Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế hình học đường đô thị ppsx
PREMIUM
Số trang
47
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1379

Thiết kế hình học đường đô thị ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương IV: Thiết kế hình học đường đô thị (12 tiết)

A – Thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị (6 tiết).

B – Thiết kế mặt bằng (bình đồ) đường đô thị (3 tiết).

C – Thiết kế mặt cắt dọc đường đô thị (3 tiết).

D – Quy hoạch chiều đứng đường đô thị.

***************************

Chương IV: Thiết kế hình học đường đô thị

A - Thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị

§1: Các yếu tố chính của mặt cắt ngang đường đô thị

I. Khái niệm cơ bản

1. Định nghĩa:

Mặt cắt ngang đường đô thị là mặt cắt thẳng góc với tim đường. Mặt cắt

ngang được xây dựng trong phạm vi đường đỏ xây dựng (chỉ giới xây dựng).

Chiều rộng của đường đỏ xây dựng được xác định theo tính chất, công dụng của

đường và quy mô của đô thị. Khác với đường ngoài đô thị, tính chất của đường đô

thị thể hiện chủ yếu ở mặt cắt ngang. Thông qua mặt cắt ngang có thể thấy rõ được

một phần chức năng và tác dụng của tuyến đường. Do đó khi thiết kế mặt cắt

ngang đường đô thị phải giải quyết một cách tổng hợp các vấn đề về chính trị, kinh

tế, kỹ thuật và kiến trúc. Khi thiết kế đường đô thị, thông thường thiết kế mặt cắt

ngang trước, sau đó thiết kế mặt bằng và mặt cắt dọc của đường.

2. Các lưu ý khi thiết kế:

Về mặt cơ bản, thiết kế đường đô thị vẫn áp dụng các nguyên tắc tính toán

thiết kế như đối với đường ngoài đô thị. Tuy nhiên, do đặc thù của đường đô thị có

nhiều giao cắt nên đòi hỏi chặt chẽ về cao độ mặt đường. Ngoài ra trên đường đô

thị còn bố trí các hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, đường điện, thông tin,

…và đặc biệt là phối hợp với các công trình kiến trúc khác để tạo ra cảnh quan đô

thị cho nên nó cũng có những yêu cầu riêng cần lưu ý:

- Số lượng nút giao thông lớn  khống chế cao độ mặt đường; tăng sự

phức tạp cho bản thiết kế; đòi hỏi thêm các giải pháp nâng cao an toàn;

các yêu cầu thiết kế, kiến trúc riêng cho nút;

- Giao thông nội bộ chiếm tỷ lệ lớn trong lưu lượng giao thông  cần

nhiều đường rẽ;

- Việc sử dụng đất để xây dựng đường gặp nhiều khó khăn;

- Quy hoạch mạng lưới đường phải tuân theo quy định kiến trúc chung của

đô thị.

3. Nhiệm vụ chính:

Nhiệm vụ chính của công tác thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị là xác

định một cách hợp lý chiều rộng, vị trí và cao độ của các bộ phận của đường, đảm

bảo xe chạy an toàn, thông suốt và tiện lợi, đảm bảo thoát nước mặt, yêu cầu kiến

trúc, vệ sinh môi trường.

Khi thiết kế phải đồng thời xét việc bố trí các công trình nổi và ngầm dưới

mặt đất trong phạm vi mặt cắt ngang và các công trình xây dựng hai bên đường.

Để thiết kế tốt mặt cắt ngang cần xác định rõ một số vấn đề như sau:

- Tính chất và chức năng của tuyến đường.

- Thành phần và lưu lượng giao thông (xe và người) trên đường hiện tại và

trong tương lai.

- Các công trình ngầm cần được bố trí ở hiện tại và trong tương lai.

- Tính chất và chiều cao của các công trình sẽ được xây dựng hai bên

đường;

- Điều kiện tự nhiên tại khu vực đường đi qua (địa hình, địa chất, thổ

nhưỡng, thủy văn…).

II. Các yếu tố chính của mặt cắt ngang đường phố:

Các yếu tố của mặt cắt ngang đường phố thay đổi tùy theo quy mô, cấp hạng

của từng dự án, theo quy định tiêu chuẩn của từng quốc gia, nhưng về cơ bản gồm

3 bộ phận chính: phần xe chạy (bao gồm các làn xe cơ giới, làn xe thô sơ, hoặc bố

trí chung cả hai loại phương tiện trên một làn); hè phố (vỉa hè) và dải trồng cây

xanh. Ngoài ra, trên đường đô thị còn có thể gồm cả dải phân cách, phần xe chạy

cho tàu bánh sắt (cùng hoặc khác cao độ).

1. Phần xe chạy:

Là bộ phận chính đảm nhận nhiệm vụ lưu thông cho các loại xe trên đường.

Phần xe chạy bao gồm phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho

xe thô sơ. Các loại xe này có thể tổ chức cho chạy chung trên một dải đường hay

tách riêng trên các dải khác nhau tùy theo cách tổ chức giao thông cho từng tuyến.

Chiều rộng mặt đường phải đảm bảo xe chạy an toàn, thông suốt.

2. Dải phân cách:

a. Chức năng:

• Tách các luồng giao thông theo hướng ngược chiều (có thể là 1 hướng rộng,

1 hướng hẹp)

• Tách luồng giao thông chạy suốt có tốc độ cao với luồng giao thông địa

phương (đường gom, đường xe buýt...).

• Tách luồng giao thông cơ giới và xe thô sơ.

• Dải phân cách rộng là quỹ đất cho việc mở rộng đường trong tương lai.

• Ngoài ra, đối với các luồng xe ngược chiều, dải phân cách được bố trí đủ

rộng, được trồng cây còn có tác dụng ngăn luồng ánh sáng đèn pha ôtô đi

ngược chiều về ban đêm.

• Đối với dải phân cách lớn còn là nơi bố trí các công trình phục vụ giao thông

và mỹ quan như chiếu sáng, cây xanh, biển báo, đèn tín hiệu các công trình

ngầm: thoát nước, điện, thông tin, khí đốt...

b. Cấu tạo

• Dải phân cách tách phần xe chạy với các yếu tố khác của đường phải cao

hơn phần xe chạy 15 – 20 cm.

• Để phân tách giao thông theo các chiều khác nhau trên một dải xe chạy, dải

phân cách có thể cao hơn, hoặc ở cùng độ cao với phần xe chạy. Khi có độ

cao cùng với mặt phần xe chạy được kẻ thành 1 hoặc 2 đường song song với

tim phần xe chạy bằng màu trắng hoặc bằng đinh hay bằng vạch sơn màu

rộng từ 10 – 15 cm.

Vị trí, chức năng của dải phân cách Chiều rộng tối thiểu của dải phân cách

(m)

Cấp, loại đường phố

Đường

cao tốc

Cấp đô

thị

Cấp

khu vực

Cấp nội

bộ

Phân cách luồng giao thông chính khi:

Giao thông nội bộ 8(5) 6(2)

Giao thông xe điện 6(2) 3(2) 3(2)

Giao thông xe đạp 3 3 2

Giao thông đi bộ 3 3 3 2

Phân tách hè đường với đường xe

điện

3 2

Phân tách hè đường với xe đạp 2 2 2

Phân tách hè đường với hướng xe

ngược chiều trong luồng giao thông

chính

4 3

Theo quy định TCVN 4054-05, phải cắt dải phân cách giữa để làm chỗ quay

đầu xe. Chỗ quay đầu xe được bố trí như sau:

- Cách nhau không dưới 1,0 km (khi bề rộng dải phân cách nhỏ hơn 4,5 m)

và không quá 4 km (khi dải phân cách rộng hơn 4,5 m).

- Trước các công trình hầm và cầu lớn.

- Chiều dài chỗ cắt và mép cắt của dải phân cách phải đủ cho xe tải có 3 trục

quay đầu.

- Chỗ cắt gọt theo qũy đạo xe, tạo thuận lợi cho xe không va vào mép bó vỉa.

3. Hè phố (vỉa hè):

Hè phố là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè phố

chỉ được cấu tạo ở tuyến phố mà không có trên đường ô tô thông thường.

a. Chức năng:

• Là phần đường dành cho người đi bộ, trồng cây xanh, bố trí hệ thống chiếu

sáng, các công trình ngầm (cấp, thoát nước; điện; thông tin...). Một số nước

châu Âu, Nhật Bản còn bố đường xe đạp trên vỉa hè.

• Ở nước ta, vỉa hè đôi khi thường bị sử dụng sai mục đích như để xe máy,

hoạt động tiểu thương kiểu gia đình...

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!