Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô part 4 ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
77
- Siêu cao có tác dụng tâm lý có lợi cho người lái, làm cho người lái tự tin điều
khiển xe khi vào trong đường cong
- Siêu cao có tác dụng về mỹ học và quang học, làm cho mặt đường không bị
cảm giác thu hẹp giả tạo khi vào đường cong
3.5.2 Độ dốc siêu cao
Độ dốc siêu cao có thể tính được theo biểu thức
2
. sc
v i
g R = − μ (3.12)
Như vậy, nếu V lớn và R nhỏ thì đòi hỏi độ dốc siêu cao lớn.
Nếu chọn độ dốc siêu cao lớn, đối với những xe tải và xe thô sơ có tốc độ thấp có
khả năng bị trượt xuống dưới, theo độ dốc mặt đường. Độ dốc siêu cao quá lớn
đòi hỏi phải kéo dài đoạn nối siêu cao, điểm này sẽ gặp khó khăn đối với đường
vùng núi vì sẽ không đủ đoạn chêm giữa 2 đường cong trái chiều.
Độ dốc siêu cao khi thiết kế được tra trong quy trình phụ thuộc vào tốc độ thiết
kế và bán kính đường cong.
Bảng 3.1 [1]
Độ dốc siêu cao (%) theo bán kính đường cong nằm (m) và tốc độ thiết kế (km/h)
Isc %)
V(km/h) 8 7 6 5 4 3 2 Không làm
siêu cao
120 650
÷800
800
÷1000
1000
÷1500
1500
÷2000
2000
÷2500
2500
÷3500
3500
÷5500 ≥ 5500
100 400
÷450
450
÷500
500
÷550
550
÷650
650
÷800
800
÷1000
1000
÷4000 ≥ 4000
80 250
÷275
275
÷300
300
÷350
350
÷425
425
÷500
500
÷650
650
÷2500 ≥ 2500
60 - 125
÷150
150
÷175
175
÷200
200
÷250
250
÷300
300
÷1500 ≥ 1500
40 - - 60 ÷75 75 ÷100 100 ÷ 600 ≥ 600
30 - 30 ÷50 50 ÷75 75 ÷350 ≥ 350
20 - 25 ÷50 50 ÷75 75 ÷150 150 ÷ 250 ≥ 250
TCVN 4054-05 quy định về độ dốc siêu cao:
- Độ dốc siêu cao lớn nhất : 8%
- Độ dốc siêu cao nhỏ nhất : bằng độ dốc ngang mặt đường hai mái
- Độ dốc siêu cao thông thường : 4%
- Những đường cong có bán kính lớn R>Rksc thì không cần bố trí siêu cao
Ngoài ra, ở vùng núi, những đường cong ôm vực, cần có các biện pháp đảm bảo
an toàn vì độ dốc siêu cao nghiêng về phía vực, có thể bố trí các tường phòng hộ,
hoặc hạn chế độ dốc siêu cao đến 4%. Nhiều trường hợp người ta còn bố trí siêu
cao ngược, quay về phía lưng đường cong (phía núi)
78
3.5.3 Đoạn nối siêu cao và các phương pháp nâng siêu cao
Đoạn nối siêu cao được thực hiện với mục đích chuyển hoá một cách điều hoà từ
mặt cắt ngang thông thường hai mái sang mặt cắt ngang đặc biệt có siêu cao.
Việc chuyển hoá này sẽ làm phía lưng đường cong có độ dốc dọc phụ thêm if
- Khi Vtt=20 ÷40 km/h thì if = 1%.
- Khi Vtt ≥ 60 km/h thì if = 0,5%.
Trước khi vào đoạn nối siêu cao cần có một đoạn dài 10m để nâng lề có độ dốc
ngang bằng độ dốc ngang mặt đường, riêng phần lề đất không gia cố phía lưng
đường cong vẫn dốc ra phía lưng đường cong.
Đoạn nối siêu cao, đoạn nối mở rộng đều được bố trí trùng với đường cong
chuyển tiếp. Khi không có đường cong chuyển tiếp, các đoạn nối này bố trí một
nửa trên đường cong và một nửa trên đường thẳng
1. Phương pháp quay quanh tim đường
Đây là phương pháp thường hay được sử dụng nhất, phương pháp này được quy
định trong quy trình hiện hành TCVN 4054-05 [1]
Trình tự các bước :
- Quay mái mặt đường bên lưng đường cong quanh tim đường cho đạt độ dốc
ngang mặt đường in ;
- Tiếp tục quay cả mặt đường quanh tim đường cho đạt độ dốc isc.
Theo hình 3.5 có thể tính được chiều dài đoạn nối siêu cao Lsc và chiều dài các
đoạn đặc trưng như sau :
f
sc i
H L = mà
2
( )
2 2
sc n
sc n
b i i
i b i b H
+ = + = ; 2 1
1
1 ; 2
L L
i
bi
i
h L
f
n
f
= = =
từ đó suy ra các công thức :
f
sc n
sc i
b i i L
2
.( + ) = ;
f
n
i
b i L L
2
. 1 = 2 = ;
f
sc n
sc i
b i i L L L L
2
( ) ( ) 3 1 2
− = − + = (3.13)
Trong đó : b : chiều rộng mặt đường (m)
L1: Chiều dài đoạn nâng lưng đường cong từ -in đến 0
L2: Chiều dài đoạn nâng lưng đường cong từ 0 đến in
L3: Chiều dài đoạn nâng mặt đường từ in đến isc.