Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thời điểm đáng lo ngại cho Tài nguyên di truyền động vật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NHÌN RA THẾ GIỚI
Tạp chí chăn nuôi số 8 - 08 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
THỜI ĐIỂM ĐÁNG LO NGẠI CHO TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN ĐỘNG
VẬT
Irene Hoffman và Beate Scherf
Nhờ thông qua nuôi dưỡng và chọn lọc mà tài
nguyên di truyền động vật đã được tạo lập hàng
ngàn năm nay, ở khắp mọi nơi từ vùng băng hà
cho đến miền bán sa mạc nóng bỏng. Kê từ khi
chăn nuôi bắt đầu thuần hóa gia súc cách đây
12.000 năm, đã có hàng ngàn quần thể giống
gia súc đã được phát triển, mỗi quần thể thích
nghi với những điều kiện môi trường và chăn
nuôi riêng biệt, mỗi giống đại diện cho một tổ
hợp gen độc đáo.
Trong số các loài động vật đã hoặc có thể sử
dụng trong nông nghiệp và sản xuất thực phẩm,
còn có thể tìm thấy những quần thể sống hoang
dại. Landrace và các quần thể tiền bối, các
giống tiêu chuẩn, các dòng đã phân lập, các
biến thể, chủng và vật liệu gen đang được tồn
giữ, tất cả những yếu tố đó hiện đã được phân
loại theo giống. Giống thường được nhìn nhận
như là một phạm trù văn hóa hơn là phạm trù
sinh học hoặc kỹ thuật. Những nét thấy được
bằng mắt và bằng các cách khác là nguyên nhân
của sự đa dạng hội tụ trong từng loại gia súc.
Khi thiếu những ước số trực tiếp về đa dạng di
truyền thì các giống là hiển thị tốt nhất đa dạng
di truyền của toàn bộ gia súc. Giống thường
chia thành giống ngoại và giống nội địa, nuôi
theo kiểu đầu vào thấp - sản phẩm đầu ra cũng
thấp. Giống ngoại thường đã thích ứng với
thâm canh - sản phẩm đầu ra cao nhưng không
phát triển ở những môi trường chăn nuôi bản
địa chưa cải tiến.
Đa dạng di truyền đánh giá ở cấp độ phân tử
không phải lúc nào cũng phù hợp với đa dạng
kiểu hình, bởi vì trong lịch sử trao đổi lâu dài,
việc nâng cấp và lai tạo có lúc đã tạo ra nhiều
kiểu hình có kiểu gen như nhau hoặc nhiều kiểu
gen khác nhau với kiểu hình như nhau. Các
giống cừu ở Braxin (Paiva va những người ct,
2005) là một hình mẫu cùng kiểu gen trong các
kiểu hình khác nhau. Khi sử dụng phương pháp
phân tử đã quan sát thấy sự đối nhau ở cừu
Djallonké thuộc Tây Phi, trong cùng một giống
có thể phân biệt được vài quần thể phụ (Wafula
và những người ct, 2005).
Khoảng một nửa biến dị di truyền có thể tìm
thấy giữa các giống (Hammond và Leitch,
1996), nhưng tính đa dạng trong một giống và
giữa các giống thay đổi tùy theo loài và đặc
tính(Olliver, 2004).
Tại sao phải bảo tồn tài nguyên di truyền
động vật
Chính phủ các nước phải cân nhắc về ưu tiên
của họ cho các yêu cầu trước mắt và lâu dài
thường mâu thuẫn với nhau như yêu cầu của
các trang trại quy mô nhỏ và quy mô lớn, giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, an
toàn thực phẩm và đa dạng nông nghiệp, quyền
lợi quốc gia và nghĩa vụ quốc tế. Chinh phủ các
nước đang phát triển đang bị sức ép lớn giữa
yêu cầu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội. Nếu đem ra so sánh thì việc bảo tồn tài
nguyên di truyền có thể được xem là mục tiêu
lâu dài và ít gây sức ép. Vậy tại sao bảo tồn tài
nguyên di truyền gia súc lại là việc hệ trọng.
Có nhiều lợi ích xã hội khác nhau và người
hưởng lợi ích khác nhau. Cải tiến di truyền là