Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THƠ 1975 2000 và XU HƯỚNG HIỆN đại hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
NHỮNG TÌM TÒI ĐỔI MỚI THEO XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA
TRONG THƠ 1975-2000
MỤC LỤC
2
1. Cơ sở xã hội và ý thức thẩm mỹ cho một nền thơ đổi mới theo xu hướng hiện
đại hóa
1.1 Hiện thực xã hội
Sự kiện lớn nhất của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XX là chiến thắng mùa xuân
30/4/1975. Kể từ đó, đất nước ta được giải phóng nhưng bối cảnh chính trị - xã hội mới
đã đưa nhà nước Việt Nam non trẻ bước vào một giai đoạn khó khăn, đầy thử thách.
Những hậu quả của chiến tranh vẫn còn để lại và việc đưa đất nước phát triển sau chiến
tranh thực sự là vấn đề rất nan giải. Đồng thời, nhân dân ta phải đối đầu với hai cuộc
chiến tranh ở biên giới phía Bắc (17/2/1979-18/3/1979) và biên giới phía Tây Nam
(12/1978-1/1979). Nước ta bị bao vây về kinh tế.
Trong những năm đầu của thập kỷ 80, việc áp dụng mô hình kinh tế bao cấp theo
“đàn anh” Liên Xô đã bộc lộ những ưu – khuyết điểm và sự không phù hợp với tình hình
đất nước Việt Nam bấy giờ. Chính vì vậy, trong Đại hội Đảng lần VI vào tháng 12 năm
1986, Đảng ta đã đưa ra quyết định đổi mới. Trong đó, Việt Nam sẽ chuyển từ nền kinh
tế bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới
được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nước ta
vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
Mặt khác, tình hình quốc tế có nhiều biến động. Đặc biệt là sự đổi mới của hệ
thống xã hội chủ nghĩa với sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa
(1990) đã làm thay đổi căn bản cục diện thế giới. Điều đó trở thành thử thách trong bối
cảnh mới của đất nước Việt Nam. Chính bối cảnh xã hội đó đã có tác động trực tiếp đến
tình hình văn học 1975-2000 mà đặc biệt là đối với thơ ca.
Suốt những năm tháng đất nước ta kiên trì chiến đấu để giành được độc lập tự do,
miền Bắc tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội và dồn sức để miền Nam chiến đấu. Điều
3
được đặt lên hàng đầu lúc bấy giờ là lợi ích của đất nước, của nhân dân và cái chung
mang tính xã hội. Văn học cũng theo con đường đó để phản ánh hiện thực-phục vụ đất
nước. Nhưng khi đất nước được độc lập cũng là lúc cái tôi cá nhân trước đây bị đặt xuống
hàng thứ yếu, có điều kiện được bộc lộ mình, được thể hiện mình. Mặt khác, công cuộc
đổi mới của Đảng và Nhà nước cũng có tác động tích cực trong nhận thức của các nhà
văn lúc bấy giờ. Cuộc gặp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với các văn nghệ sĩ năm
1987 đã thổi một luồng sinh khí mới vào văn học và có tác động tích cực đến tinh thần
của người cầm bút, đặc biệt là ý thức tự cởi trói trong tư duy sáng tạo.
Quá trình đổi mới với chủ trương hòa nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước ta
cũng mở ra nhiều cơ hội mới, nhiều sự thay đổi trong nhận thức của người cầm bút. Tình
hình thế giới nhiều biến động, văn học thế giới đã có những bước tiến trên con đường
sáng tạo, cách tân về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Bối cảnh đó tác động tích cực
đến chủ trương tìm tòi, đổi mới trong văn học Việt Nam 1975-2000, đặc biệt là về thơ ca.
1.2 Những tiền đề về ý thức thẩm mỹ
Không chỉ dựa trên những tiền đề về cơ sở hiện thực xã hội, sự chuyển mình của
văn học Việt Nam 1975-2000 còn có tiền đề từ ý thức thẩm mỹ.
Đầu tiên, không thể không kể đến sự thức tỉnh và phát triển của cái tôi cá nhân,
của ý thức cá nhân trong tâm thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Ý thức cá nhân của người
nghệ sĩ không phải là điều chưa từng thấy trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Ngay
từ thời kỳ văn học trung đại, thời kỳ mà thi pháp của văn học đã chủ trương “tính phi
ngã” thì cái cách “Mời trầu” của Bà Chúa thơ Nôm không khỏi ấn tượng:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
(Mời trầu)
4
Ý thức cá nhân đó thực sự bừng tỉnh với phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945
với ông hoàng thơ tình yêu-Xuân Diệu. Cái tôi trong thơ Xuân Diệu được đề cao đến tận
cùng của nó. Điều đó vừa như một sự phản kháng với thơ cũ, lại vừa như sự đề cao ý
thức cá nhân một cách tuyệt đối:
“Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.”
(Hy Mã Lạp Sơn)
Với văn học Việt Nam 1975-2000, cái tôi ấy sau một thời gian dài bị đè nén, bị
kìm hãm trong cái tôi chung của đất nước, nay lại trở về với chính cái bản thể vốn có của
mình.
Thứ hai, những tìm tòi đổi mới trong thơ Việt Nam 1975-2000 còn có cơ sở từ
những đổi mới trong quan niệm thơ. Sau 1975, những đổi mới về quan niệm thơ rất đa
dạng, có lúc đối lập nhau một cách dữ dội.
Nếu như thời kỳ Thơ Mới 1932-1945 có sự tranh cãi gay gắt giữa “Nghệ thuật vị
nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh” thì nay, thời kỳ 1975-2000 lại diễn ra cuộc
tranh luận quan niệm về thơ. Trước đây, văn học nghệ thuật là một công cụ đắc lực cho
cách mạng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy” (Hồ Chí Minh). Trong Nhật ký trong tù, thơ trở thành một “người bạn tinh
thần” giúp người tù vượt qua những tháng ngày khổ sai. Bài thơ “Khai quyển” (Mở đầu
tập nhật ký) đã thể hiện rõ điều đó:
“Lão phu nguyên bất ái ngâm thi
Nhân vị tù trung vô sở vi
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật