Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ nguyễn bình phương từ góc nhìn liên văn bản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ THANH HƯỜNG
THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 82 20121
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI BÍCH HẠNH
Phản biện 1: TS. Lê Thị Hường
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Trường
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Đại học Sư
phạm vào ngày 06 tháng 01 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi tác phẩm văn học là “một quần thể giả định của các văn
bản khác”, là sự đan dệt bởi rất nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó
mọi việc đã được nói đến vào một lúc nào đó, trong một ngữ cảnh nào
đó, một văn bản nào đó... Đặt văn bản trong mối quan hệ với các văn
bản khác, Kristeva đã đưa ra lí thuyết liên văn bản có nhiều ý nghĩa
trong việc sáng tạo và thưởng thức tác phẩm văn học hậu hiện đại của
người đọc. Từ đây, mỗi tác phẩm được quan niệm là một sản phẩm
độc lập, tự trị đã được thay vào bằng thuật ngữ mới đó là sản phẩm
của một sự biên tập văn bản văn hoá – lịch sử. Trên “một tấm lụa,
được dệt từ vô số trung tâm văn hoá khác nhau” (R.Barthes), những
đường kênh được thiết lập kích thích năng lực diễn giải từ người đọc
và làm sản sinh, nảy nở những giá trị văn hoá để tạo ra một văn bản
mới tuỳ vào tư duy, năng lực thẩm thấu, nền tảng văn hoá và cả những
trải nghiệm từ vốn sống của bản thân. Khái niệm liên văn bản ra đời đã
dẫn tới những đổi mới trong tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng
thời là phương thức mang sức “vẫy gọi” người đọc để mở ra những vỉa
tầng ý nghĩa ngoài chủ ý sáng tác của người viết.
Nguyễn Bình Phương là người nghệ sĩ có hành trình sáng tạo
độc lập khi tư duy về một thế giới nghệ thuật khác lạ trong các sáng
tác của mình. Với quan niệm sáng tác văn chương “sống là viết vào
đời câu cách ngôn bí ẩn”, thơ văn Nguyễn Bình Phương vẫn là sự
thách thức với độc giả đương đại khi tìm hiểu, khám phá thế giới hình
tượng đầy kì bí, ma mị được phủ bởi lớp sương khói mơ hồ lảng bảng
đầy dẫn dụ, mê hoặc. Chiếm lĩnh và tái hiện “hiện thực phân mảnh”
vốn hiện tồn trong đời sống thực tại, thơ Nguyễn Bình Phương thực sự
2
là một mê lộ với “trò chơi” chồng xếp nhiều lớp văn hoá, với những
hình thái ý thức xã hội được mã hoá đầy kì diệu, độc đáo. Do đó, đọc
thơ Nguyễn Bình Phương không dễ, đòi hỏi liên tưởng phong phú, sâu
xa ở người đọc trong một trường liên tưởng tích hợp của nhiều vốn
văn hoá, hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực. Có lẽ vì thế mà việc giải mã
thế giới thơ Nguyễn Bình Phương vẫn luôn là niềm hứng khởi đối với
nhiều bạn đọc yêu thơ. Thiết nghĩ, khám phá thơ Nguyễn Bình Phương
bằng việc vận dụng lí thuyết liên văn bản sẽ giúp người đọc tìm thấy
những giá trị được gợi ra trên nền chất liệu có sẵn trước đó và hướng
đến những ám gợi mới mẻ. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn liên văn bản”. Đề
tài này nhằm bóc tách những tầng ý nghĩa trong thơ Nguyễn Bình
Phương, qua đó khẳng định một phong cách thơ độc đáo và là cơ sở
khẳng định cho việc dự phần vào quá trình cách tân nền thơ hiện đại
của một nhà thơ “sống bình thường, viết không bình thường” này.
c s v n đề n n cứu
Xuất hiện trên văn đàn như một gương mặt lạ, độc đáo với lối
viết mới mẻ, Nguyễn Bình Phương trở thành một hiện tượng của văn
chương đương đại. Tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình
Phương chủ yếu là một số bài báo trên tạp chí bàn về một vài khía
cạnh nhất định trong thơ ông:
Dương Kiều Minh trong bài viết Thi ca và cuộc kiếm tìm, có
tên: Nguyễn Bình Phương cho rằng đây là một nhà thơ có “một phong
vị thơ rất riêng đầy trẻ trung đầu thập kỷ 90, thế kỷ XX”. Sự trích dẫn
yếu tố văn học dân gian một cách nhuần nhị đã đánh thức những cảm
xúc đã sẵn tiềm ẩn trong đời sống tâm hồn của con người. Để diễn đạt
3
hết miền nội tâm phức tạp với những cảm xúc tinh tế, Nguyễn Bình
Phương đã sử dụng một kiểu ngôn ngữ khá đặc biệt mà nhân Đọc thơ
Nguyễn Bình Phương, Lê Hồ Quang đã có những phát hiện thú vị, đó
là “ngôn ngữ” khác thường, thứ ngôn ngữ của mộng mị, của những ảo
giác”. Trong Phía khác của mặt trăng, tác giả bài viết đã chỉ ra lối mở
vào đường biên thơ ca Nguyễn Bình Phương chính là một thế giới nhả
màu tượng trưng và siêu thực. Cùng ý kiến trên, Mai Văn Phấn trong
Khuynh hướng cách tân trong thơ Việt Nam sau 1975 đã phần nào
khẳng định sự tương tác về tư duy siêu thực, tượng trưng trong thơ
Nguyễn Bình Phương. Đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn
Bình Phương ở phương diện thi pháp, Mai Văn Phấn đã có những
đóng góp không nhỏ khi phát hiện ra trong Thi pháp không gian trong
thơ Nguyễn Bình Phương có sự tương tác, kết nối giữa tư duy thơ và
tư duy kiến trúc, hội hoạ. Đặc biệt, cũng trong bài viết đó, Mai Văn
Phấn đã chỉ ra có sự xâm nhập, dung hợp khá thú vị của thể loại văn
xuôi trong cấu trúc thơ. Ở một góc nhìn khác và tập trung vào một tập
thơ “Buổi câu hờ hững”, Đoàn Minh Tâm với Buổi câu hờ hững – một
hồn thơ “tinh quái” Nguyễn Bình Phương lại đặc biệt chú ý đến dấu
ấn “thiền” trong hồn thơ này. Nguyễn Minh Khiêm trong bài viết: Đi
tìm năng lượng chữ trong “Xa xăm gõ cửa” của nhà thơ Nguyễn Bình
Phương đã có phát hiện thơ Nguyễn Bình Phương “giàu phù sa màu
mỡ, nhiều hang động, giàu hướng tiếp cận. Nhiều cái có nghĩa trong
cái tàng hình vô nghĩa” và đề xuất lối đọc liên văn bản trong thơ ông.
Ngoài ra, với luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình
Phương”, Phạm Ngọc Lan đã phần nào chạm đến tính liên văn bản
trong thơ ông. Cùng với yếu tố hội hoạ, siêu thực được “trích dẫn” thì
biểu tượng cỏ - cây cũng là nét đặc sắc của thi giới bởi vừa mang ý
4
nghĩa khái quát chung nhưng cũng mang đậm tính suy tưởng, chiều
sâu tâm thức hiện đại.
Nhìn chung, các tác giả khi tìm hiểu, nghiên cứu về thơ Nguyễn
Bình Phương đã có những nhận xét, đánh giá về một vài khía cạnh
trong thơ ông. Dẫu có nhiều “dấu chỉ” đáng ghi nhận song qua khảo
sát, chúng tôi nhận thấy vấn đề liên văn bản trong thơ Nguyễn Bình
Phương chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Đề tài
hi vọng sẽ mở ra một cách tiếp cận mới cho việc tìm hiểu về thơ
Nguyễn Bình Phương, vừa cung cấp phương thức để giải mã những
tầng văn bản sâu kín vừa phù hợp với xu thế nghiên cứu hậu hiện đại.
3 Đố tƣợn , p ạm v n n cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thơ Nguyễn Bình Phương qua các tập:
+ Lam chướng (1992)
+ Khách của trần gian (1996)
+ Xa thân (1997)
+ Từ chết sang trời biếc (2001)
+ Thơ Nguyễn Bình Phương (2004)
+ Buổi câu hờ hững (2011)
+ Xa xăm gõ cửa (2015).
- Phạm vi nghiên cứu: thơ Nguyễn Bình Phương nhìn từ các yếu
tố liên văn bản, tập trung một số biểu hiện ở phương diện tư duy nghệ
thuật và phương thức trữ tình.
4 G ớ t uyết t uật n ữ
Liên văn bản (intertextuality) – một thuật ngữ gắn với văn học
hậu hiện đại do nhà phê bình chủ nghĩa nữ quyền Julia Kristeva đề
xuất vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX trong bài viết Bakhtin, từ,
5
đối thoại và tiểu thuyết trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng công trình của
M.Bakhtin: Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong nghệ thuật
sáng tác ngôn từ (1924). Theo Kristeva, không có văn bản nào thực sự
cô lập, như một sự sáng tạo tuyệt đối; mỗi văn bản là một liên văn bản,
là sự hấp thụ và biến đổi của những văn bản khác, là một tấm vải mới
dệt từ những trích dẫn cũ. Theo đó, văn bản có những mối quan hệ liên
văn bản trong mạng lưới từ cấp độ vi mô đến vĩ mô: kí ức ngôn ngữ,
sự biến tấu và tái sinh các thủ pháp, mô-típ, hình tượng, sự mô phỏng,
giễu nhại, nhại, vay mượn, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, biến
đổi, ảnh hưởng, đọc sai, ám chỉ, đạo văn, pha trộn thể loại...
Một mặt, liên văn bản được hiểu như một thủ pháp văn học, mặt
khác còn được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản (“bất kì
văn bản nào cũng là liên văn bản” - R. Barthes). Liên văn bản được
vận dụng trong sáng tác văn học, thỏa mãn tư duy nghệ thuật của
người nghệ sĩ và tâm thế đón đọc của người tiếp nhận. Và với thơ, tính
liên văn bản có thể mở rộng đến vô cùng đến mọi chiều kích với đặc
trưng thế giới nghệ thuật ngôn từ riêng có.
5 P ƣơn p áp n n cứu
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp loại hình
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng
phương pháp liên ngành khác nhằm làm nổi bật tính liên văn bản trong
mỗi văn bản thơ Nguyễn Bình Phương.
6
6 Đón óp của đề tà
- Đề tài tiếp cận, nghiên cứu thế giới thơ Nguyễn Bình Phương
một cách có hệ thống trong sự tương tác, dung hợp, pha trộn với các
văn bản khác góp phần tìm thấy cấu trúc thơ mở với nhiều chiều kích
của phong cách thơ này.
- Với phương pháp nghiên cứu liên văn bản, đề tài phần nào giải
mã một số tín hiệu thẩm mĩ ở chiều sâu của tư duy nối dài văn hóa –
văn học trong thơ Nguyễn Bình Phương, từ đó mở ra các hướng tiếp
cận thơ, kích hoạt đường dẫn làm tăng sức nhập cuộc từ bạn đọc để
tiếp tục khai mở những ý nghĩa mới mẻ từ văn bản. Qua đó, góp phần
khẳng định một tư duy thơ có nhiều sáng tạo và độc đáo làm nên cá
tính sáng tạo của Nguyễn Bình Phương cũng như đóng góp của nhà
thơ cho thơ Việt đương đại.
7 ố c c của uận v n
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Đặc trưng thẩm mĩ của thơ Việt Nam sau 1986 và
hiện tượng Nguyễn Bình Phương
Chương 2. Thơ Nguyễn Bình Phương – Tư duy nghệ thuật
mang tính đối thoại
Chương 3. Thơ Nguyễn Bình Phương – Tương tác giữa các mã
hình thức biểu hiện
7
CHƢƠNG 1
ĐẶC TRƢNG THẨM MĨ CỦA THƠ VIỆT NAM SAU 1986
VÀ HIỆN TƢỢNG NGUYỄN ÌNH PHƢƠNG
1 1 T ơ V ệt Nam sau 1986 – n ữn tìm tò từ tƣ duy n ệ t uật
đến kĩ t uật v ết
1.1.1. Đào sâu vào bản thể của cái tôi
Sau năm 1986, để hòa cùng dòng chảy thơ ca thế giới cũng như
đối diện với đời sống hiện thực thậm phồn, thơ ca Việt Nam cần đổi
mới như một sự cần thiết để tồn tại. Thơ ca đương đại hướng đến việc
đào sâu vào cái tôi như cuộc thăm dò vào “miền đất lạ” ẩn chìm để
khám phá đến tận cùng vẻ đủ đầy của hiện thực sống. Các nhà thơ viết
bằng vốn sống, trải nghiệm của chính mình, cất tiếng nói khát đòi chân
thành của bản thể, viết như một sự thực hành sống một cách đủ đầy,
thê thiết. Cùng với đó, giữa hỗn mang của cuộc sống bất toàn, một số
nhà thơ nguyện “lộn trái” mình để phơi diễn tận cùng nỗi đau của bản
thể. Sự phát triển của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tượng trưng trong
nền văn học thế giới đã dẫn lối cho các nhà thơ phương thức “trôi dạt”,
“dò tìm” vào tận cùng đời sống của bản thể với vùng mờ tâm linh bí
ẩn. Với chủ trương lối thơ phiêu vào cõi khác của miền tâm thức, cõi
vô thức siêu hình, thơ Nguyễn Bình Phương khao khát tìm mình giữa
muôn nghìn mặt khác trong cuộc truy tìm, lật trở đến mức tự cấu bản
diện. Trên tinh thần liên văn bản, sự vực dậy của văn hóa – tín ngưỡng
dân gian, tâm thức cộng đồng và sự nương nhờ chủ nghĩa siêu thực,
tượng trưng kết hợp với cảm hứng thiền… thơ Nguyễn Bình Phương
đã phát lộ bản thể người trong những biểu hiện sâu kín, phức tạp nhất
của nó.
8
1.1.2. Cách tân hình thức trữ tình – trò chơi “lạ hoá”
Cùng với sự đổi mới tư duy nghệ thuật ở mặt nội dung, thể tài,
thơ Việt Nam sau 1986 còn chứng kiến sự bùng nổ của những lối viết
lạ từng gây tranh cãi. Các nhà thơ Việt sử dụng ngôn ngữ như một thứ
trò chơi quyền lực với vô vàn những luật chơi mà ở đó tác giả sẽ
“chơi” cùng người đọc. Cùng với ngôn ngữ, cấu trúc thơ cũng được
các tác giả đặc biệt quan tâm khi thiết lập khá nhiều kiểu chơi cấu trúc
độc đáo nhằm dung chứa hiện thực như nó “vốn là” ngoài đời sống. Là
một trong những nhà thơ tiên phong đã âm thầm “khởi cuộc” khai phá
những “miền đất mới” trong thơ đương đại Việt Nam cuối thế kỉ XX,
Nguyễn Bình Phương trong hành trình sáng tạo luôn ý thức đổi mới
hình thức thơ như một cách thế để tồn tại. Bằng những sáng tạo về
ngôn từ, hình ảnh, kết cấu,… thơ Nguyễn Bình Phương đã dựng lại cả
một thế giới đầy ám ảnh, ma mị với những biểu tượng đa tuyến, phức
điệu của vô thức, tiềm thức, tâm linh.
1 N uyễn ìn P ƣơn vớ quan n ệm n ệ t uật t ơ
1.2.1. Nguyễn Bình Phương – nhà thơ của “nhiều u uất”
Xuất thân từ một nhà văn quân đội, ở Nguyễn Bình Phương có
sự trầm tĩnh, ôn hòa. Chính cái trầm tĩnh, điềm nhiên, ít nói lại là sự
nén vào bên trong những bộn bề suy tư. Bước vào thế giới nghệ thuật
thơ, Nguyễn Bình Phương vẫn giữ tâm thế ấy cho hành trình sáng tạo,
cho suy tư nghệ thuật để khai sâu vào cái “vùng tối” u uất, khuất lấp
của chính mình. Trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩ đều có
một vùng thẩm mĩ của riêng mình. Trở đi trở lại nhiều lần trong thơ
Nguyễn Bình Phương là những ám gợi từ vùng đất Thái Nguyên với
những đồi núi trập trùng, quanh năm nằm lặng lẽ, u trầm trong sương
9
mù giăng mắc đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra cái u uất của
hồn thơ. Tự đánh giá về cái tạng “hơi u uất” của mình, nhà thơ khẳng
định nét độc đáo trong phong cách ấy lại là biểu hiện của cái tôi suy
nghiệm, day dứt về cuộc sống cũng là điểm thôi thúc dẫn lối của sáng
tạo nghệ thuật.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật thơ “Sống bình thường, viết
không bình thường”
Nguyễn Bình Phương tâm niệm “Sống bình thường viết không
bình thường hay hơn là viết bình thường, sống không bình thường”.
Nhà thơ luôn tri nhận con người vốn phức tạp cho nên cái “viết bình
thường” chẳng mang đến điều gì cho hoạt động sáng tạo văn chương.
Hơn nữa, khi mọi yếu tố phức tạp trong đời sống với tâm thế tồn tại
cùng đối thoại, cuộc sống in dấu trên trang thơ cần được vẹn nguyên,
đa diện, đa sắc. Và điều đó không cho phép người nghệ sĩ tri nhận,
phản ánh về cuộc sống một cách đơn giản, một chiều. Định hướng
điều đó trong sáng tác, nhà thơ vận dụng kĩ thuật liên văn bản trở
thành một đặc điểm nghệ thuật đáng quan tâm.
1.2.3. Nhà thơ với hành trình vào “cõi lạ”
Mỗi tập thơ của Nguyễn Bình Phương khi xuất hiện đều gây nên
sự ngỡ ngàng bởi những thử nghiệm về tư duy nghệ thuật và kĩ thuật
viết. Từ Lam chướng đến Khách của trần gian, Xa thân, Từ chết sang
trời biếc, Buổi câu hờ hững cho đến tập Xa xăm gõ cửa, Nguyễn Bình
Phương đã thực sự “tựa luồng gió lao rừng rực”.
Lam chướng – sản phẩm đầu tay của nhà thơ đã tạo nên bước
đột phá khá quyết liệt vào âm hưởng cũ kĩ, sáo mòn của thơ Việt thời
hậu chiến để “kết cấu” lại những giá trị thi pháp mới. Cái cõi lạ ấy toát
ra từ một bầu không khí bảng lảng vừa gây rợn người vừa mang sức
10
hấp dẫn mê dụ không cưỡng lại được. Từ thành công ở Lam chướng,
Nguyễn Bình Phương tiếp tục thử nghiệm và gây chú ý dư luận với
Khách của trần gian. Những chiêm nghiệm về nhân thế và phận người
cùng thế giới bí huyền, huyễn ẩn của đời sống tâm linh đã làm nên
màu sắc lạ cho tập thơ này. Với Từ chết sang trời biếc, tràn ngập thi
giới là những đoạn kí ức lắp ghép vươn đến những khoảng trời biếc
mang những run rẩy, phập phồng với nỗi sợ vô hình se sẽ động hờ sợ
như trôi tụt mất. Hành trình đi “tìm mặt” chẳng bao giờ thôi dậy sóng
trong cái tôi đầy “u uất” Nguyễn Bình Phương. Nếu như ở những tập
trước đó, cuộc tìm kiếm tha nhân vẫn còn thể hiện ẩn mình sau những
dòng thơ chiêm nghiệm về thế phận thì nay trong Xa thân, điều đó trở
thành cảm hứng chủ đạo.
Trong số các tập thơ, Buổi câu hờ hững dường như “lạc loài”.
Cái cõi lạ ở tập thơ này chính là chỗ con người lướt qua nhau bằng
“gương mặt lơ vơ” mang theo nỗi cô đơn, trống trải. Xa xăm gõ
cửa được phát hành khi Nguyễn Bình Phương ở tuổi 50, sức sáng tạo
vẫn đang dồi dào. Tuyển thơ chưa phải những gì tinh túy nhất, nhưng
nó cho phép độc giả hình dung bao quát một chặng đường thơ Nguyễn
Bình Phương. Đó là kiểu thơ “giàu phù sa màu mỡ, nhiều hang động,
giàu hướng tiếp cận. Nhiều cái có nghĩa trong cái tàng hình vô nghĩa”.
Bằng cách đọc liên văn bản, mỗi người đọc sẽ tìm thấy năng lượng dồi
dào được nghiền ngẫm từ “mỏ quặng” hiện thực đầy độc sáng của
Nguyễn Bình Phương. Và sự giải mã “cõi lạ” ấy cho phép chúng ta
được thấy nhiều hơn những gì hiển hiện sau bề mặt câu chữ mà nhà
thơ nén vào bên trong chờ bung tỏa từ sự đồng sáng tạo ở người đọc.
11
CHƢƠNG
THƠ NGUYỄN ÌNH PHƢƠNG –
TƢ DUY NGHỆ THUẬT MANG TÍNH ĐỐI THOẠI
1 Tƣơn tác ữa các mã v n oá
2.1.1. Giải thiêng “thần tượng” – “dò tìm” lại bản thể đã “bị
đánh cắp”
Trong văn học, “giải thiêng” là cách tái dựng hiện thực ở một
góc độ khác, đưa tiền nhân về gần hơn với hậu thế, khai thác những
khía cạnh con người đời thường của các thần tượng để hậu thế có cái
nhìn toàn diện, biện chứng và dân chủ hơn. Nhân vật trở thành thần
tượng mang tính siêu linh mà con người hằng tôn thờ, kính ngưỡng
chính là thần thánh, tiên bụt tiếp đến là sư chùa với niềm tin tôn giáo
linh thiêng. Qua thơ Nguyễn Bình Phương, trong con người đã gửi
phần đời cho đức Phật vẫn không thể phủ nhận, đoạn tuyệt những gì là
bản thể xác phàm: Sư ông vào rừng xem chim Từ Quy/ Nó sắp sửa gọi
nhau/ Gọi cái người không thương cho trót (Dằng dặc). Và dành cho
những vị vua trị vị trên ngai vàng niềm cảm thông sâu sắc khi phải
“suốt đời thỏa hiệp”, cũng chỉ là một bi kịch lớn, bi kịch phải làm một
anh hùng. Cùng với những chân dung anh hùng lịch sử, đấng cứu thế
thần bụt của đời sống tâm linh, trong thơ Nguyễn Bình Phương còn có
sự hiện diện của những chân dung văn học từng chịu bi kịch bị “đóng
đinh” trong nhận thức con người về những gì riêng khác.
Giễu nhại sự cả tin vào tính chất bất biến của con người, nhà thơ
đã tìm thấy câu chuyện đời thường trong những câu chuyện lịch sử, đã
nghe thấy tiếng nói bản thể sau những lí tưởng thời đại của con người
“vĩ nhân”. Lịch sử được viết tiếp với những “khoảng trắng” bỏ ngỏ.