Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế thư viện và giảng đường Trường đại học ngân hàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH XÂY DỰNG
THIẾT KẾ THƯ VIỆN – GIẢNG ĐƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SVTH : LÊ TIẾN ĐẠT
MSSV : 207KH012
GVHD : Th.S NGUYỄN ĐĂNG KHOA
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm2012
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Xây Dựng GVHD:Th.S Nhuyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt MSSV: 207KH012
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng trong mọi lĩnh vực, ngành xây dựng
cơ bản nói chung và ngành xây dựng dân dụng nói riêng là một trong những ngành phát triển
mạnh với nhiều thay đổi về kỹ thuật, công nghệ cũng như về chất lượng. Để đạt được điều đó
đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật ngoài trình độ chuyên môn của mình thì cần phải có một tư duy
sáng tạo, đi sâu nghiên cứu để tận dụng hết khả năng của mình.
Qua năm năm học tại trường đại học, dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo cũng
như sự nỗ lực của bản thân, em đã tích lũy cho mình một số kiến thức để có thể tham gia vào
đội ngũ những người làm công tác xây dựng sau này. Để đúc kết những kiến thức đã học
được, em được giao đề tài tốt nghiệp là:
Thiết kế :
THƯ VIỆN VÀ GIẢNG ĐƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đồ án tốt nghiệp của em gồm:
Phần 1 :Thiết kế sàn tầng điển hình
Phần 2: Thiết kế cầu thang bộ trục 2 - 3
Phần 3 : Thiết kế hệ khung chịu lực
Phần 4 : Thiết kế 2 phương án móng
Hoàn thành đồ án tốt nghiệp là lần thử thách đầu tiên với công việc tính toán phức tạp,
gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Tuy nhiên được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô
giáo, đặc biệt là thầy Th.S Nguyễn Đăng Khoa đã giúp em hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên,
với kiến thức hạn hẹp của mình, đồng thời chưa có kinh nghiệm trong tính toán, nên đồ án thể
hiện không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ bảo của các Thầy Cô để
em có thêm những kiến thức hoàn thiện hơn sau này.
Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo đã cho em những kiến thức vô
cùng quý giá làm hành trang cho em bước vào đời.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 08/2012
Sinh viên : Lê Tiến Đạt
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Xây Dựng GVHD:Th.S Nhuyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt MSSV: 207KH012
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy Cô Trường trường Đại học Mở
TP.HCM đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc
biệt các Thầy Cô khoa Xây Dựng và Điện đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn,
những kinh nghiệm hết sức quý giá cho em, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em và
các bạn trong nhóm những kiến thức rất bổ ích không chỉ về lý thuyết mà còn về thực tiễn
tại công trường, giúp em xây dựng cầu nối giữa lý thuyết và thực hành ngày càng được
vững chắc hơn..
Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận
tình của các thềy cô cũng như các bạn bè.
Với tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Th.S Nguyễn Đăng Khoa : Giáo Viên hướng dẫn chính.
Các thầy Cô và các bạn sinh viên Trường Đại học Mở TP.HCM, các bạn xa
gần đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này
Với trình độ còn hạn chế , cuốn Đồ án này là những gì em đã tích góp được
trong quá trình học tập tại trường nên còn thiếu sót nhiều , em xin trân trọng đón nhận
những ý kiến đóng góp quý báu, chân tình của quý thầy cô.
Và chắc chắn em sẽ không bao giờ quên công ơn của Bố Mẹ, Gia Đình, Người
Thân đã luôn luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ em trên từng bước đi. Đồ án này sẽ
không thể hoàn tất tốt đẹp nếu thiếu sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ của mọi người.
Sau cùng em xin kính chúc tất các Thầy các Cô, cùng toàn thể các bạn nhiều sức
khoẻ để hoàn thành tốt công việc, góp phần cho sự phát triển nền gióa dục nước nhà.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt MSSV: 207KH012
MỤC LỤC
Chương 1 : KIẾN TRÚC 1
1.1 LÝ DO CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐÒ ÁN 1
1.2 ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT THIẾT KẾ 1
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 1
1.2.2 Vị trí giới hạn khu đất 1
1.2.3 Khí hậu 1
1.2.3.1 Nhiệt độ 1
1.2.3.2 Độ ẩm 2
1.2.3.3 Mưa 2
1.2.3.4 Gió 2
1.3 ĐỊA CHẤT 2
1.4 TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG 2
1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất 2
1.4.3 Hiện trạng các công trình kiến trúc 2
1.4.4 Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật 2
1.5 BỐ CỤC TỔNG THỂ 3
1.5.1 Phương án quy hoạch xây dựng được duyệt 3
1.5.2 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 3
1.5.3 Phương án thiết kế hạ tầng kỹ thuật 3
1.5.4 Quy hoạch chiều cao và thoát nước mưa 4
1.5.5 Cấp nước 5
1.5.6 Thoát nước bẩn 6
1.5.7 Vệ sinh đô thị 7
1.5.8 Cấp điện 7
1.6 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 8
1.6.1 Các hạng mục công trình xây dựng và điện tích 9
1.6.2 Các giải pháp kỹ thuật công trình 11
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt MSSV: 207KH012
1.6.3 Giải pháp kết cấu 14
1.6.4 Giải pháp hạn chế tác động của môi trường và phòng – chống cháy nổ 15
1.7 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 20
1.7.1 Giám sát chất lượng không khí xung quanh 20
1.7.2 Giám sát chất lượng nước thải 20
1.8 KẾT LUẬN 20
Chương 2 : THIẾT KẾ SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH 21
2.1 THƯ VIỆN SÀN TẦNG 3 21
2.1.1 Những khái niệm chung về sàn bê tông cốt thép 22
2.1.2 Chọn sơ bộ kích thước dầm và hệ dầm 23
2.1.3 Tải trọng sàn 24
2.1.4 Phân loại sàn 25
2.1.5 Tính toán bản sàn 26
2.1.5.1 Sàn làm việc hai phương 26
2.1.5.2 Sàn làm việc một phương 31
2.2 KHO LƯU TRỮ SÁCH TẦNG 7 43
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CẦU THANG BỘ TRỤC 2 – 3 46
3.1 CÁC ĐẶC TRƯNG CẦU THANG 46
3.2 TÍNH BẢN THANG 47
3.2.1 Tải trọng tác dụng lên bản thang 47
3.2.2 Tải trọng tác dụng lên bản thang 49
3.3 TÍNH DẦM CHIẾU NGHỈ (DCN)
3.3.1 Tải trọng tác dụng lên dầm 54
3.3.2 Sơ đồ tính 54
3.3.3 Tính nội lực 54
3.3.4 Tính cốt thép đai 55
3.3.5 Tính cốt thép 55
Chương 4 : THIẾT KẾ HỆ KHUNG CHỊU LỰC 57
4.1 XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ KHUNG 57
4.1.1 Sơ đồ tính toán: 57
4.1.2 Kích thước 58
4.1.2.1 Dầm 59
4.1.2.2 Cột 60
4.2 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TRUYỀN LÊN CÔNG TRÌNH 65
4.2.1 Các loại tải trọng truyền vào khung nhà 66
4.2.2 Các trường hợp tải và tôt hợp tải trọng 69
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt MSSV: 207KH012
4.3 THIẾT KẾ KHUNG TRỤC 3
4.3.1 Tính toán cốt thép dầm khung trục 3 81
4.3.1.1 Tính toán thép đai 82
4.3.1.2 Tính toán cốt treo 83
4.3.2 Tính toán cốt thép khung trục 3 83
4.3.2.1 Trình tự tính toán cốt thép cho cột 83
4.3.2.2 Tính cốt thép dọc 84
4.4 THIẾT KẾ KHUNG TRỤC B
4.4.1 Tính toán cốt thép dầm khung trục B 89
4.4.2 Tính toán cốt thép cột khung trục B
Chương 5 : THIẾT KẾ 2 PHƯƠNG ÁN MÓNG 97
5.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 97
5.1.1 Mặt cắt địa chất công trình 97
5.1.2 Sơ lược tình hình địa chất để thiết kế 98
5.1.3 Cấu tạo các lớp đất 98
5.1.4 Phân tích lựa chọn phương án móng 98
5.1.4.1 Móng M1 dưới chân cột trục 2-B 99
5.1.4.2 Móng M2 dưới chân cột trục 3-B 99
5.1.4.3 Móng M3 dưới chân cột trục 3-C 100
5.2 TÍNH TOÁN CỤ THỂ TỪNG PHƯƠNG ÁN MÓNG 100
5.2.1 PHƯƠNG ÁN MÓNG CỌC ÉP 100
5.2.1.1 Các giả thuyết tính toán 100
5.2.1.2 Sơ lược về phương án móng sử dụng 101
5.2.1.3 Tính toán móng M1 dưới chân cột trục 2-B 102
5.2.1.4 Tính toán móng M2 dưới chân cột trục 3-B 117
5.2.1.5 Tính toán móng M3 dưới chân cột trục 3-C 125
5.2.2 PHƯƠNG ÁN MÓNG CỌC NHỒI 133
5.2.2.1 Ưu nhược điểm của phương án móng sử dụng 133
5.2.2.2 Tính toán móng M1 dưới chân cột trục 2 - B 135
5.2.2.3 Tính toán móng M2 dưới chân cột trục 3 - B 147
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt MSSV: 207KH012
5.2.2.4 Tính toán móng M3 dưới chân cột truc 3 - C 156
5.2.3 SO SÁNH VÀ LỰA CHON PHƯƠNG ÁN MÓNG 164
5.2.3.1 Tổng hợp vật liệu 164
5.2.3.2 So sánh và lựa chọn phương án móng 164
5.2.4 LỰA CHON PHƯƠNG ÁN MÓNG 165
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 1 MSSV: 207KH012
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.1 Lý do cần thiết và mục tiêu của đồ án :
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là trường đại học chuyên ngành tài chính, ngân
hàng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về tài chính, ngân hàng cho ngành ngân hàng, các
doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác phía Nam và trong cả nước.
Mục tiêu của trường là xây dựng trường Đại học Ngân hàng TP.HCM thành trung tâm
đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn, từng bước tiếp cận và hòa nhập với các trường đại học
trong cả nước và trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, trường cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất đáp
ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập, ngiên cứu hiện đại cũng như các nhu cầu về ăn ở, vui
chơi của số lượng giảng viên, sinh viên ngày càng đông.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế kỹ thuật thì trình độ của con người trong xã hội cũng cần
phải được nâng cao về trình độ chuyên môn. Vì vậy Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là
một nhu cầu cần thiết để một mặt tạo ra cho đất nước một lực lượng lao động có tay nghề cao,
một mặt tạo cho nhân dân có ngành nghề cơ bản nhằm giải quyết công ăn việc làm.
1.2 Đặc điểm hiện trạng khu đất thiết kế :
1.2.1 Điều kiện tự nhiên :
1.2.2 Vị trí giới hạn khu đất :
Khu đất tọa lạc tại số 56 Hoàng Điệu II, quận Thủ Đức – TP.HCM. Tổng điện tích khu
đất theo bản đồ hiện trạng vị trí số 32204/ĐĐ ngày 19/9/1996 do đoàn đo đạc bản đồ Sở Địa
Chính lập và bản đồ hiện trạng vị trí số 86958-1/ ĐĐBĐ-VPTT ngày 10/05/2005 do Trung
tâm đo đạc bản đồ Sở Tài nguyên – Môi trường lập là 95.801,5 m2
. Trong đo, điện tích đất Bộ
Tài chính giao thành phố theo văn bản số 5011/BTC-QLCS ngày 12/4/2007 của Bộ Tài Chánh
là 2.800m2
, điện tích nằm trong lộ giới và đường quy hoạch dự phóng là 4.255,5 m2
. Tổng
điện tích khu đất còn lại là 88.746 m2
.
- Phía Đông Bắc : Giáp đường Hoàng Điệu II
- Phía Đông Nam : Giáp đường số 17.
- Phía Tây Bắc : Giáp đường số 16.
- Phía Nam : Giáp khu dân cư hiện hữu.
- Phía Tây : Giáp hẻm 1060 Kha Vạn Cân.
1.2.3 Khí hậu :
1.2.3.1 Nhiệt độ :
- Nhiệt độ trung bình : 27oC (tháng 07)
- Nhiệt độ cao nhất : 30oC (tháng 04)
- Nhiệt độ thấp nhất : 24oC (tháng 12)
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 2 MSSV: 207KH012
1.2.3.2 Độ ẩm :
- Độ ẩm trung bình : 82%
- Độ ẩm cao nhất : 87% (tháng 02 và 03)
- Độ ẩm thấp nhất : 74% (tháng 07 và 08)
1.2.3.3 Mưa :
- Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm.
- Lượng mưa trung bình : 2.185mm
- Lượng mưa cao nhất : 2.894mm
- Lượng mưa thấp nhất : 1.361mm
1.2.3.4 Gió :
- Mùa khô hướng gió chủ đạo là Đông – Nam
- Mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây – Nam.
1.3 Địa chất :
Đây là khu vực đất tốt có độ chịu lực cao, cường độ chịu lực của đất vào khoảng 1,2 –
1,5kg/cm2
. để có phương án thiết kế móng hợp lý cho công trình cần phải tiến hành khoan
khảo sát địa chất tại khu đất dự kiến xây dựng.
1.4 Tình hình hiện trạng :
1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất :
- Khu đất hiện hữu được chia thành 2 khu do bị cắt ngang bởi 1 đường dự phóng theo
QHCT có lộ giới là 20m.
- Điện tích khu quy hoạch sau khi trừ điện tích khu đất giao cho thành phố và lộ giới
đường dự kiến quy hoạch còn lại là 88.746m2
, bao gồm :
+ Khu A (phía Bắc) : 61.061m2
.
+ Khu B (phía Nam) : 27.685m2
.
1.4.2 Hiện trạng các công trình kiến trúc :
Hiện trạng có các công trình kiến trúc sau đây :
- Nhà hành chánh : 3 tầng ( 1 trệt, 2 lầu, mái bằng), xây dựng năm 2001 chất lượng còn
tốt.
- Khối giảng đường A : 4 tầng (1 trệt, 3 lầu).
- Khối ký túc xá : 4 tầng (1 trệt, 3 lầu) mới xây dựng.
- Khối hội trường : 900 chỗ (1 tầng trệt) đang xây dựng.
- Ngoài ra còn có một số dãy nhà cấp 4 : trệt, mái tole đã cũ, hiện đang làm ký túc xá.
1.4.3 Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật :
1.4.3.1 Giao thông :
- Hiện có đường Hoàng Điệu II (lộ giới 25m) tiếp giáp ở cạnh Đông Bắc của khu đất là
lối vào chính và trong khu đất Đại học Ngân hàng có một số đường nội bộ, một phần khu đất
phía Tây Bắc và Đông Nam giáp đường số 16 và đường số 17. Lối vào phụ vào khu B từ
đường có lộ giới 12m nối ra đường Kha Vạn Cân ở phía Tây Bắc. Theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ
1/2000, có một trục đường lộ giới 20m cắt qua giữa 2 khu A và B.
1.4.3.2 Cấp điện :
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 3 MSSV: 207KH012
- Khu vực trường đã có nguồn cấp điện từ lưới điện thành phố.
1.4.3.3 Cấp thoát nước :
- Hiện trạng đã có một mạng lưới cấp thoát nứơc nối với mạng lưới chung của khu
vực.
1.5 Bố cục quy hoạch tổng thể :
1.5.1 Phương án quy hoạch xây dựng được duyệt :
Khối thư viện : 8 tầng. Ký hiệu A3
+ Diện tích xây dựng : 1.134m2
+ Diện tích sàn : 9.095m2
Phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu giảng dạy của sinhviên, giảng viên.
Tổng số chỗ trong các phòng đọc là 1.320 chỗ. Ngoài ra, công trình dự trù còn bố trí
các phòng họp nhóm, phòng hội thảo, phòng vi tính, phòng giao dịch chứng khoán ảo.v.v..
1.5.2 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan :
- Giữ lối vào chính từ đường Hoàng Điệu, hai bên trục này là các công trình hành
chính, giảng đường.
- Khối giảng đường cao 12 tầng có chức năng làm điểm nhấn cho trục chính của
trường, có thể nhìn từ lối vào vừa góp phần tăng thêm cảnh quan kiến trúc cho đường Hoàng
Điệu II là trục đường lớn của khu vực. Đồng thời đảm bảo nhu cầu phòng học cho nhà trường
nhưng vẫn đảm bảo giảm mật độ xây dựng.
- Cuối trục chính này là một công viên vườn hoa trung tâm với biểu tượng của nhà
trường chắn trục và công trình thư viện 8 tầng làm điểm nhấn.
- Toàn bộ khu vực hành chính, giảng đường, thư viện được bố trí hài hòa trong vùng
cây xanh yên tĩnh, mật độ xây dựng thấp tạo nên môi trường học tập nghiên cứu thuận lợi.
- Khối thư viện, nhà ăn được bố trí ở trung tâm khu đất thuận tiện phục vụ cả cho khu
vực ký túc xá vừa phục vụ cho khối hành chánh và giảng đường.
- Khu vực ký túc xá được bố trí gần nhà ăn, gần khu TDTT có cổng ra vào riêng , có
bãi xe riêng. Khu TDTT tách biệt khỏi khu vực hành chánh, giảng đường, do đó trường Đại
học Ngân hàng có thể tổ chức các hoạt động tập luyện, thi đấu TDTT, thuận lợi, không ảnh
hưởng đến các bộ phận khác của trường, đồng thời việc sinh hoạt, vui chơi, ăn ở của sinh viên
ngoài giờ học cũng được thuận tiện.
1.5.3 Phương án thiết kế hạ tầng kỹ thuật :
1.5.3.1 Giao thông :
- Đường Hoàng Điệu : lộ giới 25m
- Đường 16,17 và đường dự phóng lộ giới 20m.
- Tận dụng đường hiện có trong khu đất để làm trục giao thông chính trong khu vực
(rộng 6m – 8m). Bố trí thêm một số tuyến đường mới nối liền các khu chức năng và các
đường nội bộ, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.
- Tổ chức lối vào chính từ đường Hoàng Điệu, lối vào phụ khu A từ đường quy hoạch
dự phóng. Ở khu B lối vào chính mở ra đường quy hoạch dự phóng và lối vào phụ từ đường
thông ra đường Kha Vạn Cân.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 4 MSSV: 207KH012
- Tại các lối vào đều tổ chức cổng lui vào bên trong để tạo khoảng trống rộng phía
trước, tránh sự tập trung đông người.
- Tổ chức các bãi xe nội bộ bên trong khu đất (2 bãi bên khu A và 1 bãi bên khu B).
Ngoài ra còn bố trí các chỗ để xe giáo viên – CNV và sinh viên tại các vị trí thuận lợi gần
cổng ra vào.
1.5.3.2 Cây xanh :
- Cây xanh chủ đạo là các loại cây to, lấy bóng mát, kết hợp cây bụi, thảm cỏ một số
bồn hoa. Chọn loại cây phù hợp với khí hậu địa phương : phượng, ngọc lan, phương tây, bằng
lăng…ít tốn công chăm sóc, không rụng lá nhiều.
1.5.4 Quy hoạch chiều cao và thoát nước mưa :
1.5.4.1 Giải pháp quy hoạch chiều cao:
Khu đất quy hoạch có nền đất tương đối cao,độ dốc địa hình tốt,không chịu ảnh hưởng
mực nước triều trên sông rạch. Do đó,giải pháp quy hoạch chiều cao chủ yếu chỉ san ủi tại
chỗ; hoàn thiện mặt phủ đồng thời với việc xây dựng hệ thống cống để tiêu thoát nước mặt.
- Độ dốc nền thiết kế : từ 0,77% đến 3,3%.
- Hướng đổ dốc : từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
- Đường giao thông:
+ Độ dốc dọc : Từ 0,5% đến 2,0%.
+ Độ dốc ngang : 2%.
+ Chiều cao bó vỉa : 0,20m.
- Chiều cao san ủi trung bình : ± 0,50 m.
1.5.4.2 Giải pháp quy hoạch thoát nước mưa:
Sử dụng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép kết hợp với giếng thu để tổ chức thoát
nước mưa triệt để, tránh ngập úng cục bộ.
Hướng thoát : hệ thống thoát nước được xây dựng hoàn chỉnh để có thể thu toàn bộ
nước mặt tập trung thoát về phía tây nam ra tuyến cống 600 dọc theo đường số 17 và tuyến
cống 800 phía tây nam trường; các tuyến cống này theo quy hoạch dự kiến sẽ được cải tạo
thành cống hộp có kích thước lớn (1200x1400 ) đủ khả năng tiêu thoát nước mặt cho khu vực.
Trước mắt, khi chưa cải tạo các tuyến cống này, nước mưa sẽ được hướng thoát vào
các giếng thấm. Các giếng thấm được xây dựng ở cuối từng đoạn cống tại vị trí có thể bố trí
được (bãi cỏ,đất trống hoặc dưới các sân thể thao). Các nút chặn được bố trí tại giếng thu phía
hạ lưu vị trí đặt giếng thấm để hướng nước mưa thoát vào giếng. Lượng nước dư sau thấm
được hướng thoát ra các tuyến cống hiện hữu đường số 17 và đường Chương Dương.
Cống thoát nước mưa được bố trí dưới hè đi bộ hoặc thảm cỏ dọc đường giao thông
nội bộ.
Nối cống theo nguyên tắc ngang đỉnh;độ sâu chôn cống tối thiểu 0,70m.
Cống băng đường được đặt với Þ300 và độ dốc 2%.
Tính toán lưu lượng nước mưa thoát theo phương pháp cường độ mưa giới hạn với hệ
số dòng chảy được tính theo phương pháp trung bình.
Chu kỳ tràn cống chọn T = 2 năm.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 5 MSSV: 207KH012
1.5.5 Cấp nước :
1.5.5.1 Nguồn nước cấp :
1.5.5.1.1 Nguồn nước mặt :
Khu vực xây dựng nằm xa sông rạch, nguồn nước mặt gần nhất là suối Xuân Trường
cách khu xây dựng theo đường chim bay khoảng 2,5km. Nguồn nước mặt không đảm bảo làm
nguồn cấp nước sinh hoạt, nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng do nước thải của các nhà máy
nằm ven suối Xuân Trường không được xử lý xả thẳng xuống suối
1.5.5.1.2 Nguồn nước ngầm :
Chưa có tài liệu đánh giá nguồn nước ngầm cho riêng khu xây dựng. Do sự xáo trộn
phức tạp của các nhịp trầm tích chứa nước. Nên chất lượng nước ngầm thay đổi tùy theo chiều
sâu lỗ khoan. Nước có độ PH=4 - 5, hàm lượng sắt cao. Do đó khi xây dựng giếng khai thác
cần phải chú ý địa tầng địa chất. Thủy văn, chế độ bơm khai thác để không phá hủy cân bằng
áp lực nước.
Từng nước khai thác tốt nhất là tầng plioxen “Điệp bà Miêu”đây là tầng chứa nước
phong phú chiều sâu từ H >= 160m. Nước từ giếng được bơm nên phải qua xử lý trước khi
đưa vào mạng cấp nước.
1.5.5.1.3 Nguồn nước máy thành phố :
Hiện có một tuyến ống cấp nước hiện trạng 350 trên trục đường Hoàng Điệu phía
đông khu xây dựng (lề đối điện với khu đất xây dựng), thuộc hệ thống cấp nước nhà máy nước
Thủ Đức công suất hiện nay Q = 850.000 m3
/ngày dự kiến đến năm 2007 công suất nhà máy
nước Thủ Đức sẽ nâng lên đạt Q =1.150.000m 3/ngày, (trong đó hiện trạng nhà máy nước Thủ
Đức Q = 750.000m3
/ngày, nhà máy nước Bình An Q =100.000 m 3/ngày, và dự án BOO Thủ
Đức Q= 300.000 m3
/ngày) .
1.5.5.2 Chỉ tiêu và nhu cầu dùng nước:
Khu vực quy họach nằm trong khu nội thành mới TP Hồ Chí Minh.
Hệ số dùng nước không điều hòa người ngay K ngày =1,1 và K giờ =1,7
Nhu cầu dùng nước
SÁT
T
Mục đích dùng nước Tiên chuẩn Quy mô Lưu lượng
m3
/ ngày
1. Cấp nước sinh hoạt cho sinh viên
nội trú
130 l/người ngày 4.000 người 520,0
2. Cấp nước sinh hoạt cho sinh viên
ngoại trú và giáo viên
20 l/người ngày 304,0
3. Nhu cầu dùng nước có ích 824,0
4. Tổn thất 20% 164,8
Tổng nhu cầu dùng nước Q =990 m3
/ngày
Q max =Kngày Q = 1.100 m3 /ngày
Lưu lượng cấp nước chữa cháy qCác = 10l/s cho một đám cháy số đám cháy xẩy ra
đồng thời một lúc là 2 đám cháy
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 6 MSSV: 207KH012
1.5.5.3 Chọn nguồn nước cấp:
Dựa vào lưu lượng của nguồn cấp và khả năng cấp nước của nguốn nước cấp. Chọn
nguồn nước cấp cho khu quy họach là nguồn nước, máy của nhà máy nước Thủ Đức, dựa vào
ống cấp nước hiện trạng 350 đi trên đường Hoàng Điệu
1.5.5.4 Hệ thống cấp nước chữa cháy:
Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10 l/s cho 1đám cháy ,số đám cháy xẩy ra đồng thời
cùng 1 lúc là 2 đám cháy theo TCVN 2622 – 1995. Dựa vào hệ thống cấp nước chính của khu
quy họach bố trí trụ lấy nước chữa cháy bên ngoài nhà. Ngòai ra khi có sự cố cháy cần bổ
xung thêm nguồn nước từ các xe chữa cháy, hệ thống chữa cháy trong các toà nhà cao tầng
phải tuân thủ theo các TCVN 5738 – 93. TCVN 5760 – 93 .
1.5.6 Thoát nước bẩn :
1.5.6.1 Tiêu chuẩn và lưu lượng thoát nước bẩn
SÁTT Hạng mục Tiêu chuẩn Quy mô Lưu lượng
(m3
/ngày)
1 Sinh viên 20L/người/ngày 15.000 người 300
2 Khu ký túc xá 120L/người/ngày 4.000 người 480
3 CBCNV 120L/người/ngày 200 người 24
Tổng cộng 804
Hệ số không điều hòa ngày : Kng = 1,2
Hệ số không điều hòa giờ : Kg = 2
Lưu lượng nước bẩn Q-ngầm Lưu lượng nước bẩn thiết kế
Q Qmax-ngày Qmax-ngày
804 965 80 1.045
Q : Lưu lượng nước bẩn trung bình (m3
/ngày)
Qmax-ngày : Lưu lượng ngày cao nhất (m3
/ngày)
Q-ngầm : Lượng nước ngầm ngấm vào cống = 10% Lưu lượng nước bẩn trung bình
Qmax-ngày = Qmax-ngày + Q-ngầm
1.5.6.2 Phương hướng quy hoạch chung
Dựa vào quy hoạch tổng thể về hệ thống thoát nước bẩn TPHCM do JICA thực hiện,
toàn bộ khu vực quận Thủ Đức sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn để thoát nước
mưa và nước thải bẩn trong đó hầu hết khu vực Quận Thủ Đức thuộc lưu vực Bắc Sài Gòn I
(SN-I), phần còn lại thuộc khu vực sử dụng hệ thống xử lý cục bộ theo từng cụm nhỏ. Trong
lưu vực SN-I, xây dựng hệ thống cống ngầm thoát nước riêng để tập trung toàn bộ nước thải
bẩn đưa về nhà máy xử lý nước bẩn đặt cạnh sông Sài Gòn và rạch Thủ Đức. Nhà máy xử lý
của lưu vực SN-I có công suất là 139.000 m3
/ngày và có điện tích là 10ha.
1.5.6.3 Quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn cho khu quy hoạch
Khu vực quy hoạch thuộc quận Thủ Đức và nằm trong lưu vực thoát nước bần Bắc Sài
Gòn I do đó sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn và nước thải được đưa về nhà máy
xử lý lưu vực Bắc Sài Gòn I cạnh sông Sài Gòn và Rạch Thủ Đức. Do hiện nay chưa hình
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 7 MSSV: 207KH012
thành hệ thống cống chính thoát nước bẩn và nhà máy xử lý cho lưu vực nên hệ thống thoát
nước bẩn của khu quy hoạch được bố trí theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu:
Xây dựng hệ thống cống thoát nước bẩn riêng để thu gom nước thải bẩn và tạm thời
nối vào cống thoát nước hiện hữu Þ800 trên đường Chương Dương.
Hệ thống cống có đường kính 200mm -> 300mm, được đặt theo độ dốc địa hình từ
phía Đông Bắc xuống Tây Nam và nối vào cống hiện hữu. Cống được đặt ở độ sâu từ 1m đến
1,2 m. Giếng kỹ thuật có kích thước 600mm x 600mm.
Từng công trình phải có bể tự hoại đặt ngầm để xử lý nước thải phân tiểu trước khi
thoát vào cống.
- Giai đoạn dài hạn:
Hệ thống cống thoát nước bẩn của khu quy hoạch sẽ được nối với tuyến cống chính
thoát nước bẩn của khu dân cư giáp đường Kha Vạn Cân để về nhà máy xử lý nước bẩn TP –
lưu vực Bắc Sài Gòn I như đã nêu trên.
1.5.7 Vệ sinh đô thị :
Rác được thu gom mỗi ngày và vận chuyển đến khu xử lý rác của thành phố tại Xã
Phước Hiệp, Huyện Củ Chi
1.5.8 Cấp điện :
1.5.8.1 Phụ tải điện:
Đại học ngân hàng Tp HCM có quy mô điện tích đất 9,26 ha, dự kiến 15,000 sinh viên.
Phụ tải điện của trường chủ yếu là điện dân dụng phục vụ khối hành chính, các giảng đường,
lớp học, hội trường, thư viện, ký túc xá…
Phụ tải điện dự kiến
SÁTT Công trình DT sàn xây dựng Phụ tải (KW)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Khối hành chính
Hội trường 900 chỗ
Giảng đường A
Giảng đường B
Giảng đường C
Thư viện
Ký túc xá (15 tầng)
Nhà ăn
Nhà thi đấu
Hồ bơi
Sân Tennis
Khu hạ tầng kỹ thuật
Chiếu sáng lối đi sân bãi
Cộng:
3660
1200
5480
20900
2956
9095
2x18150
1356
1512
140
50
165
625
88
70
720
30
45
30
20
30
30
2043
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Khoa
SVTH: Lê Tiến Đạt 8 MSSV: 207KH012
Nguồn điện :
Khu đại học ngân hàng được cấp điện từ lưới điện chung của Tp.HCM, nhận điện từ
tuyến trung thế hiện hữu dọc đường Kha Vạn Cân và đường Hoàng Điệu 2.
1.5.8.2 Công suất sử dụng của công trình:
Sau khi công trình thực đầu tư xây dựng hoàn tất, dự kiến hạng mục Thư viện phục vụ
cho khoảng gần 10.000 sinh viên và gần 1000 nghiên cứu sinh và cán bộ giảng dạy. Hạng mục
Nhà ăn dự kiến phục vụ khoảng gần 1500 suất ăn phục vụ không cùng một thời điểm (2 ca/1
bữa)
1.6 Phương án thiết kế kiến trúc :
Vị trí xây dựng Giảng đường và Thư viện thuộc vị trí A3 trên khuôn viên tổng thể
trường Đại học ngân hàng được Sở Quy hoạch-Kiến trúc thỏa thuận với các chỉ tiêu như sau:
- Điện tích khuôn viên lô đất: 4.256 m2
- Điện tích chiếm đất tầng trệt: 1.134 m2
- Mật độ xây dựng (tính trên lô đất): 27%
- Tổng điện tích sàn xây dựng: 9.116 m2
- Hệ số sử dụng đất (tính trên lô đất): 2,2.
- Tầng cao công trình: 8 tầng.
- Chiều cao xây dựng (tính từ cốt nến sân đến đỉnh mái): +38,5m.
- Khoảng lùi công trình: cách trục giao thông nội bộ hướng Đông Nam: 15m; cách trục
giao thông nội bộ hướng Bắc: 7m; cách ranh đất phía Tây: 25m.
Căn cứ các chỉ tiêu về xây dựng công trình, phương án thiết kế bố trí công trình với
chức năng chính như sau:
- Tầng 1 (trệt): sảnh vào, giảng đường và một phần căn tin chỏ có chức năng giải khát.
- Tầng 2, 3, 4: chức năng chính là giảng đường.
- Tầng 5: gồm các phòng hội thảo, hành chánh, công nghệ thông tin, phòng họp, phòng
nghe nhìn và phòng của chủ nhiệm, phó chủ nhiệm.
- Tầng 6: gồm phòng chứng khoàn ảo và phòng máy tính.
- Tầng 7: khu vực chính của thư viện: khu vực thông tin, hướng dẫn, tra cứu, gởi cặptúi xách, khu vực lưu trữ, bảo quản trưng bày, thu chụp-phục chế, chỉnh lý mục lục.
- Tầng 8: khu vực thông tin, hướng dẫn, phòng tra cứu thông tin, phòng trựng bày,
phòng nghên cứu, phòng đọc tài liệu, và các phòng học nhóm.
- Tầng mái công trình là phòng mái che thang phục vụ để lên mái và hồ cấp nước mái.
Hệ thống giao thông chính theo phương đứng và thang thoát nạn được bố trí ở 3 góc
công trình nhằm đảm bảo khả năng thoát nạn tốt nhất. Các thang bộ đều có chiều rộng vế
thang tối thiểu là 1,4m; Hệ thống thang máy được bố trí ngay lối vào cổng chính (gồm 3
thang, trong đó có một thang phục vụ dùng để chuyên chở đồ đạc và thoát nạn-thang này có
nguồn cấp điện dự phòng riêng khi có sự cố).