Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011 và triển vọng 2012
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011 và triển vọng 2012
Trong năm 2011, với những biện pháp thắt chặt tài khóa và tiền tệ theo Nghị quyết 11/NQ-CP, việc điều hành
ngân sách nhà nước đứng trước những thách thức không nhỏ. Bài viết nhìn lại một số nét khái quát về tình
hình thu, chi ngân sách năm 2011 và những bài học nhằm vượt qua những thách thức của giai đoạn tới.
Bối cảnh kinh tế năm 2011
Việt Nam bước vào năm 2011 với những kết quả khả quan của năm 2010. Tuy nhiên, những biến động của tình hình
kinh tế trong và ngoài nước đã không diễn ra như dự kiến. Khủng hoảng xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông đã tác
động mạnh tới giá dầu mỏ thế giới - mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến giá cả nhiều loại sản phẩm và dịch vụ trong nền
kinh tế như điện, vận tải. Các gói kích cầu trên toàn thế giới đã bộc lộ mặt trái, khiến nhiều nước phải đối mặt với
việc lạm phát gia tăng. Khủng hoảng nợ công châu Âu đặc biệt ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng tác động
tiêu cực tới kinh tế toàn cầu.
Trong nội tại nền kinh tế Việt Nam, những vấn đề như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, lạm phát cao, năng suất
lao động kém, thâm hụt thương mại ngày càng cao… vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Ngay từ đầu năm 2011 chỉ số
giá tiêu dùng theo tháng liên tục tăng vượt mức 1,5%/ tháng và đạt đỉnh điểm vào tháng 4/2011 với mức tăng lên
đến 3,32%.
Trước những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ lạm phát cao, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
11/NQ-CP (Nghị quyết 11) về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo
an sinh xã hội. Chính sáchtiền tệ và tài khóa chặt chẽ là những giải pháp quan trọng được thực hiện nhằm đáp ứng
mục tiêu của Nghị quyết 11. Hàng loạt các biện pháp về chính sách tiền tệ được thực hiện như: giữ tốc độ tăng
trưởng tín dụng dưới 20% năm 2011, tổng phương tiện thanh toán tăng 15-16%, hạn chế tín dụng phi sản xuất, tăng
lãi suất tái chiết khấu… Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, địa phương thực hiện tăng thu, giảm chi, thực hiện tiết kiệm
10% chi thường xuyên, cắt giảm và điều chỉnh các khoản chi đầu tư. Nghị quyết 11/CP cũng đề ra các biện pháp
khuyến khích xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu trong năm 2011 ở mức 16 % tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kết quả bước đầu của việc thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ là tốc độ tăng giá tính theo tháng đã giảm dần kể
từ tháng 4/2011. Thâm hụt thương mại từ mức 1,41 tỷ USD vào tháng 3/2011 đã giảm xuống, tính đến hết tháng
11/2011 cũng chỉ là 8,9 tỷ USD (bằng 10,2% kim ngạch xuất khẩu). Dự báo, thâm hụt thương mại của cả năm cũng
sẽ xấp xỉ con số này. Tổng kim ngạch cả nhập và xuất khẩu đều tăng khá mạnh so với năm 2010 (ước tính giá trị
kim ngạch xuất khẩu 2011 sẽ tăng khoảng 28%, nhập khẩu tăng 22% so với năm 2010). Đây là thuận lợi cho thu
NSNN từ hoạt động ngoại thương.
Tuy nhiên, các giải pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ cũng có hiệu ứng phụ. Đó là tổng cung suy giảm biểu hiện qua
số liệu về tốc độ tăng GDP năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 và cả năm 2008. Ước tính, GDP 9 tháng đầu năm
nay tăng 5,57%, thấp hơn 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2010. Song, có thể thấy một xu hướng khả quan
hơn khi GDP theo quý đang tăng dần: Quý I tăng 5,43%, quý II tăng 5,67%, quý III tăng 6,11%. Dự báo, GDP quý
IV/2011 có thể đạt mức 6,5% và GDP cả năm có thể đạt 6%. Mức tăng này cho thấy dù gặp bất ổn nhưng kinh tế