Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Mô Hình Xử Lý Rác Thải Hữu Cơ Của Trường Đại Học Lâm Nghiệp Bằng Công Nghệ Ủ Phân Compost
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập tại trường đại học Lâm Nghiệp, khóa học
2011 – 2015, em luôn được các thầy cô giáo trong nhà trường tận tâm truyền
đạt các kiến thức về mặt lý thuyết chuyên ngành khoa học môi trường và giúp
em trang bị những kinh nghiệm, kỹ năng khi ứng dụng lý thuyết vào thực
tiễn. Để hoàn thành khóa học của mình, em tiến hành thực hiện đề tài “Thiết
kế mô hình xử lý rác thải hữu cơ của trường Đại học Lâm Nghiệp bằng
công nghệ ủ phân compost”.
Để có thể hoàn thành tốt đề tài của mình, em không những nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong nhà trường mà còn có sự
động viên từ bạn bè và gia đình.
Trước tiên cho phép em gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc đến
các thầy cô giáo trong nhà trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản lý tài
nguyên rừng và môi trường đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt quá trình học tập tại trường và giúp em có thể thực hiện đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Bùi Xuân Dũng, người
trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Thầy luôn nhiệt
tình giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất, giúp em có hướng đi đúng
đắn cho đề tài của mình và giúp đề tài của em hoàn thành đúng thời hạn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn sát
cánh, động viên em trong suốt quá trình học tập và giúp em có được động lực
để hoàn thành đề tài.
Với kiến thức tích lũy được trong suốt bốn năm học tập cùng với sự nỗ
lực của bản thân, kế thừa tài liệu và đúc rút từ kinh nghiệm của các anh chị
khóa trước, em đã cố gắng hoàn thiện tốt nhất đề tài của mình. Tuy nhiên, do
lượng kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, thời gian thực
hiện ngắn do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy
cô giáo sửa chữa và góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 03 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ngọc Mai
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1 CTR Chất thải rắn
2 ĐHLN Đại học Lâm Nghiệp
3 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
4 CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, quá trình đô thị
hóa, hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là đối với thành phố
Hà Nội - là Thủ đô, cũng là một trong những thành phố lớn và phát triển bậc
nhất của nước ta. Quá trình phát triển về kinh tế cũng đi đôi là sự tồn tại của
các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sự phát sinh
khối lượng chất thải rắn ngày càng nhiều đã và đang ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường cũng như chất lượng cuộc sống.
Đại học Lâm Nghiệp – một trong những trường đại học có quy mô lớn
đứng đầu cả nước với tổng diện tích là 160 ha, bao gồm khuôn viên và khu
rừng thực nghiệm cùng các công trình, cơ sở vật chất đã xây dựng đáp ứng
nhu cầu giảng dạy cho hơn 10.000 sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhà ở và sinh
hoạt cho gần 6.000 sinh viên và giáo viên. Với đặc thù như vậy, hàng ngày đã
tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường
đang áp dụng giải pháp tập trung thu gom và xử lý rác thải ngay tại trường
(khu vực rừng thực nghiệm) bằng biện pháp chôn lấp. Điều đáng quan tâm là
rác thải không được phân loại và phun chế phẩm trước khi đem chôn lấp, bãi
chôn lấp không được thiết kế đúng tiêu chuẩn đang trở thành vấn đề đáng lo
ngại cho môi trường khu vực núi Luốt nói riêng và toàn khu vực Thị trấn
Xuân Mai nói chung.
Nhằm đánh giá tác động và đề xuất giải pháp để giảm thiểu các vấn đề
tiêu cực đó, nhiều đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại khu vực núi Luốt trường
ĐHLN và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa, cụ thể: Đề tài nghiên cứu của
Trần Thị Hương và các cộng sự năm 2014 đã xác định được khối lượng và
thành phần rác thải phát sinh tại trường ĐHLN và đưa ra được mô hình thiết
kế cho bãi chôn lấp mới đạt tiêu chuẩn; Nhóm tác giả Phùng Quốc Tuấn Anh,
Nguyễn Chiến Thắng, Ngô Thị Minh Hoa (2005) đã nghiên cứu đánh giá
được hiện trạng, nhu cầu xử lý rác thải nói riêng và quản lý tổng hợp nói
chung tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu các tác
2
giả đã cho thấy khả năng làm tăng tốc độ phân huỷ rác hữu cơ bằng chế phẩm
sinh học EM và Bokashi, tăng hiệu quả xử lý. Tuy nhiên thì các đề tài này chỉ
dừng lại ở mức đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp mang tính chung
chung cho tất cả lượng rác thải phát sinh tại trường ĐHLN mà chưa đề cập
đến công tác phân loại rác thải và đưa ra biện pháp cụ thể để xử lý từng loại
rác, đặc biệt là đối với lượng lớn rác hữu cơ phát sinh.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế mô
hình xử lý rác thải hữu cơ của trường Đại học Lâm Nghiệp bằng công
nghệ ủ phân compost” để xử lý rác hữu cơ – thành phần rác thải chủ yếu phát
sinh tại trường ĐHLN nhằm giảm thiểu lượng rác thải thải ra môi trường, tận
dụng rác thải để tạo phân vi sinh và nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại
trường ĐHLN
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng phát sinh và xử lý rác thải
1.1.1 .Thực trạng phát sinh và xử lý rác thải trên Thế Giới
1.1.1.1. Thực trạng phát sinh rác thải
Nhìn chung, lượng rác thải phát sinh ở mỗi nước trên thế giới là khác
nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của
người dân nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng
GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số
thành phố trên thế giới: Băng Kok (Thái Lan) là1,6kg/người/ngày; Singapore
là 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là
2,65kg/người/ngày.
Tỷ lệ CTR phát sinh trong dòng CTR đô thị rất khác nhau giữa các
nước. Theo ước tính, tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002);
chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản; chiếm 80% ở
nước ta. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nước có thu nhập cao chỉ có
khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng CTR đô thị[10]
+ Tại Anh: Số liệu thống kê tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng
năm Liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệu
tấn chất thải sinh học và chất thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, trong đó
60% chôn lấp, 34% được tái chế và 6% được thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải
thực phẩm, theo dự án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2006-3/2008, chất
thải thực phẩm từ hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải bao bì
chiếm 19% chất thải đô thị. Hàng năm hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu
tấn chất thải thực phẩm, ở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là
thực phẩm có thể sử dụng được. Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg
chất thải thực phẩm/năm hay 5,3 kg/tuần, trong đó 3,2 kg vẫn có thể sử dụng
được[11]
+ Tại Nhật Bản: Theo số liệu thống kê của Bộ TN & MT Nhật Bản,
hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác