Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ trào phúng hồ xuân hương từ góc nhìn văn hóa.
MIỄN PHÍ
Số trang
74
Kích thước
673.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
794

Thơ trào phúng hồ xuân hương từ góc nhìn văn hóa.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

-------------

PHẠM THỊ THÙY LINH

THƠ TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

-------------

THƠ TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Sinh viên thực hiện:

Phạm Thị Thùy Linh

(Khóa 2011 – 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Phạm Thị Thùy Linh, sinh viên lớp 11 CVH - khoa Ngữ Văn, trường

Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:

Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Thơ trào phúng Hồ Xuân Hương

từ góc nhìn văn hóa là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng

viên, PGS.TS NGUYỄN PHONG NAM.

Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách

cụ thể, chi tiết; đảm bảo độ tin cậy.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong

công trình này.

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2015

Người thực hiện

Phạm Thị Thùy Linh

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ

khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, truyền

đạt những kiến thức lí luận, thực tiễn quý báu và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong

quá trình học tập.

Xin gửi lời cám ơn đến thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành khóa luận.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS

NGUYỄN PHONG NAM, người thầy, người cha đã tận tình hướng dẫn, động viên

và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm yêu thương, biết ơn đến gia đình, người

thân và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong những năm tháng học tập và hoàn

thành khóa luận.

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 5 năm 2015

Người thực hiện

Phạm Thị Thùy Linh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................0

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5

4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6

5. Bố cục khóa luận..................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA...7

1.1. Hồ Xuân Hương – con người và thi ca ..........................................................7

1.1.1. Hồ Xuân Hương và tiếng cười trào phúng trong thơ ..................................7

1.1.2. Người phụ nữ trong nhãn quan trào phúng Hồ Xuân Hương...................16

1.1.3. Hình tượng thiên nhiên trong nhãn quan phồn thực .................................24

1.2. Cội nguồn văn hóa trong thơ trào phúng Hồ Xuân Hương...........................30

1.2.1. Tâm lí phản kháng, vượt thoát những điều cấm kị:..................................30

1.2.2. Tiếp tục mạch nguồn văn hóa dân gian:...................................................35

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

QUA NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG ...............................................................43

2.1. Ngôn từ nghệ thuật độc đáo.........................................................................43

2.1.1. Kiến trúc ngôn từ khác lạ .........................................................................43

2.1.2. Tạo nghĩa lấp lửng ...................................................................................49

2.2. Việt hóa và làm mới thơ Đường luật ...........................................................52

2.2.1. Chất liệu đề tài bình dị.............................................................................52

2.2.2. Phá vỡ đặc trưng thể loại thơ Đường .......................................................55

2.3. Giọng điệu trào phúng đầy cá tính...............................................................57

2.3.1. Giọng châm biếm sâu cay.........................................................................57

2.3.2. Giọng đồng cảm và khẳng định ................................................................61

KẾT LUẬN..........................................................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................67

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hồ Xuân Hương là một trong những gương mặt đại diện tiêu biểu của văn

học Việt Nam nói chung, của văn học trung đại nói riêng. Nói đến Hồ Xuân Hương,

người ta thường bàn đến như “một hiện tượng lạ” bởi cả lai lịch và văn nghiệp của

bà đến nay vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ, nhưng hơn hết là tài năng và sự độc đáo

khiến bạn đọc muôn đời không thể lãng quên. Xuân Hương góp mặt trong văn đàn

thời bấy giờ trên cả hai địa hạt thơ chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, mảng thơ Nôm

truyền tụng dường như nổi bật hơn cả với nghệ thuật trào phúng sâu cay, ẩn chứa

trong đó sự đa sắc điệu của một tâm hồn bình dân với những tri thức xã hội và sự

chiêm nghiệm của chính bản thân nhà thơ. Ngay cả Xuân Diệu cũng từng khẳng

định nữ sĩ họ Hồ là “Bà chúa thơ Nôm”, đủ thấy thơ Nôm trào phúng Hồ Xuân

Hương đặc sắc như thế nào.

Hồ Xuân Hương sống cách thời chúng ta bây giờ những mấy thế kỉ nhưng di

sản thơ ca bà để lại vẫn còn nguyên giá trị. Cuộc đời và thi phẩm của bà là một

trong những vấn đề mà giới nghiên cứu văn học trong và ngoài nước từ trước đến

nay không ngừng quan tâm, tìm hiểu. Đặc biệt, từ đầu thế kỉ XX đến nay xuất hiện

hàng loạt các công trình, chuyên luận, khóa luận, các bài nghiên cứu về thơ Hồ

Xuân Hương. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, các công trình nghiên

cứu đó chủ yếu thiên về phát hiện những đặc sắc nội dung, nghệ thuật theo hướng

phân tích – cảm nhận, phê bình văn học, chứ ít có công trình nghiên cứu về những

biểu hiện và giá trị văn hóa ẩn đằng sau nội dung, nghệ thuật của thơ trào phúng Hồ

Xuân Hương.

Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thơ trào phúng Hồ Xuân

Hương từ góc nhìn văn hóa” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Chúng tôi

hi vọng đây là việc làm góp phần bé nhỏ vào việc tìm hiểu sâu sắc hơn thơ ca “Bà

chúa thơ Nôm”.

2

2. Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về Hồ Xuân Hương đã được giới học giả quan tâm từ lâu. Các

nhà phê bình, nghiên cứu như Nguyễn Lộc, Hoàng Xuân Hãn, Đỗ Đức Hiểu, Trần

Thanh Mại, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thúy, Lê Trí Viễn, Đào Thái Tôn, Nguyễn Tuân,…

đã công bố nhiều phát hiện có giá trị. Những công trình, chuyên luận nghiên cứu

chung về Hồ Xuân Hương phần lớn đều đề cập đến các vấn đề mấu chốt: tiểu sử,

văn bản, dâm tục và nội dung nghệ thuật đặc sắc.

Từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhà giáo Dương Quảng Hàm trong

“Việt văn giáo khoa thư” (1940) và “Việt Nam văn học sử yếu” đã cho rằng: Hồ

Xuân Hương là một nữ sĩ thiên tài, có tấm lòng nhưng gặp phải số phận bất hạnh,

long đong nên trong thơ bà có gì đó lẳng lơ. Tác giả bài viết cũng nói về nét đặc sắc

trong nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, đó là nghệ thuật thơ rất tài tình, nhất là mảng

thơ Nôm trào phúng.

Nguyễn Lộc khi nói về Hồ Xuân Hương đã khái quát lên những thành công

của nhà thơ cả về nội dung về nghệ thuật. Ông cũng đã nói đến tính chất đề tài,

ngôn ngữ dân tộc, thể thơ Đường luật được dân tộc hóa cao độ. Điều này cũng được

ghi nhận qua bài viết “Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm” của Xuân Diệu: “Bà

chúa thơ Nôm là chúa cả nội dung và hình thức. Xuân Hương đã sáng tạo được một

chất thơ rất man mác, nên thơ… Thơ Xuân Hương cứ nôm na, bình dân, tự nhiên,

lời cứ trong veo không gợn”. [19, tr.109]

Nhà thơ Tản Đà lại nhận xét: “Thơ Hồ Xuân Hương thật là tinh quái, những

câu thơ hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có câu: “Thi trung hữu họa”.

Nghĩa là trong thơ có vẽ. Nhưng thơ Hồ Xuân Hương lại là: “Thi trung hữu quỉ”.

Nghĩa là trong thơ có quỉ! Song mà nhận ra thời tục!” [dẫn theo 19, tr.151]

Các tác giả trong “Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam” (tập 2) thì khẳng

định: “Giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương – thành tựu văn học “hai lần độc đáo””.

Với riêng thơ trào phúng, các tác giả cho rằng: “Vì yêu thương mà căm giận, để bảo

vệ mà dùng vũ khí trào phúng, đả kích” [18, tr. 195 - 197]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!