Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Ngoạm Lắp Trên Máy Kéo Dfh 180 Để Vận Xuất Gỗ Rừng Trồng
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
974.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1769

Thiết Kế Ngoạm Lắp Trên Máy Kéo Dfh 180 Để Vận Xuất Gỗ Rừng Trồng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ NGOẠM LẮP TRÊN MÁY KÉO DFH 180

ĐỂ VẬN XUẤT GỖ RỪNG TRỒNG

NGÀNH: CƠ GIỚI HOÁ LÂM NGHIỆP

MÃ SỐ: 103

Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Văn Thái

Sinh viên thực hiện: Đoàn Xuân Trường

Khóa học: 2004 - 2008

Hà Tây, năm 2008

LỜI CẢM ƠN

Sau gần bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm nghiệp, đến

nay khoá học 2004- 2008 đang bước vào giai đoạn cuối của khoá học. Để hoàn

thành khoá học cũng như chất lượng của sinh viên khi ra trường, được sự nhất trí

của trường ĐHLN, của khoa CNPTNT cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy

giáo TS. Lê Văn Thái, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Thiết kế ngoạm lắp trên máy kéo DFH 180 để vận xuất gỗ rừng trồng”

Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận

tình của thầy giáo TS. Lê Văn Thái, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Ngoài ra tôi

còn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong bộ môn Máy

lâm nghiệp trường ĐHLN, cùng toàn thể các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình thực hiện và hoàn thành bản khóa luận này.

Nhân dịp này tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.

Lê Văn Thái cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Máy lâm nghiệp dã giúp

đỡ tôi hoàn thành bản khóa luận này.

Do hạn chế về thời gian và trình độ nên bản khóa luận này không tránh khỏi

những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến quý

báu của các thầy cô cùng toàn thể các bạn bè đồng nghiệp để bản khóa luận này

được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Tây, ngày 28 tháng 4 năm2008

Sinh viên thực hiện

Đoàn Xuân Trƣờng

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì việc áp dụng

khoa học kỹ thuật cũng như các loại máy móc vào các ngành sản xuất nói chung

cũng như ngành sản xuất Lâm nghiệp nói riêng để giảm bớt sức lao động và tránh

nguy hiểm cho người lao động là vô cùng cần thiết.

Trong quá trình sản xuất lâm nghiệp thì công việc vận xuất gỗ là khâu công

việc nặng nhọc và quan trọng nhất. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều hình thức vận

xuất gỗ khác nhau. Trước đây việc cung cấp gỗ chủ yếu dựa vào nguồn rừng tự

nhiên, gỗ to, cồng kềnh nên công việc vận xuất gỗ gặp rất nhiều khó khăn. Ở nước

ta cũng đã áp dụng cơ giới hoá vào trong quá trình sản xuất đó bằng các máy

chuyên dụng như: DT55; LKT80; Volvo… Mặc dù chúng làm việc tin cậy và cho

năng suất cao nhưng do hiện nay rừng tự nhiên hầu như không còn, công việc khai

thác gỗ chủ yếu là từ rừng trồng và mang tính mùa vụ nên những máy này không

phát huy hết công suất, thời gian nhàn rỗi của các máy là rất nhiều.

Hiện nay, các máy động lực cỡ nhỏ đã được sản xuất và sử dụng phổ biến

trên thế giới và đã được nhập vào nước ta rất nhiều, đặc biệt là các máy kéo bốn

bánh cỡ nhỏ như: (Valmet, Kubota, Shibaura, DFH180, D12, D15, D20…) các loại

máy này phù hợp với điều kiện địa hình nông lâm nghiệp nước ta nhưng chủ yếu

vẫn chỉ được áp dụng vào việc sản xuất nông nghiệp, nên trong thời gian nông nhàn

các máy này không được sử dụng để sản xuất nên gây ra lãng phí.

Để nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, cũng như phát huy tối đa năng lực của

máy móc. Ngoài chức năng phục vụ mang tính mùa vụ người ta còn nghiên cứu, cải

tiến lắp thêm một số thiết bị chuyên dùng để phục vụ cho các công việc sản xuất

khác.

Từ những lý do trên và được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp,

khoa Công nghiệp phát triển nông thôn và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của

thày giáo: TS. Lê Văn Thái tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế ngoạm lắp

trên máy kéo DFH 180 để vận xuất gỗ rừng trồng”.

2

Chƣơng 1:

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.Tình hình khai thác rừng hiện nay

Rừng nước ta chiếm diện tích khá lớn so với diện tích toàn lãnh thổ Việt

Nam. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng và mang lại cho chúng

ta rất nhiều loại gỗ quý, lâm sản và dược liệu có giá trị kinh tế cao… Con người

ngày càng khám phá ra nhiều lợi ích từ rừng, thể hiện được tầm quan trọng trong

việc phát triển kinh tế và đời sống. Cho nên công việc khai thác rừng ngày càng

được chú trọng đó là việc áp dụng Cơ giới hoá vào các khâu công việc trong việc

vận xuất và vận chuyển gỗ rừng sau khi khai thác.

Trong một thời gian dài rừng nước ta đã bị giảm đi một cách nhanh chóng, từ

năm 1943 – 1993 đã giảm 5 triệu ha (từ 14,3 triệu ha xuống còn 9,3 triệu ha). Tuy

nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng đã có xu hướng tăng lên rõ rệt do

việc triển khai các chủ trương của nhà nước nhằm tăng diện tích che phủ rừng. Đến

cuối năm 1999 tổng diện tích rừng trên toàn quốc là 10,9 triệu ha chiếm 32,2% diện

tích cả nước. Trong đó tổng diện tích rừng tự nhiên là 9,4 triệu ha và rừng trồng là

1,5 triệu ha. Hiện nay, rừng tự nhiên đang bị hạn chế khai thác và dần dần được

thay thế bằng rừng trồng, các loại rừng này muốn được khai thác thì phải tuân theo

các quy định về khai thác gỗ và lâm sản. Theo quyết định số 40 ban hành ngày

7/7/2005 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc khai thác gỗ và lâm

sản chỉ được tiến hành với những khu rừng đã có chủ và được pháp luật công nhận.

Đối với rừng chưa có chủ thì chỉ được tận dụng cây khô, chết chứ không được khai

thác khi chưa có bản thiết kế khai thác và quyết định khai thác.

Theo định hướng xây dựng và phát triển rừng trồng thực hiện trồng mới 5

triệu ha trong đó chỉ tiêu là 1,8 triệu ha. Hiện nay trong quá trình phát triển của đất

nước thì nhu cầu về sử dụng các sản phẩm từ rừng là rất lớn dự báo nhu cầu sử

dụng lâm sản hàng năm trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 như sau: [2]

3

STT Nhu cầu Đơn vị 2006 2010

1 Gỗ trụ nhỏ 103 m

3

300 350

2 Nguyên liệu giấy 103 m

3

7.500 18.500

3 Nguyên liệu ván nhân tạo 103 m

3

1.500 3.500

4 Gỗ xây dựng cơ bản, gỗ gia dụng 103m

3

2.700 3.500

5 Củi 103

ster 12.000 10.500

Như vậy nhu cầu về gỗ củi nước ta trong những năm tới là rất lớn. Để đảm

bảo diện tích rừng hiện có và đáp ứng đủ nhu cầu về gỗ củi của nước ta trong những

năm tới Đảng và Nhà nước có chủ trương trồng mới 5 triệu ha từ năm 1998 – 2010.

Dự án này đang được triển khai ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Do đó diện tích

rừng đã tăng lên nhanh chóng, tăng tỉ lệ che phủ, đảm bảo cân bằng sinh thái đồng

thời đáp ứng được nhu cầu về gỗ củi của các ngành kinh tế xã hội.

Để thực hiện phương hướng phát triển lâm nghiệp trong những năm tới, việc

khai thác vận xuất, vận chuyển lâm sản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo

cung cấp các nhu cầu về gỗ củi cho nền kinh tế quốc dân và việc áp dụng Cơ giới

hoá vào việc khai thác, vận xuất, vận chuyển lâm sản có ý nghĩa rất lớn trong sự

nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Việc đưa máy móc vào

trong các khâu của sản xuất lâm nghiệp nhằm giải phóng sức lao động của con

người, tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn cho người lao động, nâng cao

chất lượng của sản phẩm là rất cần thiết.

1.2.Tình hình nghiên cứu và việc áp dụng các thiết bị vào vận xuất gỗ rừng

trồng.

Hiện nay các hình thức vận xuất gỗ ở nước ta là rất đa dạng và phong phú.

Tuy nhiên trong quá trình vận xuất gỗ ở nước ta thường sử dụng các hình thức vận

xuất sau: Vận xuất gỗ bằng súc vật; Vận xuất gỗ bằng đường cáp; Vận xuất gỗ bằng

4

máng lao; Vận xuất gỗ bằng tời và Vận xuất gỗ bằng máy kéo. Vận xuất gỗ là khâu

công việc quan trọng và nặng nhọc nhất trong quá trình khai thác lâm sản. [3]

*Vận xuất bằng súc vật

Đây là hình thức vận xuất được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời. Loại hình vận

xuất này thích hợp với điều kiện địa hình dốc, gỗ phân tán, trữ sản lượng rừng thấp.

Loại hình vận xuất này cho năng suất thấp, tải trọng vận xuất nhỏ, không ổn định,

phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu…do đó, trong điều kiện rừng trồng thì hình thức

vận xuất này không còn phù hợp nữa.

*Vận xuất bằng đường cáp

Vận xuất gỗ bằng đường cáp là một hình thức vận xuất gỗ được sử dụng rộng

rãi trong điều kiện địa hình núi cao hiểm trở không thuận lợi cho các phương tiện

vận xuất khác và ở những nơi có trữ lượng gỗ rừng lớn. Tuy nhiên hiện nay do rừng

tự nhiên không còn được khai thác nhiều mà việc khai thác là chủ yếu là từ gỗ rừng

trồng có đường kính vừa và nhỏ với trữ lượng không lớn. Do vậy việc áp dụng hình

thức vận xuất bằng đường cáp không còn phù hợp vì chi phí xây dựng lớn, chăm

sóc khó khăn, tính cơ động không cao…

*Vận xuất gỗ bằng máng lao

Máng lao là hình thức vận xuất gỗ có đặc điểm khác hoàn toàn các hình thức

vận xuất khác. Đây là hình thức vận xuất gỗ chủ yếu là dựa vào độ dốc tự nhiên của

khu khai thác, gỗ được đặt trong lòng máng lao và tự trượt đến vị trí thu gom. Ở

một số nước có ngành lâm nghiệp phát triển việc áp dụng vận xuất gỗ bằng máng

lao đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Ở nước ta cũng đã nhập một số loại máng

lao nhưng hiện nay không còn được sử dụng nữa vì kinh phí đầu tư cho máng lao là

lớn và gỗ rất dễ bị kẹt ở những chỗ đường vòng. Còn đối với máng lao thủ công gỗ

tự trượt trên nền đất gây lên hậu quả xấu đối với môi trường, làm xói mòn đất và

khi gỗ vận xuất có thể bị hư hỏng trong quá trình chuyển động.

*Vận xuất gỗ bằng tời

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!