Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1280

Thiết kế trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN



ĐỖ XUÂN HÙNG

THIẾT KẾ TRANG WEB SỐ TAY TOÁN HỌC

HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10

Hƣớng dẫn khoa học

PGS – TS: ĐÀO THÁI LAI

Thái Nguyên – 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết tắt Viết đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tin

THPT Trung học phổ thông

GV Giáo viên

HS Học sinh

SGK Sách giáo khoa

SBT Sách bài tập

SGV Sách giáo viên

ĐH Đại học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 6

Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11

1.1. Cơ sở lý luận 11

1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài 11

1.1.2. Internet – Web 13

1.1.3. Một số quan niệm về tự học 15

1.1.4. Một số hình thức tự học 15

1.1.5. Chu trình tự học của học sinh 16

1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học 16

1.1.7. Sự cần thiết rèn luyện phương pháp tự học cho học

sinh trung học

17

1.1.8. Sổ tay toán học 17

1.1.9. Tự học với phương tiện là trang Web sổ tay toán học 18

1.2. Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1. Mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 19

1.2.2. Chương trình toán học trong nhà trường THPT 19

1.2.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Toán trường THPT 19

1.2.4. Điều kiện thực tế của nhà trường THPT 19

1.3. Giới thiệu khái quát về quá trình khảo sát 20

1.3.1. Mục đích khảo sát 20

1.3.2. Đối tượng khảo sát 20

1.3.3. Nội dung khảo sát 20

1.3.4. Các phương pháp khảo sát 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

1.4. Kết quả khảo sát 21

1.4.1. Thực trạng việc ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình học

tập của học sinh lớp 10 THPT

21

1.4.2. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của

giáo viên lớp 10 THPT

21

1.5. Kết luận chương I 22

Chƣơng II: Trang Web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho

học sinh lớp 10 THPT

23

2.1. Cơ sở thiết kế nội dung trang web sổ tay toán học hỗ

trợ học tập cho học sinh lớp 10 THPT

23

2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng toán học 10 THPT là một

căn cứ để xây dựng trang web.

23

2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế trang web sổ tay

toán học

42

2.1.3. Các công cụ xây dựng website 43

2.2. Thiết kế trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho

học sinh lớp 10 THPT

55

2.2.1. Xác định bài toán 55

2.2.2. Đặc tả website 62

2.2.3. Thiết kế các Modul của website 70

2.2.4. Hướng dẫn sử dụng trang web sổ tay toán học 82

2.2.5. Tổ chức dạy học có sử dụng website 82

2.3. Kết luận chương II 104

Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm 105

3.1. Khái quát chung 105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

3.1.1. Mục đích thực nghiệm 105

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 105

3.1.3. Nội dung thực nghiệm 105

3.1.4. Tổ chức thực nghiệm 105

3.1.5. Phương pháp đánh giá 106

3.2. Kết quả thực nghiệm 106

3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm 106

3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 107

3.3. Kết luận chương III 108

KẾT LUẬN 109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ như vũ bão, các

nhà khoa học đã khẳng định: chưa có một ngành nghề và công nghệ nào lại phát

triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như CNTT. Sự ra đời của

Internet đã mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên thông tin. Nhiều chuyên gia đã

dự đoán: trong thập kỉ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD -

Rom, DVD sẽ mang đến những biến đổi có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu

trong nhiều lĩnh vực.

Trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên

hàng đầu của nhiều Quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào

tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một

công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn

học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến

mỗi chúng ta phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ, đặc

biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết sự lựa

chọn các phương pháp học tập phù hợp.

Xã hội học tập – đó là mục tiêu của các nền giáo dục trên thế giới. Thành

tựu nổi bật nhất của CNTT trong giáo dục và đào tạo hiện nay chính là dạy học

thông qua các trương trình chạy trên nền Website. Nó cung cấp một kho tàng

kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình

độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo

dục đều cho rằng, khi đưa CNTT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng

trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và

học.

Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một Nền kinh tế tri thức đòi

hỏi phương pháp dạy học phải phát huy được tích cực và chủ động đối với người

học để đào tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng

Sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải

khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi

dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng

Sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương

pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy

sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và

phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự

học, tự nghiên cứu cho HS”.

Luật Giáo dục (1998), Điều 24.2 đã nêu: Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp

học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập

cho HS.

Các ứng dụng của CNTT đặc biệt là Internet - Website học tập góp phần

rèn luyện khả năng tự học. Đây đã thực sự trở thành cầu nối giữa GV và nhà

trường, giữa GV và HS, giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa HS

và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo

án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức

luyện thi ĐH liên tục được đưa lên mạng để GV và HS có thể tham khảo, nghiên

cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS tra cứu, học tập vẫn

còn là rất ít và chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tự học của HS. Chính vì vậy

việc thiết kế các trang Web toán học giúp việc tự học cho HS là hết sức cần

thiết. Trong phạm vi rất hạn hẹp của luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài.

“Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở khoa học của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở

trường Trung học phổ thông, đặc biệt là khả năng ứng dụng thành tựu của công

nghệ thông tin trong dạy học để từ đó thiết kế Website nhằm hỗ trợ quá trình

học toán cho HS lớp 10 nói riêng và cho học sinh THPT nói chung.

3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học toán của học sinh THPT với

sự hỗ trợ của CNTT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình sử dụng trang web hỗ trợ hoạt

động học tập môn toán của học sinh lớp 10 THPT.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được và sử dụng hợp lý trang Web sổ tay toán học thì sẽ góp

phần rèn cho học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tạo ra hứng thú học tập cho

học sinh góp phần nâng cao hiệu quả học toán cho HS lớp 10 THPT.

5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chuẩn kiến thức toán học lớp 10 trung học phổ thông,

và cách thiết kế trang Web.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế trang Web

số tay toán học, các vấn đề về tự học, học tập không cần giáp mặt giáo viên, ứng

dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán học trong trường Trung

học phổ thông.

Phân tích chương trình cũng như phương pháp học tập môn Toán (Toán

học lớp 10) của các trường Trung học phổ thông.

Thiết kế một trang Web đơn giản hỗ trợ học tập toán cho HS lớp 10

nhằm cung cấp kiến thức và rèn luyện một số kĩ năng cần thiết cho học sinh.

Tiến hành thực nghiệm việc sử dụng trang Web số tay toán học với HS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

lớp 10 trong quá trình dạy học.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu phân tích các tài liệu về ứng

dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy Toán nói riêng (Toán lớp 10) trên thế

giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các tài liệu lí luận về tích cực hóa

hoạt động dạy học.

Phương pháp điều tra, quan sát, thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh

về hình thức học tập ứng dụng công nghệ thông tin, ưu nhược điểm của các

Website học tập đã có.

Nghiên cứu chuẩn kiến thức Toán lớp 10 và các tài liệu tham khảo cùng

với các ý kiến đóng góp của các giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng

dạy Toán lớp 10.

Nghiên cứu tài liệu về cách sử dụng một số phần mềm hỗ trợ xây dựng

Website, các công cụ xây dựng Website.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tiến hành thực nghiệm đo chất lượng

nhận thức thức của HS trong quá trình dạy học có ứng dụng CNTT và so sánh

với quá trình dạy học không ứng dụng CNTT.

8. Những đóng góp mới của luận văn

Tổng quan về vai trò của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.

Đưa ra được các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp đặc thù trong

quá trình dạy học Toán học lớp 10 THPT có sử dụng CNTT.

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế trang Web số tay toán

học hỗ trợ việc tự học toán cho học sinh lớp 10.

Giáo viên và học sinh có thể khai thác các thông tin Toán học lớp 10 thông

qua địa chỉ: http://imls.lrc-tnu.edu.vn/toanpt

Đề xuất phương án ứng dụng CNTT dạy học Toán trên phạm vi rộng.

9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hoá các lý luận về việc ứng

dụng CNTT trong dạy học và lý luận về việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Toán học lớp 10 ở trường THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của

học sinh.

Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần đổi mới nội dung và phương pháp

dạy học Toán học 10, minh chứng cho tính khả thi của việc ứng dụng CNTT

trong dạy học Toán học 10 để thực hiện dạy học phân hoá, phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng tự học của HS nhằm nâng cao

chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Toán học lớp 10 ở trường THPT.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Chương II: Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ tự học toán cho HS lớp

10 ở trường trung học phổ thông.

Chương III: Thực nghiệm sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài

1.1.1.1. Công nghệ thông tin trong xã hội

Trong những năm gần đây, loài người đã được chứng kiến một kỷ

nguyên mới gắn liền sự phát triển như vũ bão của CNTT và hưởng nhiều thành

tựu do CNTT mang lại. Chúng ta có thể số hoá hầu hết thông tin đa dạng của

cuộc sống như văn bản, âm thanh, hình ảnh... và sau khi xử lý các thông tin này,

ta dễ dàng lưu trữ, chuyển giao cho các đối tượng khác và như vậy, thông tin đã

thực sự trở thành tài sản của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi quốc gia và của toàn

bộ loài người.

Sự phát triển Internet và công nghệ truyền thông đa phương tiện

(Multimedia) tạo ra nhiều ứng dụng như: Trao đổi thư tín qua mạng Internet: e￾mail; Chính phủ điện tử: e-government; Giáo dục điện tử: e-education; Dạy học

qua mạng: e-learning; văn hoá số hay văn hoá điện tử: e-culture. Tất cả đều có

một đặc điểm chung là mọi công việc giao dịch được số hoá và thực hiện trên

mạng Internet. Sự thay đổi này kéo theo nhiều sự thay đổi sâu sắc trong xã hội.

Có thể khẳng định Computer đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống

và trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại.

Con người tiếp xúc với kho kiến thức khổng lồ của nhân loại qua màn hình máy

tính và giao tiếp với nhau qua mạng Internet, khi đó mọi cản trở về không gian,

thời gian đã trở nên không đáng kể.

Những thành tựu của CNTT đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hầu hết

các lĩnh vực xã hội, kinh tế,...Sự thay đổi không chỉ thấy trong các ngành sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

xuất công nghiệp, điện tử, viễn thông mà trong các lĩnh vực khác như y tế, tài

chính, ngân hàng, thương mại, quản lý nhà nước...thì CNTT cũng đã thực sự

mang lại cho các ngành này các công cụ mới cho phép đẩy nhanh gấp bội tốc độ

xử lý nghiệp vụ. Có thể kể ra rất nhiều các thành tựu khoa học mới ra đời dựa

trên cơ sở ứng dụng CNTT như các thành tựu trong y học (chụp cắt lớp, mổ nội

soi, chuẩn đoán bệnh và điều trị từ xa...), trong sinh học (các nghiên cứu mới về

gen, cấy ghép tế bào...).

Trong bối cảnh chung này, giáo dục không thể là trường hợp ngoại lệ,

giáo dục cũng đã và đang chịu sự tác động sâu sắc bởi các thành tựu của CNTT.

1.1.1.2. Công nghệ thông tin trong giáo dục

Từ cuối thập kỷ 20 nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada,

Cộng hòa liên bang Đức, Liên Xô (cũ), các nước khu vực châu Á – Thái bình

dương như: Australia, Ấn độ, Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo … Đã

sớm ứng dụng Computer trong dạy học và trở thành nét đặc trưng của nhà

trường hiện đại. Các nước phát triển đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực

nghiên cứu xây dựng và sử dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học.

Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Viện khoa học giáo dục

là cơ sở đầu tiên bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm việc dạy học tin học ở trường

phổ thông. Tuy nhiên, việc sử dụng Computer với tư cách là phương tiện dạy

học còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này mới chỉ là một số cá nhân và

tổ chức tham gia: Phân mềm dạy học Violet, … Chương trình trắc nghiệm một

số môn học … Trên một số tạp chí của ngành giáo dục và trường Đại học xuất

hiện một số bài báo cáo đề cập đến những vấn đề lý luận về sử dụng Computer

trong dạy học và thiết kế trang Web học tập.

Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu mới sử dụng Computer để dạy

môn tin học ở trường, việc sử dụng Computer với tư cách là một phương tiện

dạy học còn ít được nghiên cứu, chủ yếu được sử dụng ở trường Đại Học. Hiện

còn quá ít những trang Web học tập dành cho HS phổ thông, đặc biệt là những

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!