong chính
sách BHXH, thể hiện chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đảm
bảo an sinh xã hội. Tham gia BHXH tự nguyện đảm bảo an sinh cho người lao động
khi hết tuổi lao động, không còn khả năng lao động được Quỹ BHXH chi trả lương
hưu, đảm bảo thu nhập và ổn định cuộc sống, đồng thời, chính sách này cũng thể
hiện sự tích cực, chủ động của người lao động về tự an sinh cho chính bản thân
mình, góp phần chia sẻ cộng đồng và phát triển xã hội. Luật BHXH sửa đổi bổ sung
được quốc hội khóa XIII thông qua tại kì họp thứ tám và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2016, trong đó có những thay đổi theo hướng mở rộng, nâng cao quyền
tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động
như: không khống chế tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện; hạ mức thu nhập tối
thiểu làm căn cứ đóng; linh hoạt trong phương thức đóng; hỗ trợ tiền đóng cho
người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, với yêu cầu
đổi mới, cải cách về bảo hiểm xã hội phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải
cách chính sách bảo hiểm xã hội với mục tiêu tổng quát là: Cải cách chính sách bảo
hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã
hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục
tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa
dạng, đa tầng, hiện đại…Trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, nông
dân và lao động tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động
trong độ tuổi; đến năm 2025 đạt khoảng 2,5% và đến năm 2030 đạt khoảng 5%...Vì
vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm xã hội tự nguyện là một vấn
đề cấp bách và cơ bản của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, người lao động với
tư cách vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của chính sách bảo hiểm xã hội.
Theo báo cáo kết quả hoạt động, năm 2019, BHXH tỉnh Lào Cai đã đã hoàn
thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao: Công tác phát triển
2
đối tượng cơ bản đã duy trì và hoàn thành chỉ tiêu được giao, đặc biệt năm 2019, là
năm đột phá trong phát triển BHXH tự nguyện tăng 2.276 người (tăng 109,63% so
với năm 2018). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện ở tỉnh Lào Cai vẫn còn một số hạn chế như: số đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện còn tương đối thấp (tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện tại
tỉnh Lào Cai, chỉ chiếm 6,59%), chưa tương xứng với tiềm năng; hiện nay số người
tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là lao động đã đóng BHXH bắt buộc nay tiếp
tục đóng để hưởng lương hưu, mức đóng BHXH tự nguyện của NLĐ trên địa bàn
đều đóng ở mức thấp nhất 154.000 đồng/tháng; sự phân bố dân cư rải rác, nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, dẫn đến những rào cản về ngôn ngữ, gây
khó khăn trong quá trình tuyên truyền, vận động, đặc biệt, thu nhập của người dân
còn thấp là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện và công tác tuyên truyền, phát triển đối tượng…
Mặc khác, Lào Cai là tỉnh miền núi, lực lượng lao động tự do chiếm tỉ lệ cao,
người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc làm không ổn định, thu nhập thấp
thường chỉ đủ đảm bảo nhu cầu của cuộc sống. Do đó, để đưa chính sách BHXH tự
nguyện đến với người dân trên địa bàn tỉnh thật không dễ dàng. Bên cạnh đó, với
định hướng chính trị thực hiện “BHXH toàn dân” được khẳng định tại Nghị quyết
số 28-NQ/TW, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đóng một
vai trò quyết định, then chốt trong quá trình mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo
hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, góp phần đảm bảo an
sinh xã hội của đất nước, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công tác
phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vấn đề
làm thế nào để thu hút người dân trên địa bàn tham gia BHXH tự nguyện, đó là lý
do tác giả chọn đề tài: “Thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện tại
tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tình hình tham gia BHXH tự nguyện và thực trạng công tác
thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai, phân tích