Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Hệ Thống Tưới Cho Vườn Ươm Thuộc Viện Sinh Thái Rừng Và Môi Trường Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta vốn là một đất nước có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, nhiều
loại cây gỗ và lâm sản có giá trị cao. Nhưng mấy chục năm qua vốn rừng đã bị suy
giảm mạnh cả về diện tích và chất lượng. Trước tình hình đó đòi hỏi các cấp, các
ngành và đặc biệt là ngành lâm nghiệp phải cung cấp đầy đủ cây giống và tạo ra
được giống có chất lượng cao, tăng trưởng mạnh, chống chọi được với bệnh tật và
sản phẩm phải phù hợp với ngành công nghệ chế biến gỗ Việt Nam.
Sản xuất cây giống lâm nghiệp bao gồm nhiều khâu công việc (từ xử lý hạt
giống, tạo bầu dinh dưỡng, gieo ươm, chăm sóc…). Hiện nay, ta thấy các khâu
công việc trên vẫn còn sử dụng lao động thủ công nên chi phí lao động cao, năng
suất lao động thấp.
Đối với công việc chăm sóc cây giống tại vườn ươm, đặc biệt là khâu tưới
hiện nay việc áp dụng cơ giới hoá vẫn chưa được phổ biến. Trong khi đó diện tích
vườn ươm lớn, quá trình tưới lại diễn ra thường xuyên nên việc tưới tiêu để đảm
bảo yêu cầu cho cây giống sinh trưởng và phát triển tốt là rất khó khăn.
Để khắc phục khó khăn trên vấn đề đặt ra là phải cơ giới hoá, tiến tới tự động
hoá khâu tưới trong quy trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng
như chất lượng cây giống trong thời gian tới, cũng như cải thiện điệu kiện làm
việc của người công nhân, tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm.
Đối với vườn ươm thuộc Viện sinh thái và môi trường - Trường Đại học Lâm
Nghiệp thì hiện nay ngoài việc phục vụ chủ yếu cho sinh viên học tập, nghiên cứu
thì còn có nhiệm vụ ươm cây giống để phục vụ cho sản xuất.
Đứng trước yêu cầu cấp thiết đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế hệ
thống tƣới cho vƣờn ƣơm thuộc Viện sinh thái rừng và môi trƣờng - Trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp”
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quá trình sản xuất cây giống Lâm Nghiệp.
Hiện nay, sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng thường được tiến hành theo
các phương pháp sau:
+ Phương pháp sinh sản hữu tính:
Hình thức sinh sản hữu tính có cơ sở dựa trên phân bào giải nhiễm, hợp tử
hình thành do sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái của cơ thể bố và mẹ, cây phân
sinh được hình thành từ hạt như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ tạo cây con bằng phương pháp sinh sản hữu tính
Trong đó:
- Hạt giống thường được lựa chọn những hạt đủ tiêu chuẩn, không sâu bệnh .
Hạt giống Xử lý nảy mầm Cây mạ
Bầu dinh
dưỡng
Hỗn hợp ruột bầu
Nạp hỗn hợp
vào các túi bầu
Chăm sóc
Đảo bầu
Cây không
đủ tiêu
chuẩn
Cây đủ
tiêu
chuẩn
Trồng
rừng
3
- Khâu xử lý nảy mầm: Hiện nay phương thức để xử lý hạt nảy mầm như
dùng nhiệt độ cao làm cho hạt nứt nẻ hoặc mềm ra, nước và không khí dễ thấm
qua vỏ hạt, do đó quá trình sinh lý của hạt được xúc tiến nhiều hơn. Có nhiều hình
thức tạo nhiệt độ cao như nước nóng, đốt…
Xử lý hạt bằng nước nóng, tuỳ theo cấu tạo của vỏ hạt, thành phần chất trong
hạt mà ngâm vào nước có nhiệt độ và thời gian khác nhau. Thông thường một số
hạt ngâm trong nước nóng có tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh. Thí dụ như bạch đàn trắng Camal:
Xử lý với nước 2 sôi + 3 lạnh (50 - 60ºC) ngâm đến thời gian nhất định, sau đó
vớt hạt ra rửa sạch rồi ủ cho đến khi nứt nanh, mồng đem ngâm trong nước 80ºC.
Ngoài ra còn những phương pháp khác như:
Phương pháp cơ giới, phương pháp hoá học, được dùng đối với những loại
hạt vỏ dày khó thấm nước.
- Hạt sau khi xử lý nảy mầm có thể đem gieo vào trong bầu ươm, ví dụ như
các loại keo, tràm… hoặc có thể tạo thành cây mạ rồi cấy vào trong bầu ươm như
bạch đàn, lát, thông…
- Khâu tạo bầu: Hỗn hợp ruột bầu gồm có đất + supe lân + phân chuồng đã ủ
hoại và một số thành phần khác như đạm, phân vi sinh được đập nhỏ, sạch cỏ và
trộn đều. Kỹ thuật nhồi bầu phải đảm bảo đất và phân có độ ẩm, độ xốp thích hợp,
có thể dùng phương pháp nhồi đất bằng máy hoặc thủ công. Hiện nay phương
pháp nhồi đất bằng thủ công là chính. Sau đó xếp bầu thành luống bảo quản và
gieo hạt.
- Khâu chăm sóc: Sau khi gieo hạt hoặc cấy xong, tiến hành che phủ, tưới
nước, tưới phân, làm cỏ xới đất đồng thời phòng trừ sâu bệnh cho cây.
- Đảo bầu: Sau một thời gian ươm cây ta phải tiến hành đảo bầu (xếp bầu
sang luống khác) nhằm mục đích không cho rễ cây mọc xuyên xuống dưới đất và
sang bầu bên cạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mang cây đi trồng. Trong quá
4
trình đảo bầu, những cây không đủ tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được chăm sóc, còn
những cây đủ tiêu chuẩn được đem đi trồng.
+ Phương pháp sinh sản vô tính là sự nhân giống từ một bộ phận sinh dưỡng
của cây (củ, thân, lá, cành, mô phân sinh…) hoặc sự tiếp hợp các bộ phận sinh
dưỡng ghép) để tạo thành một cây mới.
Hiện nay nhân giống bằng hom là phổ biến nhất đối với Lâm nghiệp. Còn các
hình thức khác ở mức thử nghiệm, chưa ứng dụng vào sản xuất.
Trật tự các bước trong quá trình tạo cây con bằng hom như sau:
Hình 1.2. Sơ đồ quá trình tạo cây con theo phương pháp sinh sản vô tính
Trong đó:
Cây mẹ Cắt hom Xử lý thuốc Giâm hom
Hỗn hợp
ruột bầu
Nhồi đất Bầu dinh
dưỡng
Chăm sóc
Đảo bầu
Cây
không
đủ tiêu
chuẩn
Cây
đủ tiêu
chuẩn
Trồng
rừng
5
- Cây mẹ: Những cây mẹ có độ tuổi từ (1 - 2) tuổi (thông thường là 1 tuổi),
chọn những cành bám lẻ, mập, không cong queo, sâu bệnh, cành nhiều mắt để lấy
hom.
- Cắt hom: Không nên cắt hom vào thời kỳ cây đang sinh trưởng mạnh, nên cắt
hom vào lúc cây hoạt động sinh lý giảm xuống thấp nhất. Tuỳ theo loài cây mà
hom có thể cắt dài ngắn khác nhau, có thể từ 5 - 10cm hoặc 15 - 20cm. Tối thiểu
hom phải có 3 mầm. Khi cắt hom phải dùng dao thật sắc không làm dập hoặc sây
sát hom, sau khi cắt hom cần phải để vào nơi râm mát, ẩm thoáng rồi đem ươm.
- Khâu xử lý thuốc: Mục đích là kích thích cho hom nhanh ra rễ, có nhiều
phương pháp kích thích hom ra rễ như kích thích cơ giới, che ánh sáng, dùng các
chất điều tiết sinh trưởng thực vật… Nhưng hiện nay sử dụng phổ biến là phương
pháp sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng như IAA, NAA, IBA...
- Giâm hom: Sau khi ngâm trong dung dịch chất kích thích sinh trưởng đem
cắm hom vào đất hoặc có thể ủ hong mùn cưa ẩm cho tới khi ra rễ dài 0,5 - 1cm
mới đem cắm hom. Có thể cắm hom vào bầu dinh dưỡng hoặc cắm trực tiếp
xuống hố trồng…
- Các khâu còn lại chăm sóc, đảo, cây đủ tiêu chuẩn, cây không đủ tiêu chuẩn,
trồng rừng tương tự như mục (Quá trình tạo cây bằng phương pháp sinh sản hữu
tính).
Ở các nước đang phát triển công nghệ giâm hom được thực hiên trong các nhà
kính với các trang thiết bị hiện đại: Máy điều ẩm, điều nhiệt, điều tiết ánh sáng…
Ở Việt Nam những nghiên cứu tạo giống bằng hom được thực hiện bởi trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Cây hom sau khi ngâm trong dung dịch chất kích thích sinh trưởng được
giâm trong các lều giâm hom.
Kết cấu lều giâm hom gồm: Khung tre nứa phủ nilông trắng đục để che bớt
ánh sáng và giữ ẩm bên trong tạo ẩm bằng cách tưới sương mù.
6
1
2
3
1. Luèng ®Êt
2. Nilon
3. Khung che
Hình 1.3. Kết cấu lều giâm hom
Giá thể giâm hom gồm (cát hoặc hỗn hợp trầu tro, đất).
Từ những lều giâm hom đơn giản, được tạo ẩm bằng cách tưới nước phun
sương mù thủ công dẫn đến chất lượng và năng suất thấp.
Nghiên cứu thiết kế mối ghép nhiều nhà giâm hom trong một khối có mái
hoặc giàn che ánh sáng thành nhà giâm hom, đồng thời cải tiến và bổ sung mới
nhằm nâng cao chất lượng môi trường giâm hom, điều chỉnh được các thông số
nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng trong không gian vòm che nilông của lều giâm
hom và trong giá thể giâm .
Cụ thể là: Các nghiên cứu thiết kế nhà giâm hom của Viện khoa học Lâm
Nghiệp Việt Nam thuộc đề tài 661 “Xây dựng nhà giâm hom vừa và nhỏ có hiệu
quả cao”, các nhà giâm hom của dự án 661 được triển khai tại các trung tâm giống
cây rừng của các tỉnh.
Ở trong Nam điều kiện khí nóng ẩm thuận lợi cho cây hom ra rễ phát triển nên
nhà giâm hom có kết cấu đơn giản.
Ở các tỉnh phía Bắc khí hậu chịu ảnh hưởng của gió Lào (nóng, khô…) và gió
mùa đông bắc (rét lạnh, có sương muối, sương mù) không thuận lợi cho cây hom