Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trong sương hồng hiện ra của hồ anh thái.
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
761.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
844

Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trong sương hồng hiện ra của hồ anh thái.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

TRONG SƯƠNG HỒNG HIỆN RA CỦA HỒ ANH THÁI

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thanh Trường

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Dịu Hiền

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội

dung khoa học của công trình này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Dịu Hiền

2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS.

Nguyễn Thanh Trường – người đã nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn

thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực

hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã

ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên không

tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy

cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Dịu Hiền

MUC L ̣ UC̣

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4

5. Bố cục của khóa luận...............................................................................................4

NỘI DUNG....................................................................................................... 5

Chương 1. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam

sau năm 1975 ................................................................................ 5

1.1. Quan niệm về thời gian nghệ thuật...................................................................5

1.2. Những biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam

sau 1975 ..................................................................................................................7

1.3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.........................15

Chương 2. Trong sương hồng hiện ra – Những dạng thức

thời gian nghệ thuật .................................................................. 22

2.1. Thời gian sự kiện ................................................................................................22

2.1.1. Sự kiện lịch sử ................................................................................ 22

2.1.2. Sự kiện đời tư.................................................................................. 24

2.2. Thời gian niên biểu.............................................................................................27

2.2.1. Cốt truyện – Trong sự vận động của mạch thời gian .................... 27

2.2.2. Văn bản – Sự linh hoạt trong kết cấu thời gian ............................. 33

2.3. Thời gian nhân vật..............................................................................................38

2.3.1. Tiểu sử – Những mảnh ghép thời gian........................................... 39

2.3.2. Tâm lý – Dòng thời gian ý thức...................................................... 42

Chương 3. Trong sương hồng hiện ra – Kĩ thuật xử lý

thời gian nghệ thuật .................................................................. 49

3.1. Thời gian đảo thuật, dự thuật đan xen các sự kiện .....................................49

3.1.1. Thời gian sai niên biểu................................................................... 49

3.1.2. Lối quay ngược, đón trước............................................................. 58

3.2. Không gian hóa thời gian..................................................................................61

3.2.1. Không – thời gian tâm lý................................................................ 62

3.2.2. Không – thời gian đồng hiện quá khứ, hiện tại.............................. 65

3.2.3. Không – thời gian đan xen thực, ảo............................................... 70

KẾT LUẬN.................................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, đời sống văn học không ngừng “tạo dấu ấn”

bởi sự xuất hiện của hàng loạt cây bút tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ

Anh Thái, Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư… Trong số những gương

mặt ấy, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng đặc biệt, một cây bút sung

sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo. Tiểu thuyết Trong sương hồng

hiện ra là một trong những thể nghiệm đó.

Trong sương hồng hiện ra là cuốn tiểu thuyết được nhà văn xử lý mang

đậm yếu tố thời gian nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau. Đó là dòng

thời gian sự kiện, dòng thời gian niên biểu, dòng thời gian nhân vật… Sự đa

dạng, nhiều chiều của các lớp thời gian nghệ thuật đã giúp nhà văn miêu tả rõ

một thế hệ trẻ sau hậu chiến muốn được thâm nhập vào cái bí ẩn của cuộc

chiến, điều mà những người trẻ tuổi chỉ có cơ hội trải nghiệm chút ít như một

bức tranh lý tưởng hóa về chiến tranh. Đưa nhân vật của mình trở lại với hai

mươi năm trước, Hồ Anh Thái đã làm được một cuộc mổ xẻ quá khứ và góp

lời giải cho những băn khoăn trước thực tại của con người thời kỳ đổi mới.

Đặt trong mạch cảm hứng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Trong

sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái đã tạo được một lối đi khác lạ, độc đáo

và có chiều sâu.

Thực hiện đề tài “Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Trong sương

hồng hiện ra của Hồ Anh Thái” sẽ giúp chúng tôi thấy được kĩ thuật xử lý

thời gian mới của nhà văn - thời gian đảo ngược thể hiện đậm nét cá tính sáng

tạo của người nghệ sĩ. Từ đó có thêm cơ sở khẳng định vị trí cũng như đóng

góp của Hồ Anh Thái cho nền văn học nước nhà nói chung và nền tiểu thuyết

thời kỳ đổi mới nói riêng.

2

2. Lịch sử vấn đề

Hồ Anh Thái là một trong số những gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu của

văn học Việt Nam đương đại. Với sức viết dồi dào và khá đa dạng, những

sáng tác của Hồ Anh Thái đã tạo ra một làn sóng dư luận sôi nổi và thu hút sự

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trong khuôn khổ đề

tài, chúng tôi chỉ giới thiệu những công trình, bài viết tiêu biểu liên quan đến

phạm vi nghiên cứu.

Trong bài viết Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc, Nguyễn Đăng Điệp

đã có sự phát hiện khá tinh tường về chiều sâu trong tư duy nghệ thuật Hồ

Anh Thái: “Anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm

gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản (điều mà Hồ Anh Thái gọi là

hiện thực thô sơ) để nhìn cuộc đời như nó vốn có. Hiện thực trong thế giới

nghệ thuật Hồ Anh Thái vì thế, không phải là thứ hiện thực dẹt, phẳng mà góc

cạnh, nhiều chiều” [3, tr.356].

Nhà văn Ma Văn Kháng trong bài Cái mà văn chương ta còn thiếu, (in

trong Tạp chí Sách và Đời sống, 7 – 2003) đã tỏ ra rất hứng thú với những

sáng tác của Hồ Anh Thái: “Ở từng con chữ có đời sống là lạ, ở mỗi tình tiết

giàu sức khám phá, ở các mối liên tưởng lạ lùng và gần gũi, ở tổng thể câu

chuyện, nó mở ra một góc nhìn nhân sinh, nó cho ta thấy tính đa tầng, những

thực tại nhìn thấy và không nhìn thấy, những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ

đề của nó ở chính cuộc đời này” [8, tr.298].

Wayne Karlin (Lời giới thiệu cho bản in của Nhà xuất bản Đại học

Washington, 2001) đã viết: “Trong sương hồng hiện ra là một câu chuyện giả

tưởng, tiểu thuyết đưa một thanh niên Hà Nội thời hiện đại thuộc thế hệ của

tác giả, vì bị điện giật (khi tòa nhà móng xây ẩu từ thời chiến tranh nay bị đổ)

bị đưa đi ngược thời gian, về Hà Nội thời chiến tranh. Ở đó anh ta chứng kiến

và tham gia vào cuộc hẹn hò của chính cha mẹ mình. Phát hiện ra tính chất rất

3

người ở cha mẹ, thời trẻ họ cũng như anh ta bây giờ, anh ta còn tìm ra chất

người trong cả thế hệ chiến tranh huyền thoại và đáng kính – phát hiện ra cả

thiếu sót và sức mạnh, lòng dũng cảm ở họ. Trong quá trình ấy, anh ta đã biến

mình (và tượng trưng cho cả thế hệ mình) thành một phần của cuộc sống ấy,

một phần của dòng chảy đang tiếp tục của lịch sử Việt Nam” [17, tr.392].

Cũng là tác giả Wayne Karlin (Lời giới thiệu tuyển tập tác phẩm của Hồ

Anh Thái, Nhà xuất bản Curbstone Press, Mỹ, 1998) đã viết: “Trong sương

hồng hiện ra dường như bày tỏ khao khát của thế hệ hậu chiến được nhìn

xuyên qua màn sương của huyền thoại anh hùng và quyền uy bao phủ lên thế

hệ chiến tranh, không phải nhằm bóc trần, mà để xem xét nguồn cuội của họ

một cách ràng, để tìm kiếm một người cha đồng thời là một người anh bình

đẳng. Từ năm 1987, Tân bị đưa ngược trở lại năm 1967, vì khu tập thể của

cậu bị sụt vỡ và cậu bị điện giật, như một mũi thép lạnh buốt xuyên trúng đầu

– cũng là một hình ảnh nhấn mạnh chủ đề của tác phẩm” [17, tr.422].

Trên Tạp chí Giới thiệu sách Thời báo New York 1 - 11 - 1998, tác giả

Philip Gambone đã nhận xét: “Trong tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra,

một chàng trai mới lớn được đưa một cách bí ẩn trở về năm 1967, ba năm

trước khi anh ta ra đời, chứng kiến cuộc hẹn hò thời chiến của cha mẹ tương

lai của mình. Những tác phẩm mở ra một tầm nhìn xa, giàu chất tiểu thuyết

trong chiều kích và niên đại…” [17, tr.436].

Tác giả Jennifer Eagleton, Đại học Tổng hợp Trung Quốc Chinese

University Of Hong Kong, H - Asia, 12 - 1998 khi nghiên cứu về cuốn tiểu

thuyết đã nhận định: “Dường như cuốn tiểu thuyết này bày tỏ niềm khao khát

được quay nhìn lại quá khứ, cái quá khứ đã được ký ức đóng khung và tôn kính.

Hiện thực đã chìm đi trong huyền thoại chiến tranh, được thế hệ hậu thuộc địa,

hậu chiến ghi nhớ vĩnh viễn ở mức độ cao hơn là những người đã thực sự nếm

trải. Hồ Anh Thái ngụ ý rằng việc tháo gỡ và xây dựng lại những huyền thoại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!