Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Máy Phun Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Cho Cây Lâm Nghiệp Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Lâm Nghiệp Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2 tháng thực tập tốt nghiệp với tinh thần khẩn trương và nghiêm
túc, đến nay tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế máy phun thuốc
bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa”.
Trong quá trình thực hiện tốt nghiệp, được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong bộ môn Kỹ thuật cơ khí, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy
giáo hướng dẫn TS. Lê Văn Thái, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và
sự giúp đỡ của bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp đúng thời
gian quy định. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
và bạn bè vì sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 28 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hồ Văn Chung
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 3
1.1. Tình hình sản xuất và thực trạng sâu bệnh phá hoại cây lâm nghiệp nước ta...3
1.1.1. Tình hình trữ lượng rừng ở nước ta ........................................................ 3
1.1.2.Thực trạng sâu bệnh phá hoại cây lâm nghiệp......................................... 4
1.2. Tổng quan về vấn đề bảo vệ thực vật cây lâm nghiệp ........................................5
1.2.1. Thuốc bảo vệ thực vật cây lâm nghiệp ................................................... 5
1.2.2. Công nghệ bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp ..................................... 7
1.2.3. Thiết bị bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp ........................................ 11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...................................................................................20
1.4. Nội dung nghiên cứu đề tài..................................................................................20
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng đề tài..............................................20
1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................................20
Chƣơng 2. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ........ 21
2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm nghiên cứu, ứng
dụng khoa học công nghệ Lâm Nghiệp Thanh Hóa.................................................21
2.2. Lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật ............................................................... 22
2.3. Lựa chọn nguyên tắc làm việc của máy .............................................................23
2.4.1. Phương án 1: Máy phun thuốc bảo vệ thực vật lắp trên xe đẩy............ 23
2.4.2. Phương án 2: Máy phun thuốc bảo vệ thực vật lắp sau máy kéo ......... 24
2.3.4. Ưu, nhược điểm của các phương án...................................................... 26
2.3.5. Tiêu chí lựa chọn phương án................................................................. 26
2.3.6.Kết luận lựa chọn phương án thiết kế .................................................... 26
Chƣơng 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT.................................... 27
3.1. Tính toán thiết kế hệ thống ống dẫn vòi phun....................................................27
3.1.1. Chọn đường ống.................................................................................... 27
3.1.2. Tính tổn thất trên ống dẫn..................................................................... 29
3.2. Tính toán thiết kế quạt gió ...................................................................................32
3.2.1. Xác định một số thông số của quạt gió ................................................. 32
3.2.2. Tính toán một số kích thước chính của quạt gió................................... 36
3.3. Thiết kế thùng chứa ..............................................................................................37
3.4. Tính toán thiết kế bộ phận trộn............................................................................38
3.4.1. Lựa chọn bộ phận khuấy....................................................................... 38
3.4.2. Tính toán bộ phận trộn .......................................................................... 39
3.5. Lựa chọn nguồn động lực ....................................................................................41
3.6. Thiết kế hệ thống dẫn động..................................................................................42
3.6.1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động.................................................................... 42
3.6.2. Hệ dẫn động cho quạt gió ..................................................................... 44
3.6.3. Hệ thống dẫn động cho bộ phận khuấy................................................. 48
Chƣơng 4. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ............................. 52
4.1. Năng suất...............................................................................................................52
4.2. Sơ bộ hoạch toán giá thành..................................................................................53
4.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế...........................................................................54
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông – lâm nghiệp là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho người dân tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các
vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Từ đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta
luôn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ta đã xác
định thực chất của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện
cách mạng kỹ thuật thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình
tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng”.
Tiếp theo, tại đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã xác định phải đặc biệt coi
trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông – lâm nghiệp và nông thôn. Trong
những năm gần đây nhờ có đổi mới nông – lâm nghiệp nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, nông – lâm nghiệp hiện nay vấn
đang đứng trước những thách thức to lớn, vấn đề về chăm sóc, bảo vệ, sản
xuất và thu hoạch chưa đạt được năng suất cao, đặc biệt là ngành lâm nghiệp.
Việt Nam là nước có diện tích rừng rộng lớn, chiếm hơn 2/3 lãnh thổ là đồi
núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng
cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú
về các loài sinh vật. [1]Tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha
đất có rừng, nhiều hơn 140.070 ha so với năm 2008, trong đó diện tích rừng
tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng trồng là 2.919.538 ha, độ che phủ rừng toàn
quốc năm 2009 là 39,1%; tăng 0,4% so với năm trước, sự thay đổi trên chủ
yếu là do diện tích rừng trồng tăng. Năm 2009, nước ta trồng mới được
359.409 ha rừng, trong đó có 7.599 ha rừng đặc dụng, 70.826 ha rừng phòng
hộ, 267.597 ha rừng sản xuất và 13.387 ha loại rừng khác. Tuy diện tích rừng
có tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao do dịch bệnh, côn trùng gây ra. Hàng
năm, dịch sâu bệnh hại rừng trồng đã gây nên những tổn thất lớn không
những làm giảm chất lượng rừng, làm chết cây ước tính thiệt hại nhiều tỷ
đồng mà còn làm suy thoái môi trường. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa
2
X kỳ họp thứ hai ngày 5/12/1997, vấn đề sâu bệnh hại rừng là vấn đề sinh
học. Rừng càng được trồng trên quy mô lớn là những điều kiện thuận lợi về
thức ăn cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, tần suất dịch sẽ cao, hậu quả khó
có thể lường trước được. Ví dụ như trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (huyện Đình
Lập) đã xảy ra hiện tượng sâu róm ăn trụi lá thông, có nguy cơ chết cây, chỉ
tính 20 ngày đầu tháng 9 năm 1999 đã có tới 450 ha rừng thông bị thiệt hại,
trong đó có khoảng 165 ha rừng bị sâu róm phá hoại nặng nề. Mật độ sâu là
411 con trên một cây. Đây là đợt dịch bệnh lớn nhất từ trước tới nay, hiện nay
Đình Lập vẫn chưa có biện pháp nào để khoanh vùng và ngăn chặn bởi kinh
phí và phương tiện phun thuốc trừ sâu gần như không có
Từ thực trạnh trên để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, được sự đồng ý của
Khoa Cơ điện công trình, sự hướng dẫn của thầy TS. Lê Văn Thái, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Thiết kế máy phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây
lâm nghiệp tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm
nghiệp Thanh Hóa”
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất và thực trạng sâu bệnh phá hoại cây lâm nghiệp
nƣớc ta
1.1.1. Tình hình trữ lượng rừng ở nước ta
Việt Nam là nước có diện tích rừng lớn. Từ năm 1995, diện tích rừng
Việt Nam đã không ngừng tăng lên, đến năm 2009, độ che phủ đạt 39,1%;
nhiều khu rừng phòng hộ và đặc dụng trong cả nước đã được thiết lập trên cơ
sở quy hoạch chung của quốc gia đã giúp cho việc bảo vệ có hiệu quả rừng
đầu nguồn, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, động vât rừng đó
là kết quả của những chính sách đúng đắn của Nhà nước cho bảo vệ và phát
triển rừng. Theo Tổng Cục Thống Kê, sản xuất lâm nghiệp trong chín tháng
năm 2011 bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm kéo dài tại thời điểm đầu năm ở
các tỉnh phía Bắc và khô hạn tại khu vực miền Trung nên tiến độ trồng rừng
chậm so với năm trước. Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước chín
tháng ước tính đạt 151,5 nghìn ha, bằng 92,4% cùng kỳ năm 2010; số cây lâm
nghiệp trồng phân tán đạt 163,6 triệu cây, tăng 0,3%; diện tích rừng được
khoanh nuôi tái sinh đạt 1192 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm
sóc 448,6 nghìn ha, tăng 1,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3066 nghìn m3
,
tăng 11,9%; sản lượng củi khai thác 21,5 triệu tấn, tăng 1,4%. Khai thác lâm
sản chín tháng đạt khá, đặc biệt là khai thác gỗ do các địa phương tập trung
khai thác trên diện tích rừng trồng sản xuất đến tuổi cho thu hoạch. Một số
tỉnh có sản lượng gỗ khai thác tăng cao là: Thừa Thiên - Huế 149,8 nghìn m3
,
tăng 259,9% so với cùng kỳ năm trước; Quảng Ninh 190 nghìn m3
, tăng
181,5%; Đồng Nai 88,3 nghìn m3
, tăng 51,8%; Quảng Ngãi 171 nghìn m3
,
tăng 10,3%; Tuyên Quang 162,2 nghìn m3
, tăng 8%. Thời tiết hạn hán kéo dài
không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ trồng và chăm sóc rừng mà còn là một trong
những nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy rừng ở nhiều địa phương, đặc