Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH TUẤN
THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 05 - NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ MINH HÙNG
Học viên: NGUYỄN MINH TUẤN
Lớp: Cao học Luật Khóa 2 – Vĩnh Long
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 05 NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung luận văn “Thời điểm mở thừa kế
theo pháp luật dân sự Việt Nam” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu
của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh
Hùng. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong
phần trích dẫn tài liệu tham khảo. Các bản án, thông tin được nêu trong luận văn là
trung thực và hoàn toàn chính xác, đúng sự thật.
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT
1 Bộ luật dân sự (Số 44-L/CTN) ngày 28/10/1995 BLDS năm 1995
2 Bộ luật dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày
27/6/2005
BLDS năm 2005
3 Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày
24/11/2015
BLDS năm 2015
4 Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13)
ngày 25/11/2015
BLTTDS năm 2015
5 Luật hộ tịch (Luật số 60/2014/QH13) ngày
20/11/2014
Luật hộ tịch năm 2014
6 Hội đồng thẩm phán HĐTP
7 Thành phố Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh
8 Tòa án nhân dân TAND
9 Uỷ ban nhân dân UBND
10 Viện kiểm sát nhân dân VKSND
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ ......................................7
1.1. Xác định thời điểm mở thừa kế trong trường hợp cá nhân chết thông
thường ........................................................................................................................7
1.1.1. Trường hợp có giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ chứng minh
.....................................................................................................................................7
1.1.2. Trường hợp không có giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ chứng minh
.....................................................................................................................................8
1.2. Xác định thời điểm mở thừa kế trong trường hợp cá nhân chết do Tòa án
tuyên bố ....................................................................................................................13
1.2.1. Căn cứ vào quyết định của Tòa án có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng.........14
1.2.2. Căn cứ xác định định thời điểm mở thừa kế (thời điểm cá nhân chết do Tòa
án tuyên bố) trong một số trường hợp cụ thể............................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................24
CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ
THỪA KẾ ................................................................................................................25
2.1. Xác định người thừa kế tại thời điểm thừa kế ..............................................25
2.1.1. Đối với người có quyền thừa kế di sản của nhau............................................25
2.1.2. Người thừa kế thành thai, sinh ra sau thời điểm mở thừa kế .........................26
2.2. Xác định di sản thừa kế ...................................................................................27
2.2.1. Xác định khối di sản tại thời điểm mở thừa kế ...............................................27
2.2.2. Xác định giá trị di sản tại thời điểm mở thừa kế ............................................28
2.2.3. Tài sản phát sinh sau khi người có tài sản chết..............................................29
2.3. Các ý nghĩa pháp lý khác ................................................................................31
2.3.1. Xác định thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người thừa kế..................31
2.3.2. Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc ....................................................32
2.3.3. Xác định mốc tính thời hiệu thừa kế ...............................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thừa kế là một chế định quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến thừa kế và một trong những điều
kiện quan trọng của quan hệ thừa kế là việc xác định thời điểm mở thừa kế. Khi một
người chết thì phát sinh việc thừa kế di sản của người đó và thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết. Để bảo đảm việc xác định thời điểm mở thừa kế
được chính xác, tạo sự bình đẳng, tự nguyện và an toàn pháp lý của các chủ thể,
pháp luật Việt Nam quy định cách xác định thời điểm mở thừa kế trong một số
trường hợp nhất định và những quy định này được thể hiện tại Điều 611 BLDS năm
2015. Quy định về thời điểm mở thừa kế đã tạo hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong thực hiện quyền thừa kế của mình và
cơ bản phù hợp với thực trạng quan hệ thừa kế trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, thời gian qua việc xác định thời điểm mở thừa kế nảy sinh một số
bất cập, thực tiễn xét xử các tranh chấp liên quan đến thừa kế gặp khó khăn, vướng
mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật về việc xác định thời điểm mở thừa kế,
chẳng hạn như: xác định thời điểm người có tài sản chết dựa vào ngày được ghi trên
giấy chứng nhận (trích lục hộ tịch hay giấy chứng tử hoặc các giấy tờ chứng minh),
nhưng trên thực tế không phải lúc nào các loại giấy đó cũng ghi rõ thời gian chết
(ngày, giờ, phút) vì người khai làm giấy không nhớ rõ giờ, phút thì người có tài sản
chết được xác định vào thời gian nào; việc xác định thời điểm người có tài sản chết
có thể dựa vào chứng cứ (bia mộ), sự thống nhất của những người có liên quan hay
ngày giỗ, tế lễ không khi pháp luật không có quy định; quyết định của Toà án tuyên
bố cá nhân chết nhưng chỉ ghi nhận ngày chết mà không xác định rõ giờ, phút thì
trường hợp những người thừa kế của nhau chết cùng một ngày nhưng khác giờ thì
có được công nhận là chết cùng một thời điểm hay không và ngày cá nhân chết là
ngày Tòa án tuyên bố chết hay là ngày Tòa án ban hành quyết định, ngày chết xác
định từ ngày tai nạn xảy ra hay chết từ ngày đầu tiên sau hai năm tai nạn xảy ra. Do
đó, việc xác định thời điểm mở thừa kế không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ quả
pháp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế,
nhất là việc xác định không đúng người thừa kế, chia thừa kế cho người chết trước
thời điểm mở thừa kế, xác định không đúng di sản thừa kế, không đúng thời hiệu
thừa kế và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Nguyên nhân
2
của những bất cập này là do pháp luật của nước ta chưa toàn diện, chưa bao quát hết
tất cả các trường hợp, quy định chưa đồng bộ, rõ ràng, cụ thể và dẫn đến nhiều cách
hiểu khác nhau nên việc áp dụng đôi khi không nhất quán, chủ quan, thiếu công
bằng, khách quan trong quá trình xét xử.
Xuất phát từ những bất cập và nguyên nhân trên, tác giả nhận thấy việc
nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để hoàn thiện vấn đề pháp lý về xác định thời điểm
mở thừa kế là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Từ đó, tác giả quyết định chọn vấn đề
“Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt
Nam và việc nghiên cứu chế định thừa kế có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống
thực tế. Vì vậy, có nhiều công trình, bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về thừa kế
nói chung, về việc xác định thời điểm mở thừa kế nói riêng, cụ thể như sau:
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Pháp luật về tài sản, quyền
sở hữu về tài sản và quyền thừa kế, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam: Giáo
trình đã nêu lên ý nghĩa của việc xác định thời điểm mở thừa kế, việc xác định thời
điểm mở thừa kế là cơ sở để xác định chủ thể thừa kế và làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của chủ thể thừa kế đối với tài sản do người chết để lại. Bên cạnh đó, việc
xác định thời điểm mở thừa kế còn nhằm xác định di sản thừa kế, xác định thời
điểm có hiệu lực của di chúc, thời điểm từ chối nhận di sản và thời hiệu khởi kiện
để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình. Tuy nhiên,
giáo trình chỉ mang tính khái luận nên nội dung chỉ nêu lên ý nghĩa của việc xác
định thời điểm mở thừa kế mà chưa đưa ra các căn cứ để xác định thời điểm mở
thừa kế.
- Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự
2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân: Tác
giả đã khẳng định việc xác định thời điểm mở thừa kế là rất ý nghĩa và quan trọng,
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, xác định người thừa kế, tài sản
thừa kế và thời hiệu thừa kế. Theo tác giả, phút, giờ không là thời điểm mà là đơn vị
thời gian và nên thống nhất lấy đơn vị thời gian là ngày để xác định thời điểm mở
thừa kế. Tác giả chỉ nêu khái quát về thời điểm mở thừa kế, chưa đưa ra các trường