Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ tứ tuyệt trong truyền thống văn hóc phương đông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thơ tứ tuyệt trong truyền thống văn hóc phương Đông
(Bài viết của PGS.TS Lê Lưu Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 1)
Là một thể thơ lâu đời ở Trung Quốc, thâm nhập và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn học Việt
Nam, thơ tứ tuyệt là một thể loại kết tinh được khá nhiều nét độc đáo của những giá trị tinh thần văn hoá
phương Đông. Chính điều đó, dường như đã góp phần tạo nên những sức mạnh đặc biệt của tứ tuyệt.
1- Mối quan hệ vi mô – vĩ mô
Tứ tuyệt là một chỉnh thể vi mô toàn vẹn. Trước hết, nói về con số 4. Chu Dịch và những con số thần bí
của nó có thể là một cơ sở lý giải hình thức thơ tứ tuyệt. Số 4 trong quan niệm của nhân loại (không chỉ
phương Đông) là con số hoàn thiện nhất, làm nổi bật vũ trụ trong tổng thể của nó: con số chỉ 4 mùa, bốn
phương, bốn biển … Chỉ riêng số 4 và bội số của nó: 4×2=8 câu, hoặc 4×7=28 chữ, 4×5=20 chữ, đã tạo
nên một cấu trúc cân đối, toàn vẹn. Thậm chí, trong truyền thống thơ ca Trung Quốc, người ta so sánh
một cách thích thú 20 chữ của bài thơ tứ tuyệt ngũ ngôn với 20 “ông hiền”. Nhân cách mỗi ông hiền và
mối liên hệ lẫn nhau của họ biến bài thơ thành một hành vi lễ nghi mà ở đó những điệu bộ và biểu tượng
gợi lên những nghĩa luôn luôn được đổi mới [5]. Quy luật đối lập âm dương, đảm bảo cân bằng âm dương
qua việc phối hợp các thanh bằng-trắc, các nhịp chẵn lẻ (nhịp 2/4, 4/3 đối với người Trung Quốc là nhịp
cơ bản của vũ trụ), tạo thành một cấu trúc có quy luật với những quan hệ nội tại chặt chẽ, làm một bài tứ
tuyệt dù rất nhỏ nhưng đảm bảo là một cấu trúc hình thức hoàn chỉnh cân xứng, nhịp nhàng, chặt chẽ, khó
phá vỡ.
Từ 20 đến 28 chữ gói gọn trong bốn câu thơ, đó là một kết cấu nghệ thuật trang nhã, xinh xắn, cân đối. Từ
nhan đề cho đến mỗi câu thơ đều có khả năng đảm nhận những chức năng nghệ thuật độc lập.
Đề bài nhiều khi là biểu tượng, thần khí của bài thơ, là yếu tố quan trọng để giải mã toàn bộ bài và phát
triển tứ thơ : Tuyệt cú, Ngôn hoài, Thiên trường vãn vọng, Vãn cảnh, Mộ, Cảnh khuya…
Câu kết thường giữ vị trí nâng cao vấn đề tạo khả năng đột ngột, bất ngờ về chuyển ý, đưa bài thơ lên một
tầm vóc mới. Tầm không gian mở ra vô tận, vô biên: Vời trông chỉ thấy dòng sông ngang trời (Lý
Bạch), Một tiếng kêu vang lạnh cả trời (Không Lộ thiền sư). Thời gian hướng về vô hạn, vĩnh cửu: Người
xưa (Kinh Kha) đã khuất rồi, Nước sông ngày nay còn lạnh buốt (Lạc Tân Vương); Thương một đời đâu
phải tạm thương (Chế Lan Viên). Một tư thế của chủ thể trữ tình: Hai tay gây dựng một sơn hà (Hồ Chí
Minh); Bỗng nghe vần thắng vút lên cao (Hồ Chí Minh). Một tâm sự bất ngờ: Uổng theo vầng nguyệt đợi
quân vương (Vương Xương Linh), Cảnh xuân thực ra dành cho ai? (Lý Thương Ẩn), Chưa ngủ vì lo nỗi
nước nhà (Hồ Chí Minh). Một triết lý đúc kết: Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về(Vương Hàn).
Thậm chí một chữ trong bài cũng có nhiệm vụ tạo không khí, chứa sức lan toả cao độ của ý nghĩa, được
gọi là nhãn tự :Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư – Không Lộ thiền sư; Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng –
Hồ Chí Minh. Mỗi từ được tinh luyện rất công phu khiến cho “Thơ làm xong quỷ thần cũng phải sửng
sốt” (Đỗ Phủ).