Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỜI KỲ HẬU HỆ THỐNG BRETTON WOODS.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THỜI KỲ HẬU HỆ THỐNG BRETTON WOODS
I. CÚ SỐC DẦU HỎA ĐẦU TIÊN
1. Nguyên nhân
Tình hình chính trị bất ổn và thiếu hụt dầu dường như đã trở thành “cơ duyên” của
“khủng hoảng dầu mỏ”. Nhưng sự thực có phải chỉ đơn giản như vậy không? Thời gian
xảy ra “khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất” trùng hợp hay lại khá khớp với với thời gian
các nước Arập khởi động “vũ khí dầu mỏ”,tẩy chay chống lại Mỹ và Israel
Hơn nữa, nguyên nhân sâu xa là vào tháng 8 năm 1971, tổng thống tạm nhiệm
Nixon tuyên bố “chính sách kinh tế mới”, chính sách tiền tệ đặt trọng tâm vào đồng USD
theo “hệ thống Bretton Woods” được thiết lập sau chiến tranh thế giới đã phá sản, nước
Mỹ không tiếp tục theo đuổi việc đáp ứng các nghĩa vụ đổi USD thành vàng cho các nước
khác. Hậu quả trực tiếp của việc đồng đô la tách rời khỏi vàng là: đô la rớt giá thảm hại,
giá hàng công nghiệp tăng vọt. Các nước OPEC, chủ yếu là các nước vùng Vịnh, vốn lệ
thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô đổi lấy đô la Mỹ để mua những mặt hàng công nghiệp và
lương thực cần dùng.
“Chính sách kinh tế mới” Nixon tung ra khiến đô la dầu mỏ của họ rớt giá, ngoại
trừ việc tăng giá dầu, các nước này không còn đường nào khác. Tháng 10 và tháng 12 năm
1973, 6 thành viên vùng Vịnh của OPEC liên tiếp 2 lần nâng giá dầu thô, từ mức 3,01
USD/thùng lên tới 11,65 USD/thùng, mức tăng là gần 4 lần. Trong bầu không khí hoảng
loạn, từng hàng xe xếp dài trước các trạm đổ xăng trên khắp nước Mỹ. Đó chính là “cuộc
khủng hoảng dầu thô lần thứ nhất”.
2. Tác động
Giá tăng đồng nghĩa với việc làm xấu đi nghiêm trọng điều kiện thương mại và cán
cân vãng lai của các nước nhập khẩu dầu
Điều kiện thương mại được đo bằng tỷ số:
Giá cả xuất khẩu trung bình/ Gia nhập khẩu trung bình