Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thoả thuận tiền tố tụng trọng tài theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ LAN LINH
THỎA THUẬN TIỀN TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP HỒ CHÍ MINH – 10/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỎA THUẬN TIỀN TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học : Ts. Lê Trường Sơn
Học viên : Trần Thị Lan Linh
Lớp : 20CHDS_K34_NC
Thành phố Hồ Chí Minh, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Thoả thuận tiền tố tụng trọng tài theo
pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện,
dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Lê Trường Sơn, đảm bảo tính trung thực và
tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Người thực hiện
Trần Thị Lan Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT
1. Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ADR
2. Bộ luật Dân sự BLDS
3. Bộ luật Tố tụng dân sự BTTDS
4. Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Hiệu quả CEDR
5. Ban xử lý tranh chấp DAB
6.
Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và
Liên minh Châu Âu EVIPA
7. Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn FIDIC
8. Hội đồng trọng tài HĐTT
9. Phòng Thương mại Quốc tế ICC
10.
Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải
thương mại quốc tế năm 2002
Luật Mẫu 2002
11.
Luật Mẫu của UNCITRAL về Trọng tài
thương mại quốc tế năm 1985, bổ sung, sửa
đổi năm 2006
Luật Mẫu 2006
12.
Luật Mẫu của UNCITRAL về Hoà giải
thương mại quốc tế và thỏa thuận giải
quyết tranh chấp quốc tế thông qua hoà giải
năm 2018
Luật Mẫu 2018
13. Luật Trọng tài thương mại 2010 Luật TTTM
14. Điều khoản giải quyết tranh chấp đa tầng MDR
15.
Tổ chức hài hoà hoá pháp luật kinh doanh
Châu Phi
OHADA
16. Phán quyết trọng tài PQTT
17. Toà án nhân dân TAND
18.
Ủy ban Liên Hiệp quốc về Luật Thương
mại Quốc tế
UNCITRAL
19. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..............................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................7
6. Bố cục luận văn.......................................................................................................8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN TIỀN TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI..................................................................................................................9
1.1. Khái niệm thủ tục tiền tố tụng trọng tài, thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài ..9
1.1.1. Khái niệm thủ tục tiền tố tụng trọng tài .....................................................9
1.1.2. Khái niệm thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài.............................................13
1.2. Bản chất của thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài...............................................18
1.2.1. Bản chất là giao dịch dân sự....................................................................18
1.2.2. Tính độc lập của thoả thuận tiền tố tụng trọng tài ..................................22
1.3. Ý nghĩa của thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài.................................................25
1.4. Sự cần thiết điều chỉnh thoả thuận tiền tố tụng trọng tài bằng pháp luật...27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................29
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TIỀN TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI, KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
.......................................................................................................................................30
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thoả thuận tiền tố tụng trọng tài..........30
2.1.1. Hiệu lực thi hành của thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài .........................30
2.1.2. Xử lý trường hợp vi phạm thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài....................38
2.2. Kinh nghiệm nước ngoài...................................................................................40
2.2.1. Hiệu lực thi hành của thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài .........................40
2.2.2. Hệ quả của việc vi phạm thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài......................49
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thỏa thuận tiền tố tụng
trọng tài .....................................................................................................................57
2.3.1. Sửa đổi Luật Trọng tài thương mại..........................................................57
2.3.2. Hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại .........................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................66
KẾT LUẬN..................................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự gia tăng ngày càng nhiều các tranh chấp thương mại trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh Tòa án, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển
dần sang sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho Toà án nhằm
rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và bảo mật.
Với nhiều ưu điểm, Trọng tài hiện đang là phương thức được chấp nhận rộng rãi
trên toàn thế giới và được khuyến kích áp dụng. Nhận thức được điều này, Việt
Nam đã ngày càng quan tâm hơn đến giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài với việc
ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, tiếp đến là Luật Trọng tài thương
mại 2010. Mục tiêu quan trọng nhất của Luật Trọng tài thương mại là tạo ra một cơ
chế giải quyết tranh chấp ngoài Toà án thuận lợi cho các bên, đưa đến phán quyết
công bằng và hợp lý. Tuy vậy, Trọng tài không phải là một phương thức hoàn hảo
và về bản chất, vai trò của trọng tài viên vẫn là xét xử. Do đó, để tiết kiệm thời gian
và chi phí, giải pháp không gây hại cho mối quan hệ hợp tác, các bên trong hợp
đồng thường lựa chọn cùng nhau tự giải quyết trước khi đưa tranh chấp ra trọng tài.
Một thỏa thuận, một điều khoản mẫu được sử dụng đáng kể và trở nên quen
thuộc trong các hợp đồng dân sự, thương mại, là trong trường hợp có tranh chấp
phát sinh, trước khi bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài, các bên phải cố gắng đạt
được thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng việc thương lượng hoặc một số phương
thức giải quyết tranh chấp thay thế khác “một cách thiện chí”, gọi chung là thỏa
thuận tiền tố tụng trọng tài. Mặc dù thường được sử dụng thường xuyên trong hợp
đồng, nhưng trong thực tế, thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài lại gây ra một số vấn đề
pháp lý phức tạp như: Tính chất bắt buộc của thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài;
Hướng xử lý như thế nào trong trường hợp một bên phản đối thẩm quyền trọng tài
nếu chưa tiến hành thủ tục tiền tố tụng trọng tài; Ảnh hưởng và hậu quả của thoả
thuận đối với thủ tục trọng tài, Phán quyết trọng tài (PQTT) khi một trong các bên
không tuân thủ thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài này. Qua thực tiễn xét xử tại Việt
Nam, không hiếm trường hợp các bên vẫn đưa tranh chấp ra Trọng tài khi hai bên
chưa tiến hành thương lượng, hoà giải với nhau, và Tòa án đã đưa ra các quyết định
khác nhau về hậu quả của việc vi phạm thỏa thuận tiền tố tụng. Trong bối cảnh các
tranh cãi không tuân thủ thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài có là căn cứ hủy Phán
quyết trọng tài hay không, Luật Trọng tài thương mại 2010 không quy định rõ ràng
về vị trí và giá trị pháp lý của loại thỏa thuận này, có nghĩa rằng, Luật Trọng tài
2
thương mại 2010 không có câu trả lời minh thị cho các vấn đề pháp lý tranh cãi nêu
trên. Do đó, thoả thuận tiền tố tụng trọng tài đã trở thành một chủ đề ngày càng phổ
biến và thách thức.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Thỏa thuận tiền tố
tụng trọng tài theo pháp luật Việt Nam” để thực hiện Luận văn thạc sỹ luật. Bằng
việc phân tích quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để nêu ra
những điểm còn bất cập, tồn tại cần hoàn thiện. Bên cạnh đó, thực hiện tham khảo
pháp luật và nghiên cứu cách tiếp cận của tòa án nước ngoài, từ đó đúc kết các kinh
nghiệm phù hợp với Việt Nam. Nhận thấy việc nghiên cứu thỏa thuận tiền tố tụng
trọng tài là cần thiết, nhằm đóng góp vào cơ sở lý luận và gợi ý những giải pháp
giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phát triển hơn nữa
trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu, tác giả nhận thấy vấn đề về thỏa thuận tiền tố
tụng trọng tài đã được nghiên cứu rộng rãi ở nước ngoài và được bàn luận ở một số
ít công trình nghiên cứu trong nước. Theo đó, có thể thống kê các công trình này
như sau:
2.1. Trong nước
*Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu được thực hiện dưới dạng
sách chuyên khảo:
- Đỗ Văn Đại (2022), Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Hồng Đức.
Bằng việc cung cấp các thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như đối chiếu với
khung pháp lý của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đã đưa ra nhiều thông tin về
thoả thuận tiền tố tụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp, đặc biệt là cập nhật quy
định mới của pháp luật Tổ chức hài hoà hoá pháp luật kinh doanh Châu Phi
(OHADA). Đây là luật thành văn quy định cụ thể về thoả thuận tiền tố tụng trọng
tài, cung cấp kinh nghiệm quý báu cho pháp luật Việt Nam. Do khai thác đa dạng
các phương diện của pháp luật trọng tài nên công trình không có sự nghiên cứu quá
sâu về cơ sở lý luận cũng như các vấn đề liên quan của thoả thuận tiền tố tụng trọng
tài.
- Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và
bình luận bản án (Tập 1), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
3
Tại công trình này, nhà bình luận đã có nhận diện, phân biệt thỏa thuận tiền tố
tụng trọng tài dưới hai trường hợp: thủ tục tiền tố tụng trọng tài tự nguyện và thủ
tục tiền tố tụng trọng tài bắt buộc. Và trong phạm vi của công trình, thông qua bình
luận vụ việc thực tế và so sách quy định của pháp luật Pháp, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ để
tìm ra giải pháp xử lý khi một bên phản đối việc Trọng tài giải quyết tranh chấp với
lý do bên đưa tranh chấp ra Trọng tài chưa tiến hành thủ tục tiền tố tụng Trọng tài
theo thỏa thuận. Thứ nhất, trên cơ sở bình luận các vụ việc, nhà bình luận giúp làm
sáng tỏ sự chưa thống nhất trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở
học hỏi các kinh nghiệm của nước ngoài và đặt trong sự đồng bộ với các quy định
pháp luật liên quan, công trình đã có những kiến nghị mang tính định hướng hoàn
thiện pháp luật Việt Nam. Do khai thác đa dạng các phương diện của pháp luật
trọng tài nên công trình không có sự nghiên cứu chuyên sâu đối với vấn đề về thỏa
thuận tiền tố tụng trọng tài. Tuy vậy, đây là những gợi ý có giá trị khoa học để tác
giả kế thừa và triển khai nghiên cứu chuyên sâu Luận văn của mình về cơ sở lý luận
và quy định của pháp luật nước ngoài.
* Thứ hai, đối với các bài viết được đăng tải trên các tạp chí pháp luật có
thể kể đến:
- Trần Việt Dũng (2021), “Giải quyết trường hợp vi phạm thỏa thuận tiền tố
tụng trọng tài: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật trọng tài
Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, Số 01(140)/2021.
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích về bản chất và mục đích của điều
khoản giải quyết tranh chấp đa tầng, thông qua góc độ thực tiễn tư pháp quốc tế,
bằng việc so sánh các cách tiếp cận giải quyết vấn đề này tại một số nước trên thế
giới và dưới góc độ lý luận của luật trọng tài, tác giả đã xây dựng, kiến nghị nội
dung điều luật cho pháp luật trọng tài Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu tập
trung vào đề tài và đặt nền tảng cho các công trình nghiên cứu sau này bởi phát hiện
các vấn đề pháp lý mới mẻ gây tranh cãi về đề tài thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài.
Thông qua Luận văn của mình, tác giả sẽ kế thừa và bổ sung thêm về cơ sở lý luận
của thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài, cập nhật quy định pháp luật, thực tiễn tư pháp
nước ngoài mới gần đây và đúc kết ra những kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam.
- Cao Anh Nguyên (2017), “Thủ tục tiền tố tụng trọng tài - những vấn đề lý
luận và thực tiễn đặt ra trong việc mở rộng phạm vi thẩm quyền trọng tài”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Số 21 (349) T11/2017.
4
Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra các bất cập của Luật Trọng tài thương mại
2010 khi chỉ ghi nhận thủ tục hòa giải trong quá trình tố tụng trọng tài mà không tôn
trọng sự cần thiết của thỏa thuận thương thượng, hòa giải trong giai đoạn tiền tố
tụng trọng tài. Đồng thời, chỉ ra ý nghĩa, lợi ích của điều khoản trọng tài đa tầng đối
với các bên tranh chấp. Nhận thấy, công trình đưa ra những tri thức mới về lý luận
của thủ tục tiền tố tụng trọng tài, và nêu lên bất cập của pháp luật Việt Nam về
thương lượng, hòa giải tiền tố tụng trọng tài. Trong Luận văn của mình, tác giả dự
kiến tham thảo các nội dung về khái niệm điều khoản giải quyết tranh chấp đa tầng
và sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với thoả thuận tiền tố tụng trọng tài.
2.2. Ngoài nước
Trên thế giới, trong phạm vi khảo cứu của tác giả thì có nhiều công trình
nghiên cứu đồ sộ, nổi tiếng cung cấp những thông tin đáng tin cậy có đề cập đến đề
tài nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình sau:
- Nigel Blackaby và các tác giả khác (2018), Trọng tài quốc tế - Ấn bản lần
thứ Sáu, NXB Thanh niên.
Đây có thể xem là một trong những công trình nghiên cứu toàn diện về pháp
luật trọng tài thương mại. Các tác giả tiến hành bình luận đối với nhiều vấn đề liên
quan trong thủ tục, quy trình tố tụng trọng tài cũng như cung cấp các ví dụ minh thị
cho những vướng mắc trên thực tiễn, tập hợp những quy định, quy tắc và hướng dẫn
mới của Luật Mẫu, Luật trọng tài và Quy tắc trọng tài của nhiều nước trên thế giới.
Liên quan vấn đề thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài, các tác giả đã giới thiệu phương
thức giải quyết tranh chấp thay thế nghĩa là gì, nêu khái niệm và lợi ích của điều
khoản giải quyết tranh chấp đa tầng, cách tiếp cận của Toà án các nước như Anh,
Thuỵ Sỹ, Singapore về việc thực thi thủ tục tiền tố tụng trọng tài.
- Gu, W. (2021), “Mapping and Assessing the Rise of Multi-tiered Approaches
to the Resolution of International Disputes across the Globe”, Weixia Gu,‘Mapping
and Assessing the Rise of Multi-tiered Approaches to the Resolution of
International Disputes across the Globe’. In Anselmo Reyes and Weixia Gu (eds),
Multi-Tier Approaches to the Resolution of International Disputes: A Global and
Comparative Study (CUP 2021) forthcoming.
Công trình này là một điểm tham khảo vô giá cho việc nghiên cứu về thủ tục
tiền tố tụng trọng tài, bởi vì cung cấp một cuộc khảo sát toàn cầu về điều khoản giải
quyết tranh chấp đa tầng ở nhiều khu vực như Châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức
hài hoà hoá pháp luật kinh doanh Châu Phi (OHADA) và Liên minh Châu Âu (EU).