Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ CÁC THẦN CHE CHỞ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI TÀY BẮC KẠN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28
23
THỜ CÖNG TỔ TIÊN VÀ CÁC THẦN CHE CHỞ GIA ĐÌNH
CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN
Lƣơng Thị Hạnh*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Tày là một hoạt động có ý thức của con ngƣời, là tình cảm biết ơn,
tƣởng nhớ, hƣớng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là
niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con
cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi
mối thiện tâm ở mỗi con ngƣời trong cộng đồng xã hội.
Thờ cúng Tổ tiên là một trong những hình thức tín ngƣỡng chủ đạo không chỉ có ở dân tộc Tày,
mà có ở tất cả các tộc ngƣời nƣớc ta, hầu nhƣ không có gia đình nào là không thờ cúng tổ tiên,
không thực hành lễ nghi theo tập tục trong gia đình và cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành
một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm ngƣời, đồng thời là một phần quan trọng
trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung. Đó là một
phong tục đẹp, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Từ khóa: Tổ tiên; thờ cúng; tín ngưỡng; văn hóa; linh hồn; bàn thờ; huyết tộc; kiêng kỵ…
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tƣợng mang tính
lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nƣớc
trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt
của việc thờ cúng là nhắc nhở những ngƣời
đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”, biết kính trọng, phụng dƣỡng
ông bà lúc sinh thời và thờ phụng khi mất.
Lâu dần, sự thờ phụng đã trở thành đạo lý,
thành lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hoá
truyền thống của các dân tộc. Song kèm theo
nó là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc
mê tín dị đoan, vụ lợi, ảnh hƣởng không nhỏ
đến đời sống của con ngƣời.*
Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái
niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó
không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống
gia đình, họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi
cộng đồng xã hội ở ba cấp độ: Quốc gia thì thờ
Vua Hùng; làng bản thờ thần Thành Hoàng;
gia đình, dòng họ thì thờ tổ tiên.
Bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu về ý
nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên trong gia đình
và các vị thần che chở nhà cửa, làng bản của
ngƣời Tày Bắc Kạn, chứ không đi sâu tìm
hiểu về nguồn gốc và bản chất của tín ngƣỡng
thờ cúng và cũng không có ý định tìm hiểu về
đạo thờ Vua Hùng của quốc gia dân tộc.
*
Tel: 0914 892 999; Email: [email protected]
Ngƣời Tày ở Bắc Kạn là tộc ngƣời đã cƣ trú
từ lâu đời, lại có số dân đông nhất trong toàn
tỉnh, theo điều tra dân số năm 1999, dân tộc
Tày có số dân là 149.459 ngƣời, chiếm
54,32% [3, tr.39]. Vì thế, ở vùng này ngôn
ngữ Tày cùng với tiếng phổ thông (tiếng
Kinh) đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp
giữa các dân tộc. Hơn nữa, văn hóa truyền
thống của dân tộc Tày lại rất phong phú, đa
dạng là nét đặc trƣng cho văn hóa vùng cao
Bắc Kạn, Bên cạnh những đặc điểm chung,
giống nhau còn có những nét riêng rất độc
đáo, chẳng hạn tín ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên là
một trong những nét riêng độc đáo đó.
Theo tập tục của ngƣời Tày, nơi đặt bàn thờ
tổ tiên bao giờ cũng là gian giữa của ngôi nhà
với ba hoặc bốn ống hƣơng tùy từng dòng họ,
dù bố cục của ngôi nhà 5 gian hay 7 gian, thì
gian giữa vẫn là nơi trang trọng nhất; Còn ở
ngƣời Hmông thì chỗ thờ cúng tổ tiên luôn
nằm ở vách tƣờng (liếp). Nơi thờ làm hết sức
đơn giản, thƣờng chỉ là mảnh giấy tiền bằng
giấy bản, có hình chữ nhật dán lên vách, liếp
thuộc gian giữa của ngôi nhà. Khi cần cúng
thì cắm hƣơng xuống đất, đặt mâm cúng ngay
chân vách (liếp). Cũng có gia đình gài ống
hƣơng vào vách coi là nơi thờ tổ tiên, lại có
hộ làm bàn thờ nhƣ ngƣời Tày, Kinh…
Tuy nhiên, dù bố cục và bài trí bàn thờ tổ tiên
giữa các tộc ngƣời có khác nhau, song đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21